phương pháp học tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà

Thảo luận trong 'NUÔI DẠY CON TỐT' bắt đầu bởi ngocthuy123, 14/1/17.

  1. ngocthuy123

    ngocthuy123 Đã đăng ký

    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Top 5 phương pháp học tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà
    Trẻ học tiếng Anh hiệu quả hơn nếu cha mẹ biết áp dụng những phương pháp đúng trong cách dạy. Đặc biệt trong lứa tuổi mầm non thì trẻ luôn luôn hứng thú với những điều mới mẻ xung quanh. Vì vậy cha mẹ có thể sử dụng điều này trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non ngay tại nhà. Tất cả mọi thứ cha mẹ làm với con trong ngày đều có thể thành phương pháp cải thiện việc học tiếng Anh cho trẻ mầm non.

    Đưới đây là top 5 phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà vô cùng hiệu quả.

    1. Sử dụng sách có hình ảnh
    Phương pháp này có thể mở ra một thế giới hoàn toàn mới đối với trẻ nhỏ khi học tiếng Anh. Lựa chọn những cuốn sách phù hợp cho con bạn có thể là điều khó khăn, nhưng điều quan trọng là mỗi cuốn sách chính là tương tác với trẻ. Những cuốn sách có hình ảnh cung cấp cho các bậc cha mẹ và trẻ một loại ngôn ngữ mới để nói và hiểu tiếng Anh. Nếu cha mẹ là người thiếu tự tin khi nói tiếng Anh thì phương pháp này chính là một chỗ dựa rất hữu ích.

    [​IMG]
    Truyện tranh có cả tiếng Anh và tiếng việt​

    2. Những bài hát tiếng Anh có nhịp điệu
    Một cách thú vị để dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non đó là sử dụng những bài hát tiếng Anh có nhịp điệu. Thông qua sự lặp đi lặp lại những vần điệu và bài hát giúp trẻ học một cách tự động.

    3.Đọc to
    Cha mẹ khuyến khích trẻ đọc to những cuốn sách có sử dụng hình ảnh. Hãy giới thiệu cho bé một số từ mới trước khi đọc cuốn sách. Phương pháp giúp trẻ tự tin hơn khi đọc tiếng Anh. Nếu trẻ có đọc sai hay phát âm không đúng cha mẹ cũng không nên quát mắng trẻ mà hãy khen trẻ. bạn có thể nói :”con đọc hay lắm nhưng nếu đọc như này sẽ hay hơn nữa…”.

    4. Góc tiếng Anh
    Cha mẹ có thể tạo cho trẻ một khu vực trong nhà tập trung tất cả mọi thứ liên quan đến học tiếng Anh: trò chơi, một thư viện mini sách sử dụng hình ảnh, văn hóa Anh như hình ảnh và cờ, sách tự làm….

    5.Sử dụng những dịp đặc biệt trong gia đình để sử dụng tiếng Anh
    Sinh nhật, noel là dịp tốt để cha mẹ có thể tổ chức những trò chơi sử dụng tiếng Anh. Phương pháp này không những giúp trẻ học tiếng Anh mà còn kết nối tình cảm gia đình trở nên thân thiết hơn. Cha mẹ có thể chơi trò đoán từ thông qua hình ảnh hay dùng ngôn ngữ cơ thể để đoán từ.

    Đó là top 5 phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Bạn có thể tìm thêm nhiều phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non khác tại đây
     
  2. knddnk

    knddnk Đã đăng ký

    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Lưu ý dạy tiếng anh cho trẻ em

