bí quyết dạy con ngoan bố mẹ nên đọc

Thảo luận trong 'NUÔI DẠY CON TỐT' bắt đầu bởi CuaNho198, 9/1/18.

  1. CuaNho198

    CuaNho198 Đã đăng ký

    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Phần đông các bố mẹ thời nay thường rơi vào trường hợp là thường xuyên so sánh con cái của mình với những đứa trẻ khác, họ thường đổ lỗi cho việc con cái mình không lễ phép, ngoan ngoãn như những đứa trẻ khác là “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Ỷ vào những lý do khách quan đó cho rằng mình có quyền mắng nhiếc, gắt gỏng với con, chuốc sự bực tức lên con và cho rằng đó là cách dạy con của riêng họ.

    Thế nhưng gắt gỏng, quát mắng hay trừng phạt lại chẳng khiến mỗi đứa trẻ trở thành một đứa trẻ ngoan đúng nghĩa?

    Vậy có cách nào khác mà không cần dùng roi vọt hay quát mắng vẫn có thể dạy dỗ con thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện hay không? Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ tới các bố các mẹ một số cách đơn giản

    1. Luôn điều chỉnh cảm xúc của bản thân mình, tuyệt đối không dạy con khi đang nóng giận
    Đối với việc dạy dỗ trẻ nhỏ thì kiên nhẫn và kiềm chế là điều kiện tiên quyết hàng đầu. Bạn sẽ không thể dạy gì được cho con khi bạn đang nóng giận, ngược lại con cũng sẽ không hề có tâm trạng muốn lắng nghe hay tiếp thu ý kiến của bạn khi con cảm thấy không thoải mái. Bởi vậy phải luôn biết điều chỉnh tâm trạng của mình, khi con phạm lỗi và bạn đang nóng giận, một là dừng lại chưa nói chuyện vội, để cả hai bình tĩnh suy nghĩ hoặc là cùng với con đi tới một nơi yên tĩnh nào khác để cả hai cùng tự điều chỉnh tâm trạng của chính mình.

    2. Học cách thấu hiểu con
    Đừng chỉ biết nói với con rằng con không được thế này, không được thế kia, đừng ép con vào những khuôn khổ gò bó áp đặt mà con không muốn. Hãy ở bên con, tìm hiểu con, nói chuyện với con, quan sát con để hiểu rằng vì sao con lại làm như vậy. Bởi vì chỉ hiểu được con thì bạn mới tìm ra được một cách giải quyết tốt nhất, phù hợp nhất với con để con tiến bộ.

    [​IMG]
    3. Tìm cách dẫn dắt con, hướng dẫn con
    Đừng chỉ chăm chăm vào việc giúp con làm mọi chuyện. Bởi vì bạn đã giúp con được một lần thì nhất định sẽ có lần thứ 2, thứ 3 tiếp theo. Từ đó đứa trẻ sẽ sinh ra ỷ lại có người lớn giải quyết giúp mà không tự giác làm công việc của riêng mình. Hãy cố gắng rèn cho con tính tự lập, tự mình giải quyết công việc của mình. Tùy vào độ tuổi của con mà bạn có thể giao cho con những công việc con có thể tự mình làm được. Bố mẹ chỉ nên đóng vai trò là những người dẫn dắt con, hướng dẫn con chứ tuyệt đối không nên làm thay con.

    4. Hãy là một tấm gương cho con
    Nói gì thì nói bố mẹ vẫn phải luôn là những tấm gương sáng để con noi theo. Bạn sẽ không thể nào nói được con là “Con hãy giữ đồ đạc thật ngăn nắp, không được vứt đồ chơi lộn xộn, bừa bãi” trong khi chính bản thân bạn lại vứt quần áo luộm thuôm, mỗi chỗ một nơi. Đứa trẻ có thể nghe theo lời bạn nói, nhưng bạn có biết không chúng cũng sẽ đồng thời quan sát hành vi của bạn. Thử nghĩ mà xem sẽ tệ như thế nào khi chúng nhìn và đánh giá bạn là người nói được mà không làm được?

    Vậy nên ngay từ lúc này hãy tự tập cho chính bản thân mình những thói quen tốt, hãy là một tấm gương tốt cho con nhìn vào đó mà noi theo.

    5. Khen thưởng đúng lúc, khuyến khích và động viên kịp thời
    Đôi khi những lời động viên, khen ngợi còn hữu ích hơn chúng ta cứ mắng mỏ con, ép con thế nọ thế kia. Hãy khen thưởng cho con khi con hoàn thành được nhiệm vụ. Không nhất thiết là cứ phải tặng những món quà thiên về vật chất mà có thể dành tặng cho con những lời khen ngợi. Ví dụ hôm nay con đã tự mình ăn hết được cơm trong bát mà không bỏ thừa như mọi lần, thay vì nói rằng “Con giỏi quá” hãy nói rằng “Con ăn cơm giỏi quá”. Khen cũng phải khen đúng cách, hãy để con hiểu rằng vì sao con lại được khen ngợi, chứ không phải khen một cách chung chung để rồi con lại sinh ra tự cao, tự ảo tưởng vào bản thân mình.

    [​IMG]

    6. Dạy con từ nhỏ

    Nghiên cứu cho thấy ba năm đầu đời chính là ba năm hình thành tính cách của trẻ, bởi vậy hãy dành thật nhiều thời gian ở bên con trong giai đoạn này. Nhiều người vẫn thường nói giai đoạn này con chưa hề có nhận thức, chỉ cần cung cấp đầy đủ vật chất cho con là đủ. Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm, chính những thói quen lặp đi lặp lại của trẻ sẽ làm hình thành tính cách.

    [​IMG]

    7. Linh hoạt giữa cứng rắn và mềm mỏng

    Trẻ nhỏ cũng như cái cây non, bạn cứng rắn quá thì chúng sẽ gẫy mà mềm mỏng quá thì chúng sẽ không thể nào vươn lên mạnh mẽ được. Bởi vậy cần phải linh hoạt trong việc giáo dục con. Biết được lúc nào cần phải giữ quy củ và nguyên tắc với con, lúc nào thì cần nhẹ nhàng, vỗ về động viên con.

    8. Dành cho con không gian riêng
    Hãy tôn trọng sở thích và tính cách của con, chính những điều này sẽ hình thành nên cá tính của con. Khiến con trở thành con duy nhất không lẫn với ai được. Đừng ép con phải trở thành một hình mẫu, hay một ai khác. Hãy để con trở thành một bản thân con tốt nhất có thể.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...