Trị mụn- trị sao cho triệt để ( phần 3)

Thảo luận trong 'MỸ PHẨM, THỜI TRANG, LÀM ĐẸP' bắt đầu bởi Shift, 6/7/15.

  1. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Người ta vẫn nói ăn uống không đúng cách sẽ làm cho da dẻ xấu đi và bị nổi mụn. Vậy ăn gì là đúng cách, ăn gì sẽ khiến da nổi mụn. Chúng ta cùng theo dõi trong bài này nhé.


    Chế độ ăn và mụn
    [​IMG]


    • Sản phẩm từ sữa
    • Đường huyết/lượng đường
    • Calo hấp thu
    • Chocolate
    • Thực phẩm giàu chất béo
    • Omega-3
    • Kẽm
    • Iot
    • Chất chống oxy hóa
    • Thiên vị trong nghiên cứu


    Khoa học vẫn chưa tìm ra được liệu chế độ ăn và mụn có liên quan tới nhau hay không, nhưng những bằng chứng chứng minh mối liên hệ này đã bắt đầu xuất hiện. Dựa vào kết quả nghiên cứu lâm sàng, việc thực hiện một chế độ ăn ít đường, giàu các loại rau quả nhiều màu sắc và axit béo omega-3, cùng với việc bổ sung khoảng 30mg kẽm gluconate mỗi ngày có thể coi là một biện pháp thận trọng. Tuy nhiên, do chế độ ăn và lối sống hiện đại của chúng ta, việc đạt được hiệu quả trong điều trị mụn thông qua thay đổi về chế độ ăn vẫn là một mục tiêu khó đạt được.



    Dù bạn lựa chọn chế độ ăn ngừa mụn nào đi chăng nữa, trong thời gian đầu khi bạn mới giảm cân, mụn có thể thuyên giảm bớt trong thời gian ngắn, nhưng các triệu chứng mụn vẫn có xu hướng quay trở lại khi cân nặng của bạn bắt đầu đi vào ổn định. Nếu mục tiêu của bạn là có được làn da sạch mụn, tốt hơn hết bạn nên dành thời gian chăm sóc da tốt hơn thay vì theo đuổi những chế độ ăn chỉ có hiệu quả trên lý thuyết mà chưa được kiểm chứng trên thực tế.
     
  2. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chúng ta vẫn hay nghe mọi người nói rằng nếu bị mụn, thì hãy hạn chế các thực phẩm từ sữa. Thực hư chuyện đó đúng hay sai?

    Các sản phẩm từ sữa
    [​IMG]


    Vì thiếu vắng những bằng chứng thực tiễn về mối quan hệ giữa các sản phẩm từ sữa và tình trạng mụn, cùng với đó là những hạn chế lớn về thiết kế trong các nghiên cứu được triển khai cho tới nay, trong một bài đánh giá các bằng chứng sẵn có, các nhà khoa học đã viết trên Tạp chí Da liễu học rằng, “Kết luận của chúng thôi, dựa trên những bằng chứng sẵn có, là mối liên hệ giữa lượng sản phẩm từ sữa được tiêu thụ và sự phát triển của mụn là hạn chế.”

    Theo lẽ thường, lượng hormone có trong sữa sẽ khiến cho các sản phẩm từ sữa ảnh hưởng nhiều tới mụn, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận nào, đồng thời những bằng chứng về mối liên hệ giữa các sản phẩm từ sữa và mụn cũng rất hiếm hoi.



    Hormone

    IGF-1: Sữa có chứa yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1). IGF-1 là một loại hormone giúp cơ thể hình thành các tế bào cần thiết. Lượng IGF-1 tăng có thể thúc đẩy quá trình sản xuất dầu trên da. Vì đây là một yếu tố góp phần gây ra mụn, nên một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng sữa và thành phần IGF-1 trong sữa có thể gia tăng lượng dầu tiết ra trên da, dẫn tới mụn.



