Trẻ Nhật đọc 20 quyển sách/năm

Thảo luận trong 'Suy ngẫm' bắt đầu bởi quan.tran, 22/5/16.

  1. quan.tran

    quan.tran Tìm vị NGỌT trong ly cà phê ĐẮNG Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Lười đọc sách thành "đặc sản"

    Thống kê của thư viện một trường tiểu học thuộc thành phố Nago - tỉnh Okianawa (Nhật) cho thấy, trung bình, một học sinh tiểu học Nhật đọc gần 20 quyền sách/tháng. Thống kê cũng cho biết, các đầu sách phù hợp với các cấp lớp và phân loại theo từng lĩnh vực khác nhau. Từ tìm hiểu thế giới khủng long, yêu quái cho đến sách khoa học, tìm hiểu đời sống cây cỏ, vật nuôi, lịch sử đất nước, câu đố mẹo, thuật dọn dẹp.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Nhìn vào con số thống kê, PGS.TS Thành Phần - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á không khỏi chạnh lòng khi ngẫm về tỷ lệ đọc sách của người Việt. Thống kê mới đây cho biết, người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách hiếm tới 26%. Tỷ lệ người thỉnh thoảng mới đọc sách chiếm 44%, người đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 - 10 % dân số.

    Hiện tại, người Việt đọc trung bình 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác.

    Như vậy, chỉ với một phép tính đơn giản, ta có thể thấy được số lượng sách mà học sinh cấp 1 của Nhật Bản đọc trong 1 tháng đã gấp 5 lần số sách mà người Việt đọc trong vòng 1 năm.

    Ông cho rằng người Nhật hay người Việt khi sinh ra bản tính là như nhau, về bản chất không phải người Nhật chăm hơn hay người Việt lười hơn, người Nhật thích đọc sách hơn hay người Việt lười đọc sách hơn, ở đây là thói quen.

    "Tôi từng có thời gian sống ở Pháp, tôi đã sống trong một gia đình người Pháp và thấy rất rõ sự khác biệt trong cách thức giáo dục của người Pháp với người Việt.

    Đầu tiên là việc con cái khóc đòi nhưng không bao giờ được bố, mẹ dỗ, nịnh, đáp ứng yêu cầu ngay. Mới đây, là trường hợp của cô người Nhật có dẫn theo con gái khoảng 2 tuổi tới thăm gia đình tôi.

    Trong suốt đoạn đường đi khoảng gần 1km, tuyệt nhiên không thấy người mẹ bồng bế đứa bé dù bé đòi hỏi, yêu cầu. Thái độ của người mẹ Nhật là kiên quyết, dứt khoát - Con phải tự đi. Mẹ sẽ ngồi lại cùng con khi con mệt và bước tiếp khi con sẵn sàng, nhưng tuyệt đối không bế con đi.

    Đó chính là cách giáo dục con cái của người Nhật, là cách tạo thói quen phải bước đi cho con cái", ông nói.

    Thói quen đó được hình thành từ môi trường sống, từ môi trường giáo dục, giáo dục từ nhà trường, giáo dục trong gia đình. Ông đặt câu hỏi, tại sao trong xã hội năng động, hiện đại ngày nay Nhật Bản cũng như các nước trên thế giới luôn giữ được thói quen đọc sách, đọc vì đam mê, đọc vì thích?

    PGS Thành Phần thừa nhận, đó là câu hỏi khó nhưng không khó lý giải. Theo ông, sự tác động của môi trường công nghệ thông tin hiện đại cũng chính là một lý do.

    "Việt Nam hiện đang là nước có nhiều kênh truyền hình nhất thế giới, đủ các kênh rất phong phú từ giải trí, đời sống cho tới thời sự, chính trị..., bất kỳ thông tin gì cũng có thể tìm thấy trên tivi.

    Tiếp đến là internet, các trung tâm, quán xá quá phổ biến. Đếm nhanh trên một tuyến phố cũng có thể thấy vài ba tiệm game, quán chát, khi công nghệ quá tiện lợi thì con người cũng sinh lười biếng, ham vui. Từ trẻ em tới người trung niên, có thời gian là vào quán nét, rảnh là lao vào chơi.

    Tiếp nữa là điện thoại, smartphone. Hầu hết bố mẹ Việt nào cũng sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, có người một chiếc điện thoại, có người tới 2-3 ba chiếc kèm thêm một chiếc ipad. Ở Việt Nam không khó bắt gặp một đứa trẻ 2 tuổi chỉ vừa bập bẹ học nói nhưng đã sử dụng thành thạo smartphone hay ipad. Thậm chí có những đứa trẻ vài ba tuổi đã được bố mẹ sắm cho điện thoại riêng. Mục đích là để con chơi, dụ con ăn, để không quấy khóc, không làm phiền bố mẹ... Từ tư duy, cách làm của người lớn dễ dàng hình thành nên thói quen cho một đứa trẻ. Từ thói quen lâu dần thành nghiện và khi đã nghiện thì ham, không dứt được ra, như vậy đương nhiên là không thể có thời gian để đọc sách", vị PGS diễn giải.

    Nguồn: http://baodatviet.vn
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...