Trị mụn- trị sao cho triệt để ( phần 2)

Thảo luận trong 'MỸ PHẨM, THỜI TRANG, LÀM ĐẸP' bắt đầu bởi Shift, 6/7/15.

  1. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Trong phần 1, tôi đã nói về khái niệm mụn trứng cá, cách phân biệt các loại mụn, những nguyên nhân và phương pháp cơ bản được sử dụng trong điều trị mụn, mụn ở nam giới. Tiếp theo trong phần 2, những khúc mắc liệu chế độ ăn có ảnh hưởng đến mụn không, và ảnh hưởng thế nào? Mụn ở nữ giới ra sao? Có nên trang điểm cho da bị mụn? Những vấn đề đó sẽ được tôi nhắc đến trong phần 2 này.
     
  2. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Mụn ở nữ giới
    5 điều về mụn ở nữ giới


    1. Nhìn chung, hormone ở nữ giới có xu hướng biến động hơn hormone ở nam giới. Điều này có thể giúp lý giải vì sao mụn ở nữ giới thường không liên tục và không đều so với mụn ở nam giới.
    2. Hơn một nửa số phụ nữ trưởng thành gặp phải vấn đề về mụn ở mức độ không thường xuyên trở lên.
    3. 60-70% phụ nữ gặp phải vấn đề về mụn trải qua tình trạng nổi mụn bất thường trước kỳ kinh.
    4. Mụn có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của phụ nữ trưởng thành: giai đoạn đầu, cuối tuổi 20 và 30, trong thời gian mang thai, thời kỳ mãn kinh.
    5. Mụn ở nữ giới trưởng thành có thể gây nhiều rắc rối, nhưng hoàn toàn có thể được điều trị hiệu quả.


    Trước kỳ kinh



    Một nghiên cứu đăng trên tờ Lưu trữ Da liễu học vào năm 2004 cho thấy 63% phụ nữ có mụn trải qua việc nổi mụn trước kỳ kinh, với tổng số vùng mụn tăng 25%. Kết luận này không mới đối với hàng triệu phụ nữ gặp phải tình trạng này mỗi tháng. Thông thường, tình trạng mụn bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn khoảng 7-10 ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu, và thường giảm dần khi bắt đầu có kinh. Lý do của hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ, song có thể khẳng định rằng nó có liên quan tới những thay đổi phức tạp về hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.



    Đối với mụn trước kỳ kinh, việc phòng ngừa là hết sức quan trọng. Bởi việc điều trị mụn do hormone gây ra là khá khó khăn, có thể không có cách giải quyết triệt để nào, nhưng Phác đồ của Acne.org hoạt động rất hiệu quả trong việc giảm nhẹ những đợt mụn hàng tháng, thậm chí có thể khiến chúng biến mất hoàn toàn. Thuốc tránh thai và thuốc chẹn thụ thể androgen cũng có thể giúp điều hòa hormone từ bên trong.



    Mãn kinh: Bất cứ khi nào có sự thay đổi về hormone, bạn đều có thể bị mụn. Mụn vẫn phát triển ở một số phụ nữ ngay cả trong thời kỳ mãn kinh. Tình trạng mụn thường thuyên giảm khi quá trình mãn kinh dần ổn định.



    Mang thai



    Thông thường, phụ nữ gặp vấn đề về mụn thường nhận thấy tình hình có dấu hiệu nghiêm trọng hơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngay cả những người trước đó sạch mụn cũng có thể thỉnh thoảng phát hiện mụn hình thành trong thời kỳ này, cả trên mặt lẫn trên cơ thể. Điều này xảy ra do những thay đổi về hormone. Bất cứ khi nào có sự biến động về hormone, mụn đều có thể xuất hiện hoặc phát triển mạnh hơn. Thông thường, sẽ có một giai đoạn nghỉ giữa 3 tháng sau và 3 tháng cuối của thai kỳ, khi đó mụn thường giảm đi đáng kể. Sau đó, khoảng 3 tháng sau khi sinh con, mụn có thể sẽ lại quay trở lại, bởi hormone của các bà mẹ bắt đầu trở về mức trước khi mang thai.



    Các cách điều trị: Trước hết, bạn hãy nói chuyện với bác sỹ của mình. Hầu hết các phương pháp trị mụn, cả kê đơn lẫn không kê đơn đều chưa được nghiên cứu trên các bà mẹ mang thai và cho con bú. Bác sỹ có thể đưa ra những lựa chọn được đánh giá là an toàn cho bạn trong thời kỳ mang thai.



    Accutane (isotretinoin) không phải là một lựa chọn an toàn trong thời kỳ này. Thành phần hoạt tính của Accutane – isotretinoin – có khả năng gây quái thai cao. Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai rất cần tránh sử dụng isotretinoin.



    Em bé của bạn: Đúng, ngay cả bé yêu của bạn cũng có thể có mụn. Tình trạng này được gọi là mụn sữa, và thường tự biến mất. Nếu bé trai hoặc bé gái của bạn xuất hiện các dấu hiệu mụn ngay từ khi còn bé, chúng có thể sẽ gặp phải vấn đề về mụn ở tuổi thiếu niên. Hãy nói chuyện cởi mở và thẳng thắn với con bạn nếu chúng gặp vấn đề về mụn ở tuổi dậy thì và giải thích về những lựa chọn điều trị.



    Lựa chọn điều trị

    Đối với nhiều phụ nữ, mụn có thể bị chặn đứng bằng những loại thuốc bôi ngoài da thích hợp. Việc điều trị mụn hiệu quả ở nữ giới và nam giới không có nhiều khác biệt đáng kể; việc sử dụng thuốc bôi thích hợp và đúng cách thường là lựa chọn tốt nhất.



    Điều trị hormone cũng là một lựa chọn. Các bác sỹ thường kê đơn thuốc uống tránh thai, hoặc thuốc chẹn thụ thể androgen (đáng chú ý nhất là spironolactone và cyproterone acetate). Cả thuốc uống tránh thai và thuốc chẹn thụ thể đều có tác động từ bên trong tới hormone nam – vốn là yếu tố then chốt trong sự phát triển mụn. Cả hai loại thuốc đều có nhiều tác dụng phụ khác nhau, và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Bạn nên trao đổi với một bác sỹ đáng tin cậy trước khi ra quyết định có nên áp dụng liệu pháp hormone hay không.



    Trong trường hợp những phụ nữ có tình trạng mụn rất nghiêm trọng, lan rộng và để lại sẹo sâu, Accutane (isotretinoin) có thể là biện pháp cuối cùng. Tuy nhiên, vì Accutane có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi ở phụ nữ mang thai, và vì những tác dụng phụ đáng kể của loại thuốc này, do đó bạn cần cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định. Trước khi uống Accutane, hãy nói chuyện với gia đình bạn, bác sỹ của bạn, và tìm hiểu thật kỹ lưỡng về loại thuốc này.



    Điều trị hormone (thuốc uống tránh thai)


    Thuốc uống tránh thai (TTT) có thể giúp điều trị mụn như thế nào? Trong hầu hết các trường hợp, TTT giúp giảm lượng androgen (hormone sinh dục nam), loại hợp chất có liên quan tới việc hình thành mụn. Nữ giới gặp vấn đề về mụn thường có lượng androgen cao hơn. Cụ thể:



    1. TTT giảm lượng testosterone tự do trong cơ thể phụ nữ bằng cách tác động tới buồng trứng và tuyến thượng thận, khiến các cơ quan này tiết ra ít testosterone tự do hơn.

    2. TTT tăng lượng SHBG (globulin liên kết hormone giới tính), chất cản trở quá trình testosterone tự do biến đổi thành dihydrotestosterone (DHT). Nói ngắn gọn hơn, lượng DHT trong cơ thể sẽ giảm xuống.

    3. Thành phần progestin có trong TTT làm giảm lượng androgen.



    Loại nào hiệu quả nhất? Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới chỉ cấp phép cho một số loại thuốc tránh thai dành cho bệnh nhân gặp vấn đề về mụn và có nhu cầu tránh thai. Những loại thuốc này bao gồm Ortho Tri-Cyclen, Estrostep, và Yaz. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc tránh thai đều có khả năng cải thiện vùng mụn từ 30-60%, và các nghiên cứu vẫn chưa xác định được loại thuốc nào là tốt nhất.