    Ngoài ra, IGF-1 cũng kích thích cơ thể sản xuất ra các tế bào. Quá trình sinh mụn được cho là bắt đầu từ việc sản xuất thừa tế bào da bên trong lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông bị bịt kín lại. Do đó, một số nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết rằng sữa có thể dẫn tới sản xuất thừa tế bào da bên trong nang lông, khiến nang lông bị bít kín, bắt đầu quá trình sinh mụn.



    Androgen: Sữa còn có chứa tiền chất hormone nam (androgen). Những tiền chất này cần có enzyme trong cơ thể để chuyển thành hormone, và những enzyme này có mặt ngay trong lỗ chân lông trên da. Giống như IGF-1, hormone nam được cho là có tác động tăng lượng dầu tiết ra trên da và tăng cường quá trình hình thành tế bào da.



    Các nghiên cứu

    Nhiều nghiên cứu, trong đó các nhà khoa học tiến hành điều tra trên quy mô dân số lớn, đã chỉ ra một mối liên hệ tiềm tàng giữa các sản phẩm từ sữa với tình trạng mụn. Khi nói tới sữa, theo điều tra, sữa ít béo và sữa nguyên chất không có liên quan gì tới mụn, nhưng sữa tách kem thì có – phát hiện này có thể được lý giải là do quá trình tách kem của sữa và những khác biệt trong thành phần hormone có trong sữa tách kem. Hai nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa sữa và kem, nhưng sữa chua và pho mát lại không có liên quan. Tuy nhiên, những nghiên cứu này lại gặp phải nhiều hạn chế đáng kể về thiết kế. (Xem phía dưới)



    Iot

    Với liều lượng lớn, iot có thể gây ra phát ban dạng mụn. Dù chưa được chứng minh, song nhiều nhà khoa học đã đặt vấn đề rằng hàm lượng iot có trong sữa từ quá trình khử trùng vú bò bằng dung dịch iot trước khi vắt sữa cũng có thể góp phần gây nên tình trạng mụn.



    Hạn chế trong thiết kế nghiên cứu về mối quan hệ giữa sản phẩm từ sữa và mụn

    Năm và loại hình nghiên cứu

    Số lượng đối tượng

    Hạn chế

    1949 – trường hợp hàng loạt

    1925

    Thời gian ngắn, không có dữ liệu

    1971 – trường hợp hàng loạt

    27

    Mẫu nhỏ, không đa dạng, không phân tích số liệu, không đếm vùng mụn, không mẫu kiểm soát, không ngẫu nhiên

    2005 –nghiên cứu dữ liệu

    47.355

    Thông tin chủ quan về chế độ ăn trong quá khứ, định nghĩa thiếu chặt chẽ về “mụn”

    2006 – nghiên cứu quan sát

    6094

    Báo cáo cá nhân không được kiểm chứng về tình trạng “mụn”

    2008 – nghiên cứu quan sát

    4273

    Báo cáo cá nhân không được kiểm chứng về tình trạng “mụn”

    2012 – nghiên cứu trường hợp

    88

    Báo cáo cá nhân không được kiểm chứng về tiêu thụ sản phẩm từ sữa chỉ trong vòng 3 ngày

    2012 – nghiên cứu đối chiếu

    80

    Báo cáo cá nhân không được kiểm chứng về tiêu thụ thực phẩm dưới dạng điều tra
     
  3. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chế độ ăn nhiều calo có là nguyên nhân gây mụn không?

    Calo tiêu thụ

    Nếu giảm lượng calo tiêu thụ có thể giúp giảm các triệu chứng mụn, đây có thể là lý do vì sao những “chế độ ăn chống mụn” có thể có tác dụng. Khi loại bỏ một số loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn của chúng ta và không thay thế chúng bằng những loại khác, chúng ta tiêu thụ ít calo hơn, từ đó giảm trọng lượng cơ thể. Các nhà khoa học cần phải loại trừ được yếu tố này. Nếu không, chúng ta không thể đưa ra kết luận về hiệu quả của bất kỳ chế độ ăn chống mụn nào dựa trên loại thức ăn tiêu thụ thay vì lượng thức ăn tiêu thụ. Một bài đăng trên Tạp chí Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn đã trình bày rất rõ: “Các chuyên gia da liễu và chuyên gia dinh dưỡng không nên thấy nản lòng trước sự chênh lệch trong các nghiên cứu, mà trái lại nên coi đây là một thử thách, để cùng làm việc với nhau, thiết kế và thực hiện công tác nghiên cứu có chất lượng cao hơn.”



