Trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc – Giải pháp nào là hữu hiệu nhất?

Thảo luận trong 'Sức khỏe của Bé' bắt đầu bởi Trần Mỹ, 24/3/21.

  1. Trần Mỹ

    Trần Mỹ Đã đăng ký

    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc có thể do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Điều này khá phổ biến nhưng không phải là quá nghiêm trọng. Khi trẻ mắc phải tình trạng này, mẹ nên bình tĩnh tìm nguyên nhân và giải pháp để trẻ có được một giấc ngủ sâu và ngon hơn mẹ nhé!
    Trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc thường có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và tốc độ tăng trưởng của trẻ. Theo nghiên cứu, ở những trẻ ngủ kém, ngủ không sâu giấc hay quấy khóc thường sẽ kém phát triển về chiều cao, chậm lớn, khó chăm hơn những trẻ bình thường khác. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào? Mẹ hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

    Trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc sẽ có những biểu hiện gì?
    Tùy theo lứa tuổi của trẻ và các đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh mà mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau. Trẻ 2 tuổi thường sẽ ngủ khoảng 14 – 16 tiếng mỗi ngày.

    Trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc thường có những biểu hiện như trẻ ngủ không ngon giấc hay lăn lộn, trằn trọc, giật mình hay quấy khóc… Để khắc phục được vấn đề này mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân làm cho trẻ ngủ không sâu giấc.
    [​IMG]

    Nguyên nhân làm cho trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc
    Có rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ 2 tuổi ngủ không sâu giấc, nhưng đa số là do các nguyên nhân sau:

    Trẻ bị kích động tinh thần vào ban ngày
    Thường thì vào ban ngày cha mẹ hay la mắng, có những hành động dọa nạt trẻ,… gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Điều này sẽ làm cho trẻ có tâm lý sợ hãi, đêm đến trẻ ngủ dễ bị giật mình, quấy khóc và ngủ không sâu giấc.

    Trẻ bị thiếu canxi

    Đây là nguyên nhân thường gặp ở những trẻ ngủ không sâu giấc. Trẻ thường dễ bị kích động, quấy khóc, giật mình trong lúc ngủ khi gặp phải tình trạng thiếu canxi. Trẻ thiếu canxi còn phải đối mặt với nguy cơ còi xương, chậm lớn, trí não hoạt động kém ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này.
    Trẻ 2 tháng tuổi thiếu canxi thường do
    • Trẻ không được bổ sung đầy đủ canxi ngay từ trong bụng mẹ.
    • Chế độ ăn hàng ngày thiếu canxi, vitamin D.
    • Trẻ không được bổ sung canxi, vitamin D ngay sau sinh.
    Phòng ngủ không phù hợp
    Việc chuyển nhà, chuyển phòng ngủ, cho ngủ không đúng giờ,…cũng dẫn đến việc trẻ ngủ không sâu giấc. Những điều này sẽ khiến trẻ phải có thời gian để thích nghi với điều kiện mới.

    Tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ cũng làm trẻ có cảm giác bất an, lo sợ trong khi ngủ. Chính vì thế mà trẻ hay giật mình, quấy khóc khi đang ngủ.

    Phòng ngủ quá sáng hoặc quá tối, không thoáng mát cũng làm trẻ khó chịu, bức bối dẫn đến việc trẻ ngủ không sâu giấc.

    Cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói trước khi ngủ
    Mẹ cho trẻ ăn quá no hoặc ăn không đủ lượng nhu cầu trẻ cần cũng sẽ làm trẻ quấy khóc trong khi ngủ.

    Khi trẻ no quá sẽ bị tình trạng chướng bụng, đầy hơi, hệ tiêu hóa hoạt động liên tục kích thích làm tăng nhu động ruột. Lúc này trẻ sẽ khó chịu và hay giật mình trong lúc ngủ.

    Khi trẻ đói thì thường sẽ thức giấc giữa chừng và đòi ăn. Có một số trẻ lại trằn trọc, lăn lộn không ngủ được.
    Trẻ đang ốm hoặc đang mọc răng
    Trẻ đang ốm, sốt, viêm hô hấp, đau bụng, trào ngược dạ dày hay mọc răng thường sẽ làm trẻ khó ngủ hay giật mình. Khi trẻ mắc phải tình trạng này mẹ hãy đưa trẻ đi bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân và đồng thời có giải pháp giúp trẻ ngủ ngon hơn.

    Trẻ tè dầm
    Trẻ 2 tuổi vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn được khả năng tiểu tiện của mình. Nên ở một số trẻ vẫn có dấu hiện tè dầm vào ban đêm.

    Một số trẻ có thể sẽ bỏ qua chuyện này mà ngủ tiếp, trong khi số còn lại thì giật mình và quấy khóc.
    Giải pháp khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc ở trẻ 2 tuổi
    • Mẹ nên hạn chế những hoạt động vui chơi kích động tinh thần trẻ quá mức, đặc biệt là trước giờ đi ngủ.
    • Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, kể chuyện cho trẻ nghe trước khi đi ngủ.
    • Không nên hù dọa hay thúc ép trẻ ngủ quá mức khiến trẻ quấy khóc trước khi ngủ.
    • Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm có chứa canxi và vitamin D.
    • Hoặc mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung canxi cho trẻ bằng đường uống.
    • Tạo cho trẻ không gian ngủ thoải mái, dễ chịu, khô thoáng, không quá sáng cũng không quá tối.
    • Chăn ra gối nệm của trẻ cũng phải khô ráo, tránh ẩm ướt gây bí bách.
    • Mẹ có thể quấn một chiếc khăn xung quanh người trẻ để trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Lưu ý là không được quấn chặt quá trẻ sẽ khó chịu.
    • Không nên cho trẻ ăn quá no, cũng không để trẻ đói trước lúc đi ngủ.
    • Nếu trẻ có thói quen uống sữa trước khi ngủ, mẹ nên pha cho trẻ sữa ấm và cho trẻ uống trước 1 đi ngủ.
    • Nếu trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời.
    • Mẹ nên đặt lịch ngủ phù hợp và tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ.
    • Nên chú ý cho trẻ ngủ trưa hàng ngày. Vì ngủ trưa sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn và duy trì được thói quen ngủ đúng giờ giấc nhưng cũng đừng nên cho trẻ ngủ trưa quá lâu.
    • Đối với những trẻ hay tè dầm vào ban đêm, các mẹ hãy nhẹ nhàng lau khô, vỗ về để trẻ ngủ tiếp và tuyệt đối không la mắng khi trẻ quấy khóc.
    H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn trong đó có trẻ biếng ăn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

    H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn tại: https://dinhduongtoiuu.com/
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...