Viêm tai giữa ở trẻ - Căn bệnh hết sức nguy hiểm

Thảo luận trong 'Sức khỏe của Bé' bắt đầu bởi Đặng Hồng Nhung, 8/1/20.

  1. Đặng Hồng Nhung

    Đặng Hồng Nhung Đã đăng ký

    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Bệnh viêm tai giữa ở trẻ (hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa) là chứng bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị bệnh mà không được chữa trị kịp thời thì sẽ để lại những biến chứng hết sức nguy hiểm. Vậy bệnh viêm tai giữa là gì? Triệu chứng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

    [​IMG]

    Viêm tai giữa là bệnh gì?

    Tai được chia làm ba phần bao gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong tai có một ống nối tai giữa với cổ họng, được gọi là vòi nhĩ hay ống eustachian. Vòi nhĩ đảm nhận ba chức năng quan trọng:

    - Thông hơi giúp giữ áp suất không khí ở tai giữa luôn cân bằng với áp suất không khí bên ngoài. Điều này lý giải vì sao khi bị viêm tai trẻ thường mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên…

    - Bảo vệ tai giữa khỏi áp lực âm thanh và ngăn chặn sự xâm nhập của dịch từ mũi, họng chảy vào tai giữa.

    - Giúp tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.

    Khi mủ hoặc chất lỏng tích tụ trong ống tai phía sau màng nhĩ sẽ gây đau đớn và dẫn đến nguy cơ bị điếc nhẹ, đòi hỏi cha mẹ phải chú ý thật kỹ đến trẻ. Nếu bé bị ho hoặc sổ mũi rồi đột nhiên bị sốt từ 3 – 5 ngày rất có thể bé đã bị bệnh viêm. Nếu bị nhiễm trùng bé có thể bứt rứt ở tai và hay ngoáy tai. Nếu đang chập chững tập đi, bé có thể mất thăng bằng và trở nên vụng về hơn bình thường. Khi bị bệnh bé có thể cảm thấy đau khi bú hay ăn dặm. Khi cho trẻ bú, bé thường quay mặt đi hay dứt miệng ra khỏi núm vú dù bú bình hay bú sữa mẹ.

    Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em?

    Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng đi qua ống vào tai giữa.

    Trẻ bị viêm đường hô hấp trên dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn, sưng viêm dẫn đến các chất dịch tiết ra bị mắc kẹt trong đó. Điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và virus sinh sôi. Khi nhiễm trùng xảy ra, vòi nhĩ bị sưng mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng lên, thậm chí bị rách do áp lực gia tăng. Tai giữa viêm có thể khiến bé bị sốt khi cơ thể cố gắng kháng lại vi khuẩn hay virus gây bệnh. Loại bệnh này gọi là viêm tai giữa cấp.

    Nhiễm trùng tai giữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa đông. Đa phần các bé trong độ tuổi từ 6 – 18 tháng tuổi đều mắc bệnh.

    Dấu hiệu và triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em là gì?

    Thực tế là rất khó nhận biết các triệu chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên do là các bé chưa thể mô tả được về tình trạng bệnh của mình. Trẻ bị bệnh thường có các biểu hiện sau:
    • Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C

    • Tỏ ra rất bứt rứt, khó chịu và thường khóc khi được đặt nằm xuống. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang bị đau do áp lực gia tăng ở tai khi bé nằm

    • Tìm cách kéo tai hay cọ tai vào người bạn

    • Khóc, trằn trọc, khó ngủ

    • Không phản ứng với âm thanh

    • Có dịch hoặc mủ chảy ra từ tai. Đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ của bé đã bị vỡ do áp lực quá mức

    • Các mảng dịch hoặc mủ đã khô đóng vảy xung quanh tai

    • Mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên
    Lời khuyên cho các bậc cha mẹ khi con bị mắc viêm tai giữa

    Hãy lựa chọn cho con mình 1 bác sĩ phù hợp và kiên trì điều trị hết phác đồ bác sĩ đưa ra.

    Chia sẻ với bác sĩ thật kỹ trước khi lựa chọn phương án điều trị cho con mình. Cân nhắc mặt lợi ích và tác hại của mỗi phương pháp điều trị.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...