    Tăng calo tiêu thụ liệu có gây mụn?

    Lập luận ủng hộ: Tiêu thụ nhiều calo khiến lượng hormone nam (androgen) tăng theo. Androgen tăng có thể đẩy mạnh sản sinh tế bào da và tăng lượng bã nhờn tiết ra. Tế bào da sản sinh quá nhiều có thể làm tắc lỗ chân lông, khiến mụn hình thành; còn tăng lượng dầu trên da có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn.



    Các bác sỹ đã lưu ý rằng tại những vùng khó khăn trên thế giới, lượng calo tiêu thụ ở mức rất thấp dẫn tới việc sản xuất dầu trên da bị sụt giảm nghiêm trọng, khiến các triệu chứng mụn biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, ngay cả khi giảm calo ở mức trung bình, cơ thể vẫn trở nên nhạy cảm với insulin. Điều này khiến hormone lưu chuyển nhanh, và theo lý thuyết sẽ giúp cho lỗ chân lông không bị tắc và da sản xuất ít dầu hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian tiêu thụ ít calo, cơ thể tiếp tục cân bằng lại và theo lý thuyết có thể khiến các triệu chứng mụn quay trở lại.



    Khối lượng cơ thể (chỉ số BMI) tăng được chứng minh là có liên quan tới mụn trong một nghiên cứu trên nam giới trẻ tuổi. Một nghiên cứu khác không phát hiện mối liên hệ ở nam giới trẻ tuổi, nhưng lại phát hiện được mối liên hệ ở nữ giới trẻ tuổi.



    Béo phì có liên quan tới các loại bệnh da liễu khác, trong đó có bệnh vẩy nến.



    Lập luận phản bác: 3 nghiên cứu khác cho thấy béo phì và chỉ số trọng lượng cơ thể dường như không có liên quan gì tới mụn.

     
  4. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Socola- món ăn yêu thích của phái nữ. Liệu nó có phải là nguyên nhân gây thêm mụn trứng cá không?


    Vẫn còn quá sớm để kết luận về mối liên hệ giữa chocolate và mụn. Mặc dù mối liên hệ này có thể tồn tại hoặc không, song việc cô lập một loại thức ăn như một thủ phạm gây mụn là rất khó theo dõi. Bản thân stress sinh ra khi chúng ta cố tình tránh ăn chocolate và những loại thực phẩm được cho là “không tốt” khác đã có thể gây nên mụn do stress.



    Lịch sử của cuộc tranh luận

    Trong suốt nhiều thập kỷ đầu thế kỷ 20, các bác sỹ và tài liệu y học đều cảnh báo những người có nguy cơ bị mụn nên tránh không ăn chocolate. Lời khuyên này đã được thử nghiệm thông qua 2 nghiên cứu vào năm 1969 và 1971. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy rằng không hề có mối liên hệ nào giữa tiêu thụ chocolate và mụn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều có phạm vi nhỏ, không được đối chứng, có thời gian ngắn, chủ quan, kết quả bổ sung không nhiều và tiến hành phân tích số liệu không phù hợp. Ngoài ra, hai nghiên cứu cũng không tính đến lượng đường hoặc sản phẩm từ sữa có trong chocolate được tiêu thụ. Bất chấp những hạn chế đáng kể của hai nghiên cứu này, cộng đồng da liễu học không những loại bỏ hoàn toàn mối liên hệ giữa chocolate và mụn, mà còn gửi đi thông điệp rằng chế độ ăn và mụn không có liên quan gì đến nhau. Việc phóng đại kết luận rút ra từ những bằng chứng thiếu thuyết phục này là một lỗi lớn và có tính lịch sử trong toàn bộ cộng đồng da liễu học. Giờ đây, các nhà khoa học hiện đại lại tiếp tục xem xét tới chế độ ăn, cùng với đó là chocolate, trong mối quan hệ với tình trạng mụn.



