Ung thư gan có lây không?

Thảo luận trong 'GIA ĐÌNH SỐ' bắt đầu bởi peacelife, 26/6/19.

  1. peacelife

    peacelife Đã đăng ký

    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nam
    Ung thư gan là căn bệnh rất nguy hiểm, khó chữa và có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, không chỉ những người mắc căn bệnh này mà những người chưa mắc bệnh cũng rất lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, vì không hiểu đúng về bệnh nên nhiều người xung quanh, thậm chí là người thân vì sợ lây bệnh mà xa lánh. Vậy bệnh ung thư gan thực chất có lây hay không?

    Ung thư gan ở Việt Nam đa phần là rơi vào những người thường xuyên sử dụng những chất kích thích như rượu, bia. Bệnh ung thư gan xuất hiện chủ yếu ở nam giới. Những biểu hiện ban đầu của bệnh thường không rõ rệt và mờ nhạt. Bệnh nhân ung thư gan thường được phát hiện khi người bệnh đã ở giai đoạn cuối. Chính vì vậy mà việc tầm soát để phát hiện bệnh sớm, phát hiện khối u ở gan khi khối u còn nhỏ là rất quan trọng, nhất là những người mắc bệnh viêm gan mãn tính cần đi tầm soát.

    Các triệu chứng thường gặp nhất đó là: đau bụng vùng gan, khối u gan lớn, vàng da, sốt, triệu chứng đường tiêu hóa.

    Bệnh nhân ung thư nói chung, và bệnh nhân ung thư gan nói riêng rất cần sự hỗ trợ và chăm sóc cũng như sự động viên, an ủi về mặt tinh thần từ những người thân. Họ sẽ cảm thấy rất tủi thân và cô đơn nếu như người nhà tỏ ra tách biệt, sợ nắm tay hay chạm vào họ.

    Bệnh ung thư gan không lây nhiễm từ người này sang người khác. Không có bằng chứng nào cho thấy việc tiếp xúc gần gũi, hay thậm chí là quan hệ tình dục, hôn, đụng chạm, ăn chung, hay hít thở không khí có thể lây truyền bệnh. Tế bào ung thư thường không thể tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh, bởi hệ thống miễn dịch của người khỏe mạnh sẽ phá hủy hoàn toàn chúng.

    Trong thực tế, Viêm gan B, viêm gan C là một trong những nguyên nhân gây làm tăng khả năng mắc ung thư gan. Những người mang viêm gan B, C có thể truyền nhiễm cho người khác, vì vậy các biện pháp phòng ngừa là cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có một số ít loại viêm gan B, C phát triển thành ung thư gan. Thông thường, những bệnh nhân này đã nhiễm từ nhiều năm, lúc mới sinh ra, hoặc từ lúc còn nhỏ. Ung thư gan không tự truyền nhiễm.

    Người ta ước tính rằng 80 phần trăm đến 90 phần trăm dân số (người lớn) đã được tiếp xúc với virus Epstein-Barr (EBV), có liên quan đến ung thư mũi họng ( NPC) và ung thư hạch. Khoảng 50% dân số thế giới đã được tiếp xúc với vi khuẩn, helicobactor pylori, liên quan đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên, rất ít người tiếp xúc với virus mà sau này phát triển các bệnh ung thư.

    Mặc dù vậy, rửa tay và các biện pháp vệ sinh khác là cần thiết khi chúng ta chăm sóc cho những người thân không may bị ung thư, để phòng các mầm bệnh.

    Để phòng ngừa bệnh ung thư gan, chúng ta cần làm tốt công tác phòng ngừa các bệnh viêm gan siêu vi, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, không rượu bia… tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe. Lối sống của chúng ta càng lành mạnh và khoa học bao nhiêu thì nguy cơ chúng ta mắc phải các bệnh hiểm nghèo càng ít bấy nhiêu.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...