Trẻ sơ sinh bị viêm họng cần được chăm sóc thế nào?

Thảo luận trong 'CHĂM SÓC CON' bắt đầu bởi Phuongmcb, 28/11/19.

  1. Phuongmcb

    Phuongmcb Đã đăng ký

    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bệnh viêm họng tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ sơ sinh bị viêm họng cần được theo dõi sát sao và có chế độ chăm sóc hợp lý. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé bị viêm họng đúng cách để nhanh hồi phục. Hãy cùng theo dõi nhé!

    Trẻ sơ sinh bị viêm họng do đâu?
    Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ sơ sinh phần lớn do nhiễm virus. Có nhiều loại virus gây viêm mũi họng như: nhóm coronavirus, nhóm adenovirus, nhóm virus cúm, phổ biến nhất là nhóm rhinovirus. