Triệu chứng của bệnh gút

Thảo luận trong 'KINH NGHIỆM - KIẾN THỨC' bắt đầu bởi phuongnguyen102099, 22/4/18.

  1. phuongnguyen102099

    phuongnguyen102099 Đã đăng ký

    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Bệnh gút đang dần trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người Việt Nam. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng bệnh gút là cơ sở quan trọng giúp bạn có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm tới chất lượng cuộc sống.

    Gút là căn bệnh rối loạn chuyển hóa các chất, có liên quan đến tình trạng giảm khả năng đào thải axit uric hoặc sự sản sinh axit uric tăng cao bất thường trong cơ thể. Đây là căn bệnh có diễn tiến khá âm thầm và khởi phát đột ngột, kèm theo những cơn đau nhức tại các khớp như: ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, ngón tay, bàn tay…



    Nguyên nhân và cơ chế gây nên bệnh gút
    Nguyên nhân trực tiếp gây ra các cơn gút là sự gia tăng bất thường của nồng độ axit uric trong máu. Các phân tử axit uric trong máu bình thường sẽ vô hại và được đào thải qua hệ bài tiết. Nhưng khi ở nồng độ lớn (trên 420 μmol/L ở nam giới, trên 380 μmol/L ở nữ giới) chúng sẽ tích tụ, kết tủa các tinh thể muối urat ngay tại các vị trí khớp, sụn, xương gây ra viêm, tấy, sưng khớp.

    Axit uric được sinh ra từ sự phân hủy của purin có mặt trong tất cả các mô, tế bào của cơ thể.

    Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nồng độ axit uric trong máu: gút nguyên phát và thứ phát.

    - Gút nguyên phát: Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp, gắn liền với yếu tố gen di truyền, cơ địa. Bệnh nhân trong trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường nên nồng độ acid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo. Hoặc do bẩm sinh, người bệnh (dưới 1%) có các bất thường về enzym: thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferas, hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosylpyrophosphate. Bởi vậy, lượng axit uric không ổn định sẵn. Những trường hợp này thường khi phát hiện bệnh đã rất nặng và khó chữa trị.

    - Nguyên nhân thứ phát: Là yếu tố bên ngoài, do người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin, làm tăng lượng axit uric trong máu. Các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin như: thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, hải sản… Đây là nguyên nhân chính khởi phát các cơn đau gút trong xã hội ngày nay.




    Triệu chứng của bệnh gút :
    - Khi những tinh thể axit uric tích tụ tại một khớp sẽ gây ra những đợt viêm khớp cấp với biểu hiện nóng, sưng và đau ở một số khớp, đặc biệt là ngón chân cái.

    [​IMG]

    (những tinh thể axit uric tích tụ tại một khớp sẽ gây ra những đợt viêm khớp cấp với biểu hiện nóng, sưng và đau ở một số khớp)


    - Đau nhiều đến mức không chịu nổi vào ban đêm, kéo dài đến mấy tiếng.

    - Sau cơn đau này, các mô khớp bình thường trở lại và ủ đến khoảng 2 năm sau mới tái phát cơn đau tiếp theo.

    - Sau khi cơn đau giảm đi, lớp da quanh khớp bị đau và có thể tróc ra hay ngứa. Hầu hết, vùng da quanh các khớp này thường bị tím đỏ như nhiễm trùng.

    - Khi ở giai đoạn muộn, những hạt tophi nổi trên các khớp hoặc xung quanh khớp hay ở vành tai.

    - Cơn đau khớp xảy ra thường xuyên, kéo dài ở nhiều khớp. Cơn đau có thể kéo dài dai dẳng trong vài tuần đến vài tháng.

    - Sưng túi dịch đệm ở khủy tay, đầu gối.

    - Triệu chứng toàn thân: người bệnh sốt nhẹ, lạnh run, khát nước, mắt có tia đỏ, tiểu ít, táo bón, tâm trạng lo lắng, mệt mỏi…

    - Bệnh để lâu ngày có thể gây biến dạng khớp, cứng khớp, co cứng khó cử động hoặc teo cơ...

    - Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: sỏi thận, suy thận, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...