    Tác dụng phụ là gì? Có nhiều tác dụng phụ phổ biến, trong đó có buồn nôn, đau đầu, nhạy cảm vùng ngực, chảy máu, chướng bụng, mệt mỏi, khó chịu, thay đổi về tâm lý, chóng mặt, tăng cân, giảm ham muốn, huyết áp cao và viêm nhiễm âm đạo. Những tác dụng phụ ít phổ biến hơn và nghiêm trọng hơn bao gồm huyết khối, các vấn đề về tim mạch (hút thuốc sẽ làm trầm trọng hơn các vấn đề này), và có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Hãy trao đổi với bác sỹ của bạn để có thêm thông tin.



    Thuốc kháng sinh có làm mất tác dụng của thuốc tránh thai không? Mặc dù đây là quan niệm của nhiều người, và nhiều phụ nữ đã mang thai khi sử dụng thuốc tránh thai và thuốc kháng sinh (tetracyclines) cùng một lúc, song tỷ lệ mang thai trong trường hợp này và khi chỉ sử dụng thuốc tránh thai là tương đương nhau. Theo một bài tổng hợp đăng trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ Quốc tế năm 2010, “Hiện nay vẫn chưa có dữ liệu dược động học hay thử nghiệm y tế ngẫu nhiên được kiểm soát nào cho thấy rằng thuốc uống kháng sinh có thể làm giảm tác dụng của thuốc uống tránh thai, ngoại trừ các loại thuốc trị lao như rifampin.”



    Spironolactone



    Thuốc chẹn thụ thể androgen – liệu pháp hormone



    Phương pháp: Phụ nữ gặp phải vấn đề về mụn thường có lượng androgen (hormone sinh dục nam) cao hơn. Spironolactone là một loại thuốc chẹn thụ thể androgen. Nói cách khác, thuốc này ngăn không cho các tế bào của cơ thể tương tác với androgen. Ít androgen hơn thường đồng nghĩa với ít mụn hơn. Spironolactone được hấp thụ dưới dạng thuốc viên và có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc bôi trị mụn khác, cũng như với thuốc tránh thai. Thuốc đặc biệt có tác dụng đối với tình trạng rậm lông. Spironolactone cũng được sử dụng để điều trị cho tình trạng này.



    Kết quả nghiên cứu: Spironolactone mang lại kết quả không đồng nhất trong một vài nghiên cứu, khi đứng một mình cũng như khi được sử dụng cùng với các loại thuốc tránh thai khác. Một nghiên cứu được công bố năm 2009 trên Tạp chí Viện Da liễu Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng trong năm 2008, 85% phụ nữ sử dụng kết hợp spironolactone và thuốc uống tránh thai chứa drospirenone đã thu được kết quả rất tốt. Một nghiên cứu khác đăng trên tờ Tạp chí Viện Da liễu và các Bệnh lây qua đường Tình dục châu Âu đã cho thấy “những tiến bộ đáng kể” trên 85,71% đối tượng nghiên cứu chỉ uống spironolactone. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại không cho thấy dấu hiệu thuyên giảm mụn nào khi chỉ sử dụng spironolactone. Vì số lượng nghiên cứu trong lĩnh vực này còn hạn chế, cùng với đó là những mâu thuẫn trong kết quả nghiên cứu, các tác giả của một phân tích năm 2009 được đăng trên tờ Thư viện Cochrane đã đưa ra kết luận rằng: “không có bằng chứng nào về tính hiệu quả của spironolactone trong việc điều trị mụn.”



    Tác dụng phụ: Tác dụng phụ của thuốc là phổ biến. Những nghiên cứu cho thấy hơn 50% phụ nữ sử dụng thuốc gặp phải những bất thường về kinh nguyệt. Spironolactone có thể gây ra nhạy cảm vùng ngực, đau đầu, mệt mỏi, ngoài ra còn có tác động lợi tiểu. Đối với phụ nữ mang thai, sự nữ hóa bào thai nam cũng có thể diễn ra. Tuy nhiên, một nghiên cứu kéo dài 8 năm được đăng trên Tạp chí Phẫu thuật Y khoa Da liễu đã kết luận: “không có trường hợp bệnh lý nghiêm trọng nào xảy ra do sử dụng spironolactone.”