    1. Cho bé làm quen với tiếng Anh từ sớm
    Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định: Cho bé tiếp xúc với ngoại ngữ ngay từ sớm (khoảng 18 tháng) giúp bé có thể ghi nhớ, học hỏi tốt nhất. Hơn nữa, học tiếng Anh cũng sẽ dần tạo lập sự tự tin, khả năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm… và gây hứng thú học tập cho các bé. Tuy vậy, cha mẹ không nên xem đây là một môn học màđ ặt ra những yêu cầu quá cao cho bé.
    2. Phải dạy bé chuẩn ngay từ đầu
    Dạy bé tiếng Anh ở thuở đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó là nền tảng sau này cho bé. Nếu cha mẹ dạy sai, bé cũng sẽ học sai, nói sai… rất khó sửa và cóảnh hưởng không tốt tới bé. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý cách dạy con học ngoại ngữ thật khoa học và chuẩn. Đừng nghĩ kiểu gì sau này bé cũng được học tiếng Anh nên giờ chỉ chỉ cần dạy bé nói tiếng Anh “bồi”, không chính xác một chút cũng chẳng sao. Nếu không tự tin vào khả năng phát âm của mình, cha mẹ nên mua những bộ đĩa học tiếng Anh cho bé tại nhà. Qua đó, bé sẽ học được cách phát âm chuẩn, tránh được lỗi phát âm “bừa” mà nhiều phụ huynh hay mắc.
    3. Hiểu bằng khái niệm
    Khi cho bé làm quen với tiếng Anh, cha mẹ nên tránh việc dịch nghĩa từ ra tiếng Việt, thay vào đó hãy giúp bé hiểu bằng khái niệm. Bạn có thể cầm quả táo hoặc chỉ vào bức tranh quả táo và nói với bé: “Apple” nhưng tuyệt đối không nên dịch từng từ kiểu: “Apple là quả táo, banana là quả chuối, orange là quả cam”. Cách dịch như vậy sẽ khiến bé học như một con vẹt chứ không thực sự hiểu bản chất và tư duy đúng cách.
    4. Học qua bài hát
    Hãy cho bé tiếp xúc với môi trường tiếng Anh qua các bài hát: Nghe đĩa nhạc tiếng Anh, vận động theo các bài hát. Khi bé vừa hát vừa vận động thì ngôn ngữ sẽ thấm vào bé một cách tự nhiên nhất. Bé sẽ học được các câu lệnh qua động tác, ví dụ: “Clap your hand” (vỗ tay), “turn around” (đi vòng tròn) hay “sit down” (ngồi xuống). Cha mẹ nên chúý chọn các bài hát có từ ngữđơn giản, tiết tấu vừa phải để bé có thể nghe rõ lời và hát theo được.
    5. Học qua tranh ảnh
    Học tiếng Anh bằng hình ảnh sẽ giúp giảm bớt những khó khăn trong việc ghi nhớ những cụm từ của bé. Đồng thời, trên cơ sở đó bé sẽ hiểu được một số câu hỏi đáp đơn giản vềđồ vật, một số màu cơ bản… giúp bé phát triển khả năng tư duy và nhận thức trong tiếng Anh. Điều này cũng sẽ tạo tiền đề một cách tự nhiên cho việc phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho việc học tốt tiếng Anh cho bé sau này.


    dạy tiếng anh trẻ em tại thanh xuân
     
  3. nhocah1

    nhocah1 Đã đăng ký

    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Giao tiếp tiếng Anh chỉ sau 3 tháng – Liệu có thể?

    Bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn một phương pháp học tiếng Anh khá mới mẻ ở Việt Nam mà mình tin rằng chưa một Trung tâm hay một trường học chính quy nào ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp này. Phương pháp này mình tìm hiểu được qua 5 tháng thực tập tại Đại Học Tokyo – Một trong những trường Đại học nổi tiếng nhất của Nhật Bản và bạn có tin không: 80% sinh viên ở đây nói khá thành thạo tiếng Anh.

    Sau khi dành thời gian tìm hiểu phương pháp học tiếng Anh này, mình mới nhận ra rằng những phương pháp học lỗi thời đang tồn tại ở Việt Nam thật quá “stupid” và nó không những không giúp người Việt nói tiếng Anh tốt hơn mà còn làm giảm khả năng ngoại ngữ của cả một thế hệ người Việt. Những hệ thống giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp… họ xây dựng một nền tảng phương pháp học ngoại ngữ rất khoa học và được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Phương pháp học ngoại ngữ của những nền giáo dục này đều có một điểm chung: Học ngoại ngữ giống như một đứa trẻ.

    Có thể bạn sẽ thấy phương pháp trên khá quen thuộc nhưng thực sự chúng ta chưa biết cách áp dụng một cách triệt để và khoa học. Một chút nữa, mình sẽ nói chi tiết cách học từng kỹ năng trong một thời gian ngắn. Khi đó các bạn có thể không còn ngạc nhiên khi biết rằng một sinh viên ĐH Tokyo hay ĐH Harvard có thể biết đến 3 ngoại ngữ khác nhau.

    Bây giờ mình sẽ nói phương pháp học từng kỹ năng, mình viết khá dài nên hi vọng các bạn dành thời gian đọc hết.

    1. Kỹ năng học từ vựng

    Mình đưa kỹ năng này lên đầu tiên vì từ vựng là xương sống trong toàn bộ một ngoại ngữ. Tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều sử dụng vốn kiến thức từ vựng. Nhưng không phải ai cũng biết cách học kỹ năng này. Bạn có thể thấy một người có vốn từ vựng chỉ khoảng 500 từ nhưng có thể đọc hiểu khá tốt các loại tài liệu khác nhau so với một người có vốn từ vựng là hơn 1500 từ. Vì sao lại vậy?

    Trước khi trả lời cho câu hỏi này thì các bạn đã từng nghe nói đến nguyên lý Pareto. Nguyên lý này rất đúng trong nhiều lĩnh vực, nôm na ta có thể hiểu qua một số ví dụ như sau: Nguyên lý này liên quan đến tỉ lệ 80/20. Ví dụ như: Trong kinh doanh thì 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng (đây là nhóm những khách hàng trung thành hoặc khách hàng lớn), 80% tài sản của một quốc gia nằm trong tay 20% dân số (đây là nhóm những người giàu nhất)…

    Thật bất ngờ, nguyên lý Pareto cũng đúng trong lĩnh vực từ vựng của một ngoại ngữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chỉ cần nắm được nhóm các từ vựng thông dụng ta có thể hiểu được nội dung của 80% các tình huống giao tiếp khác nhau. Và thật trùng hợp, nhóm các từ vựng thông dụng chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số các từ vựng. Vậy thế nào là một từ vựng thông dụng? Từ vựng thông dụng có nghĩa là từ đó được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp thường nhật. VD các từ như: khách sạn, nhà hàng, đi bộ, thực đơn… là những từ thông dụng, còn các dạng từ vựng chỉ sử dụng trong một số lĩnh vực nhất định gọi là từ vựng chuyên ngành, hay được hiểu là từ vựng không thông dụng. Ví dụ như: từ “bộ phát tín hiệu” trong lĩnh vực truyền thông hay “đại phẫu” trong lĩnh vực y khoa…

    Vậy tóm lại chúng ta chỉ nên học những từ vựng thông dụng, như vậy đủ để các bạn có thể hiểu được đa số các tài liệu không quá đặc thù. Khi nghiên cứu sâu vào một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể nào đó, bạn chỉ cần bổ sung thêm vốn từ vựng chuyên ngành là được.

    2. Kỹ năng nghe


    Kỹ năng nghe có liên quan mật thiết đến vốn từ vựng. Một người có càng nhiều vốn từ vựng thì khả năng nghe sẽ tốt hơn. Quay lại kỹ năng học từ vựng một chút, có thể các bạn sẽ hỏi làm sao để nhớ từ vựng được lâu vì nhiều khi học chỉ vài hôm là quên. Trả lời cho câu hỏi này nếu có thời gian thì mình sẽ nói cả một bài nghiên cứu khoa học về vấn đề ghi nhớ từ vựng trên não con người. Nhưng có thể tóm gọn lại thế này, não bộ con người muốn ghi nhớ một từ vựng thì người đó phải gặp từ vựng đó ít nhất là 5 lần trong các văn cảnh khác nhau. Vậy bạn đã hiểu tại sao đừng nên học từ vựng một cách riêng lẻ. Cách tốt nhất là hãy kết hợp học từ vựng với việc luyện kỹ năng nghe.

    Phương pháp nghe của sinh viên ĐH Tokyo rất đơn giản. Lên mạng tìm một video bản xứ ví dụ như một Video bản tin CNN có kèm file textscript. Đầu tiên hãy nghe vài lần và cố gắng vận dụng vốn từ sẵn có của mình để hiểu tối đa nội dung của video đó. Việc nghe qua bản tin có hình ảnh giúp cho mình đoán nghĩa và đoán nội dung liên quan tốt hơn. Sau đó hãy mở textscript, tra những từ thông dụng mà bạn không nghe được, nên nhớ chỉ tra những từ thông dụng thôi nhé. Sau đó hãy tắt textscript đi và bật video xem và nghe lại. Lúc đó bạn sẽ nghe được nhiều hơn nhờ những từ vựng mới học được. Hãy làm lại vài lần như vậy cho đến khi bạn có thể hiểu 80% nội dung mà không cần quá tập trung.

    Những từ vựng bạn mới học được bạn sẽ không nhớ được quá lâu. Đừng quá lo lắng, lần luyện nghe tiếp theo, hãy tìm một video khác (cùng một nguồn và có nôi dung liên quan. Ví dụ như một list các video về CNN Student News). Khi đó những từ vựng bạn mới học hôm trước sẽ được lặp lại ở các video tiếp theo. Vì đây là những từ thông dụng nên chúng có mặt ở rất nhiều video. Chỉ cần gặp đến lần thứ 3 ở 3 video khác nhau mình tin rằng bạn sẽ khó có thể quên được nghĩa từ đó. Một lưu ý khi học từ vựng qua kỹ năng nghe là các bạn không cần ghi lại từ vựng, chỉ cần nhìn để nhớ mặt chữ và nhớ cách đọc từ đó thôi, hãy vứt hết textbook và bút đi. Chỉ cần một cái laptop là quá đủ – không cần ghi chép – không cần cố gắng ghi nhớ – tự khắc từ vựng sẽ rơi vào đầu bạn

    Mình đã từng thực hiện phương pháp luyện nghe này với hơn 30 video trên chương trình CNN Student News và thấy được hiệu quả một cách vô cùng rõ rệt. Các video sau đó hầu như mình có thể hiểu được 70 đến 80% ngay từ lần nghe đầu tiên. Và đặc biệt là các series video này rất vui nhộn và luôn cập nhật các tin tức mới nhất trên thế giới nhé.

    3. Kỹ năng luyện viết

    Kỹ năng này thì thực sự các bạn chỉ cần chăm chỉ luyện viết thôi, nếu các bạn nào luyện viết dạng học thuật như thi IELTS thì cần luyện theo các form viết riêng, còn không thì không có gì khó khăn cho kỹ năng này. Vì vậy mình sẽ không trình bày nhiều về kỹ năng này.

    4. Kỹ năng luyện nói


    Oa! Chắc đây là kỹ năng khiến nhiều bạn kinh hồn bạt vía. Trước đây mình cũng vậy, nếu cho mình lựa chọn nói tiếng Anh trước đám đông hay nhịn ăn 1 tuần chắc mình sẽ lựa chọn phương án thứ 2.)) Nhưng hiện tại thì mình cảm thấy khá thoải mái khi nói tiếng Anh và đương nhiên là không còn sợ nói tiếng Anh nữa rồi. Đây được coi là kỹ năng khó nhất khi học tiếng Anh nói riếng và tất cả các ngoại ngữ nói chung. Khó vì đa số người Việt không có môi trường để tập luyện. Ngay cả đến những trung tâm đào tạo tiếng Anh khá chất lượng thì người học cũng chỉ có tối đa 20p để luyện nói. Vậy sinh viên những trường ĐH lớn trên thế giới họ luyện nói bằng cách nào trong khi họ cũng không có những môi trường chuyên nghiệp để giao tiếp tiếng Anh. Kỹ năng này nếu luyện một mình thì sẽ rất khó tiến bộ vì rất “boring” và không biết mình nói hoặc phát âm đúng hay sai. Để giải quyết vấn đề này, sinh viên các nền giáo dục phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp… sẽ sử dụng các phần mềm chuyên biệt cho việc luyện giao tiếp. Đây là những công cụ khá mới mẻ đối với người học ở Việt Nam. Ở Đại học Tokyo, sinh viên thường sử dụng phần mềm Rosetta Stone để luyện kỹ năng nói, ngoài ra họ còn sử dụng phần mềm này để luyện nghe, luyện phát âm hoặc luyện từ vựng rất hiệu quả vì phần mềm dạy học từ vựng bằng hình ảnh và chỉ dạy những từ thông dụng.

    Điểm đặc biệt của phần mềm là giúp người học có thể “giao tiếp” trực tiếp với phần mềm thông qua máy tính hoặc smartphone. Ở đây mình nói giao tiếp một cách đúng nghĩa, có nghĩa là phần mềm hỏi người học trả lời và phần mềm sẽ đánh giá câu trả lời của người học đúng hay sai về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Tại sao phần mềm có thể đánh giá được đúng hay sai, đó là nhờ công nghệ thu âm và phân tích giọng nói của phần mềm, nó giống như công nghệ trợ lý sảo Siri mà chúng ta dùng trên iPhone. Đây là công nghệ của Mỹ và mình tìm hiểu thì phần mềm này rất nổi tiếng trên thế giới và được áp dụng ở nhiều trường Đại học lớn.

    Nếu có thời gian, trong bài viết sắp tới mình sẽ nói thêm về cách đọc hiểu tài liệu tiếng Anh một cách nhanh nhất. Còn hiện tại mình khá là mỏi tay vì viết hơi dài rồi. Hi vọng với bài viết này, sẽ ít nhiều giúp ích được các bạn có một phương pháp học tiếng Anh mới nhanh hơn, hiệu quả hơn nhiều lần so với các phương pháp học truyền thống đã quá lỗi thời tại Việt Nam
    dạy tiếng anh trẻ em tại thanh xuân
     
  4. Cocobay

    Cocobay Đã đăng ký

    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    1
    Mầm non thì nên cho bé nhìn hình ảnh là dễ nhất đó để bé có thể hình dung dễ hơn và học theo một cách chính xác hơn đó ạ
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...