Ung thư tuyến giáp có thể sinh con không

Thảo luận trong 'UNG THƯ' bắt đầu bởi huyentrangth, 16/3/18.

  1. huyentrangth

    huyentrangth Đã đăng ký

    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Ung thư tuyến giáp là gì?
    Ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Đa số ung thư tuyến giáp là carcinôm biệt hoá tốt, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị chính yếu là phẫu thuật. Đa số bệnh nhân Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm và tích cực.
    [​IMG]
    Phân loại ung thư tuyến giáp
    Ung thư tuyến giáp gồm 3 tuýp chính:

    Ung thư dạng nhú:

    Ung thư tuyến giáp dạng nhú phát triển từ các tế bào sản xuất các hoocmon tuyến giáp chứa iot. Các tế bào ung thư phát triển rất chậm và tạo thành nhiều cấu trúc nhỏ hẹp hình nấm trong khối u. Các khối u nhú chiếm khoảng 60% toàn bộ các dạng ung thư tuyến giáp.

    Khối u dạng tủy

    Ảnh hưởng của các tế bào tạo hooc mon không chứa iot. Các tế bào ung thư có xu thế lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

    Các khôi u không biệt hóa

    Loiaj này tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các loại khối u tuyến giáp. Các tế bào ung thư lan rất nhanh sang các bộ phận khác trong cơ thể. Các khối u không biệt hóa chiếm khoảng 18 % trong số tổng ung thư tuyến giáp.

    Xem thêm: Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?

    Bệnh ung thư tuyến giáp có sinh con được không
    Bệnh ung thư tuyến giáp nếu muốn có con vẫn được nhưng trước khi muốn sinh con người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Tốt nhất cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa sản hoặc nội tiết.

    Bệnh ung thư tuyến giáp mặc dù rất nguy hiểm, nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn và người bệnh có thể sống được suốt đời nếu điều trị đúng hướng và tích cực với các phương pháp tiên tiến. Một người đã phẫu thuật tuyến giáp đương nhiên phải được điều trị bằng hormone thay thế. Người suy giáp do bệnh lý khác cũng như do cắt bỏ tuyến giáp vì ung thư, sau khi điều trị hormone thay thế đầy đủ hoàn toàn có thể sinh hoạt, lao động, sinh những em em bé khỏe mạnh.

    Đối với bệnh ung thư, các chuyên gia đều khẳng định sống qua 5 năm được coi như khỏi bệnh và lúc này họ có thể sinh con. Trong giai đoạn điều trị hoá chất, có thể bị mất kinh nguyệt nhưng nếu không có biện pháp tránh thai thì vẫn có thể mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ.

    Các bác sĩ đều khuyên sau 5 năm khỏi ung thư, phụ nữ muốn mang thai vẫn được vì lúc đó sức khỏe người mẹ đã ổn định và đặc biệt thuốc điều trị ung thư hết tác dụng, không ảnh hưởng đến thai nhi nữa. Theo vị chuyên gia này mang thai sau khi điều trị ung thư vú được xem là an toàn cho cả người mẹ và đứa trẻ. Mang thai dường như không làm tăng nguy cơ ung thư tái phát hay dị tật ở thai nhi.

    Còn các bác sĩ chuyên khoa ung bướu thì cho rằng sau điều trị ung thư thành công, các bệnh nhân nữ nếu muốn sinh con vẫn có thể. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo trong khi đang điều trị thì khả năng mang thai vẫn có dù tác dụng phụ của hoá chất có thể làm tắc kinh nguyệt. Vì thế, bệnh nhân vẫn cần phải có các biện pháp tránh thai an toàn đảm bảo sức khoẻ cho mình khi điều trị.

    Riêng trường hợp của vợ bạn nếu như bạn mới mổ thì nên 3 tháng bạn nên kiểm tra xét nghiệm máu lại một lần, ổn định hơn thì 6 tháng đến 1 năm bạn đi xét nghiệm 1 lần, vì sinh con sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng và chất lượng tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra, còn tuyến giáp thì hay gặp ở nữ nhiều hơn và khi gặp bệnh lý tuyến giáp thì cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động nội tiết của cơ thể còn với nam thì ít ảnh hưởng hơn nhưng cũng không nên chủ quan.

    Xem thêm: Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không

    Phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát
    • Nên ưu tiên ăn các thực phẩm giàu goitrogenic để bổ sung calo (cải bắp, súp lơ, củ cải), các thực phẩm giàu vitamin C, E, các vi khoáng canxi, kẽm.
    • Ưu tiên bổ sung các vi khoáng như i-ốt, selen, kẽm, magiê và vitamin A, các thực phẩm giàu protein.
    • Cần hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm có chứa cyanates (bắp cải, su hào, củ cải), các thực phẩm chứa nhiều chất béo (mỡ lợn, dầu cá, bơ).
    • Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm.
    • Bổ sung trái cây và rau xanh trong các bữa ăn hằng ngày, hạn chế tiêu thụ chất béo, hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn và các loại thịt đỏ.Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần giúp phòng tránh nhiều bệnh ung thư.
    • Duy trì cân nặng phù hợp: béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và ung thư. Do vậy, cần phải duy trì cân nặng phù hợp.
    • Không hút thuốc lá và sử dụng các đồ uống có cồn.
    Xem thêm: Bệnh ung thư tuyến giáp nguyên nhân và cách phòng ngừa
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...