    Lưu ý: Phụ nữ châu Á đôi khi có những phản ứng khác đối với điều trị hormone. Tuy nhiên, một nghiên cứu điều tra 116 phụ nữ Nhật Bản vào năm 2006 đã cho thấy rằng “spironolactone có hiệu quả và an toàn đối với việc điều trị mụn ở phụ nữ châu Á.”



    Nam giới: Spironolactone thường chỉ được sử dụng với nữ giới do tình trạng nữ hóa tuyến vú có thể xảy ra ở nam giới sử dụng thuốc.



    Cyproterone acetate (Diane-35)

    [​IMG]

    Thuốc chẹn thụ thể androgen – liệu pháp hormone



    Phương pháp: Phụ nữ gặp phải vấn đề về mụn thường có lượng androgen (hormone sinh dục nam) cao hơn. Cyproterone acetate là một loại thuốc chẹn thụ thể androgen, giúp giảm lượng hormone sinh dục testosterone và dihydrotestosterone (DHT). Ít androgen hơn thường đồng nghĩa với ít mụn hơn. Cyproterone acetate được sản xuất dưới dạng viên, đôi khi là ở dạng thuốc bôi. Ở cả hai dạng, thuốc có tác dụng giảm lượng bã nhờn (dầu trên da) tiết ra. Thuốc có thể được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị mụn bằng thuốc bôi khác. Thuốc cũng được sử dụng trong điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, rậm lông, rụng tóc và các bệnh lý khác có liên quan tới hoạt tính của androgen. Cyproterone acetate là thành phần chính của thuốc Diane-35 (cyproterone acetate cộng ethinyl estradiol), một loại thuốc uống tránh thai phổ biến ở châu Âu và Canada.



    Kết quả nghiên cứu: Hai nghiên cứu được thực hiện cho tới nay đã chỉ ra rằng 75%-90% phụ nữ uống thuốc cyproterone acetate giảm thiểu hiệu quả các triệu chứng mụn. Một nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ sử dụng thuốc Diane-35 có số lượng vùng mụn giảm 58,8%.



    Tác dụng phụ: Tác dụng phụ đáng chú ý nhất của thuốc là làm nhiễm độc gan. Kết hợp với thuốc uống tránh thai có thể gây nguy cơ huyết khối. Loãng xương cũng là một tác dụng phụ có thể xảy ra sau một thời gian dài sử dụng thuốc.



    Lưu ý: Phụ nữ châu Á đôi khi có những phản ứng khác đối với điều trị hormone. Nếu bạn là người châu Á, bạn hãy trao đổi với bác sỹ để bác sỹ có thể nắm được tình hình của bạn trước khi bắt đầu điều trị.



    Nam giới: Cyproterone acetate thường chỉ được sử dụng với nữ giới do tình trạng nữ hóa tuyến vú và hiện tượng chảy sữa có thể xảy ra ở nam giới sử dụng thuốc.
     
    Sửa đổi lần cuối bởi Moderator: 15/2/16
  3. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Trang điểm làm cho nữ giới trở nên lộng lẫy hơn. Tuy nhiên, đối với những bạn có mụn trứng cá, thì việc trang điểm đôi khi sẽ làm mụn trở nên trầm trọng hơn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của tôi để biết các vấn đề trang điểm khi bị mụn nhé.
    [​IMG]

    Trang điểm có thể gây ra mụn không?