    Insulin

    Một nghiên cứu năm 2003 đã chỉ ra rằng lượng insulin ở thanh niên tăng lên sau những bữa ăn có chocolate, đặc biệt là chocolate trộn với sữa (sữa chocolate). Mặc dù vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận, song hiện tượng này có thể là kết quả của những hợp chất có trong chocolate khiến insulin tăng vọt và/hoặc sự kết hợp giữa các amino axit có trong chocolate với carbohydrategây tăng vọt insulin. Nếu thực sự lượng insulin tăng cao có thể dẫn tới các triệu chứng mụn thông qua việc thúc đẩy sản sinh tế bào da làm tắc nghẽn lỗ chân lông và/hoặc tăng lượng dầu trên da, tạo môi trường thuận lợi cho mụn phát triển, thì trên lý thuyết, chocolate cũng sẽ nằm trong nhóm nguyên nhân gây ra triệu chứng mụn.



    Tín hiệu protein, hoặc một lý do nào khác

    Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số bằng chứng gợi ý rằng chocolate có thể làm tăng lượng protein IL-10 được sản xuất trong cơ thể. Liệu đây có phải là một nguyên nhân gây mụn, hay là một yếu tố nào khác, chẳng hạn như những tác động độc đáo của chất béo bão hòa đơn có trong hạt cocoa?



    Những tác động tích cực của chocolate

    Mặt khác, chocolate cũng chứa các chất chống oxy hóa, trên lý thuyết có khả năng giúp cải thiện các triệu chứng mụn.



    Chocolate đen thậm chí còn có tác dụng giảm huyết áp. Liệu giảm huyết áp có thể thúc đẩy quá trình phân phối oxy và dưỡng chất tới hạ bì, từ đó ngăn chặn một phần nguy cơ mụn hay không?

     
  5. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Ăn ít đường có làm giảm tình trạng mụn không?

    Tại thời điểm này, chúng ta vẫn chưa biết liệu những chế độ ăn ít đường làm giảm tình trạng mụn là do lượng đường trong thực phẩm được tiêu thụ, hay chỉ đơn giản là do giảm cân sau khi thực hiện chế độ ăn mới. Chỉ số đường huyết thể hiện điều gì? Chỉ số đường huyết so sánh nhiều loại thực phẩm khác nhau và đánh số xếp hạng chúng dựa trên khả năng làm tăng đường huyết trong máu.



    Lượng đường có ý nghĩa gì? Lượng đường giúp bổ sung thông tin cho chỉ số đường huyết, bằng việc xem xét lượng tiêu thụ của một loại thực phẩm nhất định nào đó, rồi tính toán tác động của lượng tiêu thụ này tới đường huyết.



    Hormone

    Ăn thức ăn chứa nhiều đường (chẳng hạn như đường, bánh mì trắng, khoai tây trắng, gạo trắng) vốn là những thực phẩm rất phổ biến trong chế độ ăn hiện đại, khiến lượng insulin trong cơ thể chúng ta luôn ở mức cao trong một thời gian dài. Lượng insulin tăng cao có thể dẫn tới những vấn đề về:



    IGF-1: Lượng insulin trong máu tăng cao thúc đẩy yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1), một loại hormone thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng điều này có thể dẫn tới việc tạo ra quá nhiều tế bào bên trong nang lông và/hoặc thúc đẩy quá trình sản xuất dầu trên da, dẫn tới việc nang lông bị bít kín, gây ra mụn. Các nhà khoa học cũng đặt vấn đề rằng lượng IGF-1 cao có thể khiến lượng bã nhờn trên da tiết ra nhiều hơn, tăng nguy cơ gây mụn.



