Toàn Quốc Vì sao Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC chưa được Forbes xếp hạng là tỷ phú USD?

Thảo luận trong 'Việc làm' bắt đầu bởi caotrangvi, 20/6/17.

  1. caotrangvi

    caotrangvi Đã đăng ký

    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Các chuyên gia đã đưa ra nhiều lý do giải thích việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC chưa được Forbes xếp hạng là tỷ phú USD. ( Thi công nội thất văn phòng )

    Cách tính của Việt Nam khác thế giới


    Trên sàn chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC - đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 33.000 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD).

    Tuy nhiên, theo công bố của tạp chí Forbes, tại Việt Nam chỉ có ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) là người duy nhất lọt vào danh sách tỉ phú USD trên thế giới với tài sản tính đến hết 30/12/2016 đạt 2,2 tỉ USD.

    [​IMG]

    Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính và đầu tư thuộc Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ cách tính giữa Việt Nam và thế giới khác nhau.

    Theo vị chuyên gia, cách tính người giàu ở Việt Nam hiện nay đơn giản là lấy niêm yết nhân với số lượt cổ phiếu để ra giá trị tiền. Trong khi những tổ chức quốc tế như Forbes, việc đánh giá tài sản dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó tiêu chí cuối cùng là chuyển hết tài sản người sở hữu có được (trừ căn nhà ở) thành USD để đưa vào mức tỷ phú hay triệu phú. ( Quẳng ngay nỗi buồn vì đã có trà sửa cho tâm hồn bạn tươi vui đó! )

    Đặc biệt, các tổ chức quốc tế xem xét rất thận trọng tiểu sử của cổ phiếu đó, chẳng hạn như: cổ phiếu niêm yết bao nhiêu lâu, giá cổ phiếu đó có an toàn không?

    “Ai cũng biết 1 giá cổ phiếu khi giao dịch mà khối lượng lớn liên tục thì mới thành giá. Còn nếu có 5 triệu cổ phiếu mà chỉ giao dịch 3.000-5.000 cổ phiếu thì giá đó người ta chưa công nhận.

    Thứ hai là một cổ phiếu phải có lịch sử ít nhất là 2-3 năm niêm yết thì tài sản đó người ta mới công nhận. Đấy là tôi chỉ nói 2 tiêu chí đó, còn nhiều tiêu chí khác nữa”, TS Hiển khẳng định.

    Trong trường hợp của FLC, vị chuyên gia cho rằng, ông Trịnh Văn Quyết là chủ là của công ty Faros (mã cổ phiếu ROS). Tuy nhiên đây mới niêm yết dạng kinh doanh nội bộ, theo kiểu công ty mẹ cung cấp cho công ty con. ( May đồng phục giá rẻ tại tphcm )

    “Doanh thu trên chủ yếu từ FLC cung cấp chứ không phải doanh thu cạnh tranh. Cổ phiếu lại có lịch sử giao dịch vài tháng nên giá trị chưa được kiểm chứng. Cho nên không thể nào Forbes xếp hạng được”, TS Hiển nhấn mạnh.

    Nếu muốn được công nhận...

    Cùng đưa ra quan điểm, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC dù được xếp vào những người giàu nhất Việt Nam nhưng không có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes cũng không có gì quá ngạc nhiên.

    [​IMG]

    Theo PGS.TS Long, các tổ chức xếp hạng của Mỹ đánh giá dựa trên rất nhiều yếu tố, đặc biệt là căn cứ vào số liệu của cơ quan kiểm toán.

    “FLC tuyên bố như vậy nhưng chúng ta chưa kiểm chứng được thông tin. Tiền của họ thu rất nhiều nơi, giá trị tài sản lên đến 1,5 tỷ đồng nhưng các yếu tố khác thì chưa ai rõ.

    Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tư nhân hiện vốn sở hữu là 2 nhưng nợ lên đến 5. Nghe rất hoành tráng nhưng bản chất vấn đề lại hoàn toàn khác. Họ thường muốn đưa những số liệu cao để lấy lòng tin với khách hàng hoặc tìm cách PR cho công ty.

    Do đó, để được công nhận thì đương nhiên yếu tố quan trọng đầu tiên là FLC phải công khai, minh bạch tài sản sở hữu và nguồn tài chính”, ông Long nêu quan điểm.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...