    Câu trả lời là có. 45% phụ nữ tham gia một nghiên cứu mới đây ở Brazil bị mắc các bệnh da liễu có liên quan tới mỹ phẩm mà họ đang sử dụng. 14% có những vùng mụn đang hoạt động vì sử dụng mỹ phẩm. Mụn do mỹ phẩm gây ra phổ biến đến mức nó có một tên gọi riêng: acne cosmetica. Mụn do mỹ phẩm thường xuất hiện ở vùng cằm và má nhiều hơn so với vùng trán, dưới dạng những nốt nhỏ, màu trắng, đôi khi được gọi là mụn cám, dễ phát hiện hơn khi da bị kéo căng. Mụn do mỹ phẩm cũng có thể xuất hiện dưới dạng những nốt mụn đỏ. Mụn do mỹ phẩm thường khó điều trị, đôi khi có thể kéo dài hàng nhiều năm - người bị mụn tiếp tục sử dụng mỹ phẩm để che mụn, khiến mụn càng phát triển mạnh hơn. Mụn do mỹ phẩm có thể mất hàng tháng để hình thành – khiến bệnh nhân cảm thấy bối rối vì mụn dường như xuất hiện đột ngột và không có lý do, trong khi trên thực tế, mỹ phẩm có thể khiến mụn hình thành dần theo thời gian. Sử dụng mỹ phẩm quá mạnh tay có thể gây kích ứng vật lý, kích thích mụn phát triển.



    Bạn nên làm gì?

    Cố gắng không sử dụng mỹ phẩm khi không cần thiết. Khi sử dụng, bạn cố gắng sử dụng càng hạn chế càng tốt. Hãy chọn những sản phẩm có dạng nước, không gây mụn (không làm bít lỗ chân lông). Và cuối cùng, bạn nên dành ít thời gian để trang điểm một cách nhẹ nhàng nhằm giảm tối thiểu kích ứng vật lý.



    Lựa chọn cách trang điểm nào là tốt nhất?

    Không có đánh giá đồng nhất về việc mỹ phẩm nào là “an toàn.” Thương hiệu Almay® có thể là một lựa chọn an toàn, bởi công ty này từ trước tới nay luôn sử dụng những công thức mỹ phẩm không mùi và không gây mụn (không làm bít lỗ chân lông). Dù là thương hiệu gì, bạn cũng nên chọn những loại mỹ phẩm có ghi rõ là không mùi và không gây mụn. Các nhãn hiệu lớn, có tại các hiệu thuốc, dành cho khác hàng trẻ và có nhu cầu giảm mụn thường an toàn và ít tốn kém hơn những loại có trong siêu thị. Bạn cũng có thể chọn những loại mỹ phẩm “chống mụn”, nhưng đây vốn chỉ là một ý tưởng marketing, không có tác dụng trị mụn thực sự. Mỹ phẩm “chống mụn” thường chứa axit salicylic 0,5% với vai trò thành phần hoạt tính. Ngay cả axit salicylic 2% (giới hạn cho phép đối với các loại thuốc không cần kê đơn) cũng không có nhiều tác dụng trong điều trị mụn. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm trang điểm khoáng chất, miễn là không gây ngứa – đây là một dấu hiệu của kích ứng vật lý, có thể khiến bạn gãi ngứa và khiến da bị kích ứng hơn nữa.



    Hướng dẫn trang điểm



    Trang điểm đúng cách

    Tránh

    Kem lót primer

    Dùng tay không dậm nhẹ kem lót lên da

    “Xoa” kem lên da. Điều này có thể gây kích ứng không cần thiết.

    Mỹ phẩm có mùi.

    Kem nền

    Dùng tay không thoa một lớp kem mỏng lên da một cách nhẹ nhàng. Nếu sử dụng phấn nền, bạn chỉ nên dành vài giây để phủ phấn lên da.

    Bôi kem nền dầy, sử dụng kem nền lâu trôi hoặc kem đặc



    Dùng miếng bọt hoặc các dụng cụ bôi kem khác. Chúng có thể gây kích ứng.



    Mỹ phẩm có mùi.

    Phấn

    Dặm phấn càng nhẹ nhàng và nhanh chóng càng tốt, sử dụng chổi dặm phấn sạch và khô.

    Dành nhiều hơn vài giây để đánh phấn.



    Mỹ phẩm có mùi.

    Kem che khuyết điểm

    Nếu bạn vẫn cần phải che đi một vài khuyết điểm trên mặt, hãy dùng tay không để thoa kem nhẹ nhàng.

    Sử dụng kem che khuyết điểm đặc và có dầu.

    Phấn má

    Nhẹ nhàng dậm phấn trong vòng vài giây.