    IGFBP-3: Lượng insulin tăng cao trong thời gian dài làm giảm yếu tố tăng trưởng giống insulin gắn với protein 3 (IGFBP-3) trong máu. IGFBP-3 điều hòa và kiểm soát IGF-1 bằng cách ngăn không cho IGF-1 gắn với thụ cảm tế bào của nó. Do vậy, lượng IGFBP-3 thấp có nghĩa là IGF-1 sẽ tăng cao. Như chúng ta đã thảo luận trên đây, các nhà khoa học gợi ý rằng lượng IGF-1 tăng có thể dẫn tới việc sản sinh quá nhiều tế bào bên trong nang lông. Khả năng giảm hiệu quả của chất retinoid tự nhiên có trong da của lượng IGFBP-3 thấp cũng có thể tác động tới tình trạng mụn. Những chất này hạn chế việc sản sinh quá nhiều tế bào da. Khi lượng IGFBP-3 thấp, những retinoid này không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình.



    Androgen: Insulin có vai trò như một hormone “chủ quản.” Insulin tăng cao làm tăng lượng androgen (hormone nam) trong cơ thể. Điều này đã được chứng minh là có tác động kích thích quá trình sản xuất bã nhờn, làm trầm trọng thêm triệu chứng mụn.



    Protein mTORC1 và Fox01: Liệu chế độ ăn giàu đường của chúng ta có thể đang hạn chế hoặc kích thích quá mức các protein trong tế bào, dẫn tới mất cân bằng hormone và tăng lượng dầu trên da gây ra mụn hay không? Các nhà khoa học vẫn còn đang thảo luận về vấn đề này.



    Các nghiên cứu

    Những nhà nghiên cứu Úc đã tiến hành 2 nghiên cứu nhỏ nhằm đo đạc lường và tình trạng mụn. Trong hai nghiên cứu này, sau 12 tuần, đối tượng áp dụng chế độ ăn ít đường xuất hiện ít mụn hơn so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, nghiên cứu này có nhiều hạn chế về thiết kế, trong đó hạn chế lớn nhất nằm ở việc các nhà nghiên cứu không thể tách riêng được tác động của việc giảm cân. Trong tất cả các nghiên cứu, nhóm ít đường đều có dấu hiệu giảm trọng lượng cơ thể. Hạn chế calo hấp thụ có thể làm giảm lượng dầu trên da – đây là một kết luận đã được chứng minh. Trong kết luận của mình, tác giả nghiên cứu lưu ý: “… vai trò của chế độ ăn trong việc hình thành bã nhờn vẫn chưa được làm rõ triệt để, và các nghiên cứu sâu rộng hơn cần được thực hiện để cô lập những yếu tố cơ giới tiềm tàng.” Một nghiên cứu mới đây trên 80 người trẻ (từ 13-25 tuổi) ở Chili cũng cho thấy rằng người bị mụn tiêu thụ nhiều nước trái cây có đường, nước giải khát, sữa, bánh mì và cơm gạo nhiều hơn những người không gặp vấn đề về mụn với chế độ ăn chủ yếu dựa vào trái cây và rau củ. Một nghiên cứu gần đây ở Malaysia cũng đã chỉ ra mối liên hệ tiềm tàng giữa chế độ ăn giàu đường và sự xuất hiện cũng như tính nghiêm trọng của tình trạng mụn.
     
  6. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chế độ ăn giàu chất béo- nên hay không nên?


    Chất béo rất cần thiết cho sức khỏe của con người nói chung. Tuy nhiên, liệu chất béo bão hòa, không bão hòa hoặc hydro hóa có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng mụn hay không thì vẫn còn là ẩn số.



    Bằng chứng

    Những bằng chứng hiện tại cho thấy rằng lượng chất béo chúng ta tiêu thụ thực chất được sử dụng để tạo nên dầu trên da (bã nhờn). Hơn thế nữa, ít nhất một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo sẽ dẫn tới nồng độ chất béo trong bã nhờn cao hơn. Tuy nhiên, đó là tất cả những bằng chứng về mối quan hệ này. Liệu bã nhờn giàu chất béo hơn có khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn hay giảm nhẹ đi hay không thì vẫn còn là vấn đề cần xem xét. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu về tính chất của bã nhờn, cụ thể là các thành phần bão hòa hoặc không bão hòa của nó, để xem liệu có thể tìm thấy manh mối nào dẫn tới sự phát triển của mụn hay không.

     
  7. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Các chất chống oxy hoá có liên quan gì đến tình trạng mụn không?


