Xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm chức năng không đảm bảo an toàn

Thảo luận trong 'CHỦ ĐỀ NÓNG' bắt đầu bởi HuyenNguyen123, 17/5/18.

  1. HuyenNguyen123

    HuyenNguyen123 Đã đăng ký

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Khi kinh tế ngày một phát triển, con người đặt cao lợi ích kinh tế lên hàng đầu nên nhiều người bất chấp việc vi phạm pháp luật để chuộc lợi cá nhân. Trong đó, không thể không kể tới hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt là đối với các sản phẩm liên quan tới sức khỏe con người- thực phẩm chức năng. Vậy quy định của pháp luật về vấn đề xử lý đối với thực phẩm chức năng không an toàn như thế nào? Sau đây, Luật Á Châu xin chia sẻ tới bạn đọc quy định này như sau:
    [​IMG]

    1. Thực phẩm chức năng là gì?
    Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hay sản phẩm) có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Có hoặc không tác dụng dinh dưỡng, làm tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bệnh tật.
    >>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ hiện nay

    2. Trường hợp thu hồi
    Thực phẩm chức năng phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:

    – Quá thời hạn sử dụng;

    – Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế;

    – Thông tin sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với nội dung đã được xác nhận bởi cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy. Không phù hợp với nội dung Giấy xác nhận công bố phù hợp

    – Lưu thông trên thị trường mà chưa có chứng nhận hợp quy hoặc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

    – Khi cơ quan thẩm quyền các nước hoặc tổ chức quốc tế cảnh báo và được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế khẳng định về tính không an toàn của sản phẩm.

    3. Chủ thể thu hồi
    Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có trách nhiệm thu hồi và báo cáo với Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

    [​IMG]

    4. Xử lí
    Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không bảo đảm an toàn có trách nhiệm xử lý thực phẩm đó và chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý sản phẩm theo quy định của pháp luật.

    5.Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm vi phạm
    – Việc truy nguyên nguồn gốc được tiến hành tại nơi đóng gói cuối cùng của sản phẩm. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin. Các thông tin về nguồn gốc, chất lượng, an toàn nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản.

    – Việc truy nguyên nguồn gốc các nguyên liệu là nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm được điều tra tại cơ sở là xuất xứ của sản phẩm vi phạm. Thông qua các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để truy nguyên đến tận cùng cơ sở cung cấp nguyên liệu hoặc vùng sản xuất nguyên liệu.

    [​IMG]



    CÔNG TY TNHH LUẬT Á CHÂU
    Địa chỉ : Số 14, Ngõ 32, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
    Email : dkdn.luatachau@gmail.com
    Bài viết tham khảo:

    Quyền, nghĩa vụ doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài

    Chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp xã hội

    So sánh giải thể doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động chi nhánh

    Chữ ký số khi đăng ký doanh nghiệp qua mạng

    Liên hệ ngay tới LUẬT Á CHÂU để được tư vấn hoàn toàn miễn phí !
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...