Cảnh báo Trào ngược dạ dày nguy hiểm như nào?

Thảo luận trong 'UNG THƯ' bắt đầu bởi nhocsieuquay, 20/7/17.

  1. nhocsieuquay

    nhocsieuquay Đã đăng ký

    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trào ngược dạ dày nguy hiểm như nào?

    Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch acid và các chất khác trong dạ dày vượt qua lỗ tâm vị vào ống thực quản. Tần suất tiếp xúc của acid dạ dày với niêm mạc thực quản càng lớn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm:

    ·Loét, chảy máu thực quản: Acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản có thể làm xói mòn các niêm mạc gây loét. Các vết loét này có thể chảy máu, gây đau và khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt ngay cả khi uống nước.

    ·Hẹp thực quản: Khi các vết loét lành lại thành mô sẹo, chúng làm thu hẹp thực quản gây ra tình trạng khó nuốt. Người bệnh dù không ăn cũng có cảm giác vướng ở cổ họng. Việc ăn uống trở nên khó khăn do cảm giác đau và khó nuốt ám ảnh.

    ·Barret thực quản : Khi các tế bào thực quản tiếp xúc quá thường xuyên tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày, cộng với các tổn thương liên tục do loét thực quản, các tế bào này có thể bị thay đổi màu sắc và thành phần. Barret thực quản tỉ lệ cao dẫn đến ung thư thực quản.

    ·Ung thư thực quản: Trước khi đến giai đoạn ung thư, thường xuất hiện sự thay đổi trên bề mặt thực quản. Cũng giống như niêm mạc ruột, thực quản bị acid trào ngược lâu ngày ăn mòn dẫn đến biến dạng, gọi là barrett thực quản – giai đoạn tiền ung thư thực quản. Giai đoạn barrett thực quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ biến chứng thành ung thư thực quản. Đây là một biến chứng thực sự nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày. Mỗi năm thế giới có khoảng 600.000 ca ung thư thực quản và dạ dày, riêng ở Việt Nam là 7.000 ca. Thông thường người bệnh được chẩn đoán muộn, phải phẫu thuật cắt bỏ khối u và tái tạo phức tạp. Tỷ lệ sống thêm 3 năm là dưới 5%.

    ·Một số biến chứng ít gặp: viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi do người bệnh hít phải dịch acid trào ngược vào đường thở.

    Xem thêm: Phòng ngừa suy giảm cation Mg2+, K+

    [​IMG]
    Vì sao mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhưng nguyên nhân chính là do cơ chế hoạt động:

    Để có thể thực hiện việc tiêu hóa thức ăn, dạ dày thường sản xuất ra acid chlohyric (HCL). Đối với lớp niêm mạc trong dạ dày, lượng acid này không là vấn đề bởi các tế bào lớp này có thể tiết ra một số lượng lớn chất nhầy có tính bảo vệ. Lớp niêm mạc thực quản của bạn không có khả năng đó nên nó rất dễ bị acid làm tổn thương.

    Để tự bảo vệ mình, thực quản có một vòng cơ ở phần cuối có tác dụng ngăn không cho acid trào ngược lên lại bên trên. Cơ vòng này chỉ giãn ra khi nuốt thức ăn.

    Ngay sau đó lập tức xiết lại để thức ăn đi qua không quay ngược trở lại nữa. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, cơ vòng bị giãn ra giữa các lần nuốt. Chính vì vậy, các chất trong dạ dày và acid ăn mòn trào lên gây tổn thương cho lớp niêm mạc thực quản.

    Do vậy, vấn đề cốt lõi là đảm bảo cân bằng lượng acid tiết ra không quá dư thừa gây kích thích mở cơ thắt thực quản dẫn đến trào ngược, nhưng đồng thời cũng không thiếu đảm bảo đủ để tiêu hóa thức ăn giúp dạ dày nhanh chóng được làm rỗng.

    Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, muộn phiền. Bệnh nhân cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp vệ sinh để tránh làm bệnh nặng hơn. Nên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp ổn định cân nặng, tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp bệnh nhanh chóng phục hồi và tránh nguy cơ tái phát. Từ đó, bệnh thực quản sẽ được đẩy lùi.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...