    Một chế độ ăn giàu các loại hoa quả và trái cây nhiều màu sắc có thể hỗ trợ cho sức khỏe của bạn. Tình trạng viêm nhiễm trong quá trình hình thành mụn cũng có thể được giảm thiểu nhờ chế độ ăn này.

    Mụn có thể được coi là một loại bệnh viêm nhiễm. Quá trình sưng viêm chính là tác nhân khiến những nang lông bị mụn bị sưng lên và tấy đỏ. Các chất chống oxy hóa trong cơ thể sẽ giúp hóa giải phản ứng sưng viêm này.



    Bằng chứng

    Trên da của những người gặp vấn đề về mụn thường có ít các chất oxy hóa như vitamin A, vitamin E và selen hơn. Rõ ràng, bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm nhẹ phản ứng sưng viêm. Tuy nhiên, tại thời điểm này, chúng ta không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận triệt để về hiệu quả của chất chống oxy hóa trong thực phẩm đối với việc cải thiện tình trạng mụn. Mặt khác, các chất chống oxy hóa ở dạng bôi ngoài da lại rất có triển vọng trong việc giảm thiểu số lượng vùng mụn. Ví dụ về những chất chống oxy hóa ngoài da bao gồm trà xanh, resveratrol và licochalcone.



    Đường ruột

    Bệnh mụn trứng cá đỏ hay còn gọi là Rosacea – một bệnh có nhiều triệu chứng giống với mụn thông thường – dường như có liên hệ với các vấn đề về đường ruột, trong đó có sự phát triển quá mức của vi khuẩn.



    Mụn trứng cá thông thường và mụn trứng cá đỏ không phải là cùng một bệnh, và những rối loạn ở đường ruột cũng không phổ biến trong số những bệnh nhân trứng cá thông thường. Tuy nhiên, đây có thể là một lĩnh vực nghiên cứu rất thú vị. Liệu chế độ ăn giàu chất xơ có giúp cải thiện tình trạng mụn hay không? Vậy còn các lợi khuẩn thì sao?



     
  8. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Iot làm gia tăng mụn?

    Chúng ta không có đủ bằng chứng để khẳng định hay phủ nhận vai trò của iot trong việc hình thành mụn trứng cá thông thường tại thời điểm này.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng iot cao có thể gây nên hiện tượng phát ban dạng mụn. Hiện tượng này khác với mụn thông thường, được thể hiện qua những đợt mụn phát triển nhanh chóng, lan rộng ra cơ thể, và những đợt chỉ xuất hiện mụn mủ. Chúng ta vẫn chưa rõ liệu lượng iot nhỏ hơn có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng mụn hay không. Theo một bài tổng kết những bằng chứng mới nhất có liên quan tới mối liên hệ giữa chế độ ăn và mụn, được đăng trên tờ Viện Da liễu Hoa Kỳ, “Iot thường được cho là nguyên nhân gây mụn thông thường, tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có tài liệu nào ủng hộ giả thuyết rằng iot là thủ phạm gây ra mụn không viêm.”



    Bằng chứng

    Có rất ít bằng chứng về mối liên hệ giữa mụn và iot. Việc tiêu thụ một lượng rất lớn tảo bẹ chứa iot và thuốc chứa iot có thể gây ra mụn. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu vào năm 1961, những người ăn nhiều hải sản và các loại cá – nhóm thực phẩm giàu iot – lại có tình trạng mụn ở mức nhẹ hơn. Những nghiên cứu khác về vấn đề này không đưa ra kết luận nào về mối quan hệ giữa cá/hải sản và mụn.
     
  9. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Kẽm sẽ làm giảm mụn rõ rệt?

