Hiểu rõ giấc ngủ của bé từ 7 đến 12 tháng tuổi

Thảo luận trong 'CHĂM SÓC CON' bắt đầu bởi trantiencong, 9/8/15.

  1. trantiencong

    trantiencong Sống để hưởng thụ Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    1,221
    Đã được thích:
    338
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Khi bé được một tuổi, bạn sẽ nhận ra một vài thay đổi trong thói quen ngủ của bé. Những bí quyết chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn xử lý sự thay đổi này một cách dễ dàng.

    [​IMG]
    Giờ ngủ
    Trong sáu tháng tiếp theo, nhu cầu ngủ của bé sẽ không thay đổi nhiều. Khi được từ sáu đến tám tháng, bé sẽ cần một giấc ngủ kéo dài 11 tiếng mỗi đêm và 3.5 giờ ngủ mỗi ngày, chia ra từ 2 đến 3 quãng ngủ nhỏ (buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều). Từ chín đến mười hai tháng, số giờ cần ngủ mỗi đêm của bé vẫn giữ ở mức 11 tiếng, nhưng bé chỉ cần ba tiêng ngủ ban ngày, với số lần ngủ giảm xuống còn hai (giờ ngủ ngắn vào buổi chiều sẽ được cắt giảm).

    Giờ ngủ thật vui (thật đấy)
    Với giờ ngủ đã đi vào quy củ, bạn có thể nhận ra rằng đưa bé đi ngủ mỗi tối có thể là một trải nghiệm gắn kết tuyệt vời. “Khi bé lớn dần, giờ ngủ có thể trở nên vui vẻ hơn khi bạn chia sẻ cho bé nghe những bài hát nhẹ nhàng, những trò chơi và tạo nên những thói quen gia đình” kim West, còn có biệt danh là “Quý bà của giấc ngủ” và là tác giả của cuốn The Sleep Lady's Good Night, Sleep Tight. Hãy nhớ tập trung vào những hoạt động làm bé cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng và sẵn sàng đi ngủ - tránh những hoạt động làm bé bị kích thích quá mức, như là nhạc to, đồ chơi hay vô tuyến.

    Đặt an toàn lên hàng đầu
    Khi bé nhà bạn bò hoặc đi loanh quang, bạn cũng cần phải đánh giá lại chất lượng chỗ ngủ của bé. Hãy nhìn khắp phòng xem có vật gì có thể gây nguy hiểm cho bé hay không. Một đứa bé có thể leo lên thành cũi và leo ra ngoài. Bên cạnh đó, những vật treo tường, tranh ảnh, rèm cửa và dây kéo cửa sổ có thể gây ra nguy hiểm cho bé nếu nằm trong tầm với của trẻ. Nếu như bạn không chắc chắn rằng đồ vật gì có thể gây nguy hiểm, hãy thuê chuyên gia để làm điều đó giúp bạn.

    Tạo nên một vài ranh giới
    “Rất quan trọng để bé có thể hiểu ra rằng cũi chỉ để nằm ngủ và bé sẽ sử dụng nó trong thời gian ngủ tối và ngủ ngày” bác sĩ Naday Traeger, giám đốc phụ trách dược phẩm nhi khoa tại Viện Nhi Maria Fareri ở Trung Tâm Y tế Westchester. “Không nên cho bé ăn hay ngồi chơi trong đó, và chỉ đọc một chút sách cho bé trên cũi hoặc giường, trước khi ngủ, khi bé lớn hơn.” Với tư tưởng đó, cố gắng tạo nên thói quen cho bé chỉ ngủ ở trên cũi – không phải ở trong xe đẩy, trên ghế của ô tô hoặc sân chơi. Tất nhiên là sẽ có những lúc bé lơ mơ chìm vào giấc ngủ khi đang ngồi trên ô tô hay đi dạo. Điều đó là hoàn toàn ổn, bác sĩ Traeger nói, miễn là chủ yếu bé vẫn ngủ ở trong cũi.

    Tỉnh dậy giữa đêm
    Khoảng 12 tháng hoặc hơn, bé sẽ bắt đầu có triệu chứng tỉnh dậy giữa đêm với tâm trạng hoảng loạn. Khi mắc phải triệu chứng này, bé sẽ bắt đầu la khóc om sòm trong một khoảng thời gian nhất định vào mỗi đêm. Thực ra là trong toàn bộ lúc đó bé vẫn còn đang ngủ, và không nhận thức được điều gì đã xảy ra. Trong trường hợp này thì bố mẹ có thể làm gì? Hãy đặt đồng hồ báo thức 30 phút trước giờ bé thường thức dậy la hét, và đi đến nhẹ nhàng đánh thức bé dậy. Bạn không cần phải đưa bé ra khỏi giường, chỉ cần đánh thức bé dậy để ngăn giai đoạn ngủ khiến bé tỉnh dậy la hét. Nếu bạn làm điều này từ hai đến ba đêm, triệu chứng tỉnh dậy giữa đêm sẽ biến mất hoàn toàn.


    Không chịu đi ngủ
    Khi bé tròn một tuổi, đừng cảm thấy ngạc nhiên khi bé bắt đầu chống đối bạn khi đi ngủ vào mỗi tối. Dù có gì thì bé vẫn muốn chơi đùa cùng với bố mẹ, hơn là nằm nhắm mắt ngủ. “Đó là khi bé bắt đầu đòi quyền độc lập, nhưng nhớ là đừng nhân nhượng với bé khi liên quan đến giờ ngủ nhé” Bác sĩ Traeger nói. “Nếu như phụ huynh thay đổi thoi quen ngủ của bé, nó sẽ gây nên sự thay đổi tiêu cực trong việc ngủ, cũng như sức khỏe của bé” Nhớ rằng, sự ổn định là mấu chốt.

    Tách biệt việc ăn và ngủ
    Theo West, nhiều vấn đề về giấc ngủ ở độ tuổi này có liên quan đến việc bé vừa ngủ vừa ăn. “Bạn không muốn bé thiếp đi khi đang bú mẹ hay bú bình – vì nó làm gây cản trở đến sự độc lập của giấc ngủ, và nó gây ảnh hưởng xấu đến hàm răng bé, phá hủy nó mỗi ngày” West nói. Bà gợi ý là hãy sắp xếp giờ ăn cố định để bé không ăn cả ngày, điều này cũng khuyến khích việc cho bé tỉnh dậy mỗi tối để ăn nhẹ.


    Vấn đề với các giấc ngủ ngắn
    Đây là những trường hợp khi mà bé gặp vấn đề với những giấc ngủ ngắn trong các kì nghỉ lễ, những chuyến du lịch hay khi bé bị ốm – điều này cũng tạo nên những ảnh hưởng xấu đến lịch trình của trẻ. “Qua nhiều tuần và tháng, con bạn bắt đầu hình thành “sự buồn ngủ tích lũy” cho tới khi vượt quá giới hạn của bé và khiến bé trở nên quá mệt” Bác sĩ Marc Weissbluth – bác sĩ nhi khoa và tá giả của cuốn Healthy Sleep Habits, Happy Child. Trong thường trường hợp này, rất khó để đưa bé vào những giấc ngủ ngắn bởi vì cơ thể bé đã được tăng cường để chống lại sự mệt mỏi.” Nếu như bạn gặp vấn đề với những giấc ngủ ngắn, hãy tạm thời thử nghiệm cho bé đi ngủ thật sớm để bé cảm thấy dễ chịu khi thức dậy.” “Thông thường, đi ngủ sớm sẽ giúp bé loại bỏ sự thiếu ngủ, vì thế bé cảm thấy thư giãn hơn và có thể có những giấc ngủ ngắn trong ngày.” Bác sĩ Weissbluth nói.

    Dậy sớm
    Nếu bé nhà bạn dậy trước 6 giờ sáng, chắc là bé rất mệt. “Những đứa trẻ mệt thường không ngủ ngon và sâu giấc như những đứa trẻ được thư giãn” West nói. Hãy suy nghĩ về lịch trình ngủ của bé và quyết định thay đổi nếu như bé:

    · Đi ngủ quá muộn

    · Không có đủ những giấc ngủ ngắn trong ngày

    · Quãng thời gian thức giữa giấc ngủ ngắn vào buổi chiều và giờ đi ngủ tối quá dài (cố gắng để quãng thời gian này không vượt quá bốn giờ)

    · Cho bé xuống giường khi mà “lơ mơ nhưng vẫn thức”. “Nếu như bé quá buồn ngủ, bé sẽv không biết bé chìm vào giấc ngủ như thế nào khi bé tỉnh” West nói.


    Mecuabe.com
    Theo Parents
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...