    Dành nhiều hơn vài giây để đánh phấn.



    Phấn má dạng lỏng có thể chứa nhiều dầu.



    Mỹ phẩm có mùi.

    Kem tạo khối

    Nhẹ nhàng thoa kem nhanh chóng.

    Nhiều người cho rằng bizmuth oxychloride có thể gây ngứa và kích ứng da. Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần này.



    Bất kỳ loại kem tạo khối nào khiến da bạn bị ngứa. Gãi ngứa có thể gây kích ứng nghiêm trọng.

    Kem giữ ẩm có màu

    Thoa kem giữ ẩm có màu bằng tay không một cách nhẹ nhàng



    Lưu ý: Bạn có thể thêm 5-6 giọt dầu jojoba vào kem trước khi thoa.

    Sử dụng nhiều loại kem giữ ẩm chồng chất lên nhau. Nếu bạn sử dụng kem giữ ẩm, hãy chỉ sử dụng nó với mục đích giữ ẩm.



    Mỹ phẩm có mùi.



    Hướng dẫn tẩy trang



    Tẩy trang đúng cách

    Tránh

    Trang điểm mắt

    Thấm dầu khoáng chất (dầu em bé) hoặc dầu jojoba lên một miếng bông. Dùng miếng bông để tẩy trang.

    Để tránh kích ứng da, đừng dùng miếng bông cọ xát lên các vùng khác trên mặt.

    Phấn nền, phấn, kem che khuyến điểm và phấn má

    Rửa sạch bằng sữa rửa mặt một cách nhẹ nhàng trong vòng 10 giây hoặc ít hơn bằng tay không, giống như khi bạn chăm sóc gia theo Phác đồ.



    Lưu ý: Nếu lớp trang điểm của bạn vẫn không trôi khi dùng phương pháp này, hãy đổi sang sử dụng những nhãn hiệu nhẹ nhàng hơn. Trong trường hợp đôi khi bạn cần sử dụng những sản phẩm lâu trôi, hãy thử dùng kem dưỡng ẩm và tay không để tẩy trang nhẹ nhàng.

    Khăn giấy, giấy ướt, khăn mặt, bọt tẩy trang hay bất kỳ dụng cụ nào khác.



    Những thành phần cần tránh

    Bảng dưới đây liệt kê những thành phần được đánh giá từ 3 điểm trở lên trên thang điểm từ 0-5 về khả năng gây mụn. Nếu bất kỳ thành phần nào trong danh sách này có mặt trong số 7 thành phần đầu tiên trong sản phẩm trang điểm của bạn, thì bạn nên xem xét đổi sang sản phẩm khác. Nếu những thành phần này nằm ở cuối danh sách, có nghĩa là nhà sản xuất có thể chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ, và sản phẩm vẫn có thể an toàn cho bạn.



    Isopropyl isostearate

    Isopropyl myristate

    Myristyl myristate

    Laureth-4

    Oleth-3

    5

    Bơ dừa

    Acetylated lanolin

    Acetylated lanolin alcohol

    Lauric acid

    Isopropyl palmitate

    Isostearyl isostearate

    Myristyl lactate

    Stearyl heptanoate

    Cetearyl alcohol + ceteareth 20

    Bơ cocoa

    Dầu chồn

    Dầu đậu nành

    Dầu gan cá mập

    D&C red #30

    Stearic acid: TEA

    Myristic acid

    Buytl stearate

    Decyl oleate

    Isostearyl neopentanoate

    Glyceryl stearate SE

    Khuẩn bột mì glyceride

    Laureth-23
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/7/15
  4. xuanhoangft7562

    xuanhoangft7562 Đã đăng ký

    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Điều trị mụn là cuộc chiến lâu dài cần phải có thời gian và cả quá trình để mụn không tái đi tái lại, sau đây mình chia sẽ phương pháp làm sạch mụn đầu đen cho các bạn đang dậy thì để giảm thiểu mụn xuống thấp nhất có thể nhé, xem thêm: http://bit.ly/2Ss7hbl
     
  5. Crazis.vn

    Crazis.vn Đã đăng ký

    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    thông tin rất hữu ích ạ!!!
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...