    Trong số các loại chất bổ sung, kẽm là chất nổi trội nhất, khi số lượng bằng chứng chứng minh tác động của kẽm tới tình trạng mụn là nhiều nhất, mặc dù tác động này cũng chỉ ở mức trung bình. Thuốc uống bổ sung kẽm bán không theo đơn thường được sản xuất dưới dạng viên uống 30-50mg. Viện Y học Quốc gia đánh giá lượng kẽm cần thiết cho người trưởng thành là vào khoảng 40mg/ngày. Nhờ tính sinh khả dụng cao, kẽm gluconate có hiệu quả hơn so với kẽm sulfate. Vì thịt và gia cầm là hai loại thực phẩm cung cấp lượng kẽm đáng kể nhất trong chế độ ăn phương Tây, do đó những người ăn chay nên đặc biệt chú ý tới việc bổ sung đủ kẽm cho cơ thể. Một bài đánh giá nghiên cứu y khoa hệ thống trên Tạp chí Dược phẩm Da liễu đã kết luận: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng kẽm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm thiểu quá trình sản xuất bã nhờn.”

    6% lượng kẽm có trong cơ thể của chúng ta nằm ở da. Sau nhiều năm nghiên cứu cùng số lượng bằng chứng tương đối đáng kể, chúng ta có thể kết luận rằng việc bổ sung kẽm sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng mụn.



    Bằng chứng

    Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên những người gặp vấn đề về mụn được uống thuốc bổ sung kẽm. Kết quả nghiên cứu nhìn chung cho thấy số lượng vùng mụn có giảm so với nhóm uống giả dược, tuy chỉ ở mức độ trung bình. Liều thuốc bổ sung kẽm trong những nghiên cứu này thường khá cao, do đó cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xem xem liệu kết quả trên có thể được duy trì với một lượng kẽm ít hơn hay không. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng người gặp vấn đề về mụn có lượng kẽm trong máu thấp hơn bình thường, nên việc bổ sung kẽm sao cho đầy đủ là rất quan trọng.



    Kẽm hoạt động ra sao?

    Kẽm giúp duy trì trạng thái hoàn thiện của da, giúp giảm viêm, thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương, tiêu diệt và hạn chế các vi khuẩn gây mụn, và có thể giảm lượng dầu trên da do cơ thể tiết ra.



    Hấp thụ kẽm tự nhiên

    Hàu có chứa lượng kẽm cao gấp 10 lần so với bất kỳ loại thực phẩm nào. Ăn 2 oz (khoảng 4 con hàu) là bạn đã có thể có được 50mg kẽm một cách ngon miệng.
     
  10. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Lợi ích của omega-3 đối với làn da bị mụn?


    Do thiếu những bằng chứng cụ thể, hiện nay chúng ta chỉ có thể đưa ra những phỏng đoán về omega-3. Tuy vậy, chất béo omega-3 đã được chứng minh là có khả năng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Việc hấp thu một lượng vừa phải omega-3 là rất có lợi, dù cho omega-3 có hỗ trợ quá trình điều trị mụn hay không.



    Các axit béo omega-3 có mặt trong cá, dầu cá, thịt của các loài động vật ăn cỏ, các loại hạt như hạt lanh hay hạt chia, cây gai dầu, và nhiều loại thực phẩm khác. Trong xã hội hiện đại, chúng lại tiêu thụ nhiều chất béo omega-6 hơn – chất này có trong những thực phẩm như các loại ngũ cốc, dầu thực vật, các loại hạt và thịt gia cầm – so với omega-3.



    Sưng viêm

    Thực hiện chế độ ăn có tỷ lệ omega-3:eek:mega-6 cân bằng có thể giúp điều hòa tình trạng sưng viêm trong cơ thể. Chất béo omega-3 đã được chứng minh là có thể giảm thiểu quá trình sản xuất cytokine gây viêm, cũng như các phân tử leukotriene gây viêm. Vì mụn cũng có thể coi như một dạng bệnh viêm nhiễm, nên rõ ràng việc hạn chế viêm nhiễm sẽ mang lại những tác động tích cực.



    Hormone

    Omega-3 cũng giúp điều hòa IGF-1 (yếu tố tăng trưởng giống insulin). Theo lý thuyết, điều này sẽ giữ cho các tế bào da không bị sản xuất thừa, hạn chế sản sinh dầu trên da, từ đó phòng tránh được mụn.



    Các nghiên cứu

    Các nhà khoa học vẫn chưa tiến hành bất kỳ nghiên cứu nào với mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa lượng omega-3 tiêu thụ và tình trạng mụn.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...