Hà Nội trống trường học tại Làng nghề trống Đọi Tam

Thảo luận trong 'ĐỒ THANH LÝ' bắt đầu bởi daihongchung, 18/5/18.

  1. daihongchung

    daihongchung Đã đăng ký

    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    trống trường học tại Làng nghề trống Đọi Tam
    Là làng nghề trống đã hình thành và phát triển từ bao năm đã xây dựng lên 1 thương hiệu đã quá đỗi quen thuộc với các trường học trên toàn quốc.
    Trống trường học

    [​IMG]
    Trống trường học
    Làng trống Đọi Tam nổi tiếng với nghề làm trống đã có từ rất lâu. Gia phả suốt mấy trăm năm qua của các dòng họ đều ghi rõ làng có nghề làm trống cha truyền con nối. Đời nào cũng có những thợ Cả nổi danh, mang trống Đọi Tam đi khắp các vùng miền.

    - Tổ nghề của làng trống Đọi Tam là hai anh em ông Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản. Truyền thuyết kể lại rằng: vào năm 986, được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em họ đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tiếng trống cất lên rền vang như tiếng sấm nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm. Như vậy, tính từ đó đến nay thì nghề trống của làng đã hơn 1000 năm tuổi.
    Đọi Tam cũng đã được công nhận là “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”. Nghệ nhân làng trống Đọi Tam còn vinh dự làm ra chiếc trống sấm lớn nhất cả nước (với đường kính 2.35m, chiều cao 3m) và bộ trống hội phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
    Hiện nay, làng trống Đọi Tam có khoảng 350 hộ thì tất cả đều theo nghề làm trống, và đã có những cơ sở làm ăn quy mô, đời sống người dân sung túc. Bộ mặt làng cũng dần phát triển khang trang, nhưng vẫn còn đó cây đa, giếng nước, sân đình của một làng Việt cổ.
    - Bên cạnh việc làm nghề, làng trống Đọi Tam còn thành lập một đội trống Nữ, có một không hai ở Việt Nam. Gồm 48 nữ diễn trống, 12 nam phụ đánh đồ đồng (chiêng, lệnh, thanh la, nạo bạt...), vừa phục vụ các lễ hội địa phương vừa tham gia biểu diễn khắp cả nước.

    Nghề làm trống Đọi Tam

    Xưa kia, trống Đọi Tam chủ yếu phục vụ hội làng hoặc đặt ở công đường để người dân dóng trống kêu oan. Trống không chỉ cùng quân ra trận, trống còn giục đắp đê, trống hội ngày xuân, trống gọi trẻ đến trường... Người làng trống Đọi Tam tay gồng tay gánh đồ nghề đi khắp nơi làm nghề.

    - Bấy giờ, tục lệ làng trống Đọi Tam là chỉ truyền cho con trai và con dâu. Về sau thông thoáng nên con gái cũng được truyền dạy kỹ lưỡng. Bởi vậy, trẻ con làng này chừng 10 tuổi đã biết sơ lược về cách làm trống. Đến tầm 14-15 tuổi thì đã bắt đầu học nghề bài bản và thạo rất nhanh.

    Khi làm trống, người thợ Đọi Tam cẩn thận từ việc chọn nguyên liệu đến khi hoàn thiện một cách tỉ mẩn. Da trâu phải già để dai, được nạo sạch mặt, sau đó căng, phơi rồi sấy và cắt thành mặt trống. Gỗ mít phải khô, xẻ cong, được chia làm nhiều dăm, rồi gắn kết lại với nhau thật khít.

    - Còn để có được tiếng trống như ý thì phụ thuộc vào tay nghề bưng trống của người thợ, và ứng với từng loại trống sẽ có yêu cầu về âm thanh khác nhau, như độ vang, rền và độ đanh... nên đòi hỏi thao tác phải chính xác, kinh nghiệm lâu năm và áp dụng những bí quyết riêng.

    Vẫn chỉ có 2 nguyên liệu chính là gỗ mít và da trâu, nhưng tiếng trống Đọi Tam có âm vực riêng. Nhất là tiếng trống cái, trống hội bao giờ cũng trầm hùng, vang dội hơn nơi khác sản xuất. Không phải tự nhiên mà trống Đọi Tam được lựa chọn ở nhiều lễ hội, sự kiện quan trọng của đất nước.
    Một chuyến tham quan làng nghề làm trống Đọi Tam sẽ là dịp để du khách tận mắt quan sát quá trình công phu để tạo nên chiếc trống vang danh, và có trải nghiệm thú vị khi được tự tay thử sức với vài công đoạn đơn giản... góp phần phong phú thêm cho hành trình khám phá vùng đất Hà Nam.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...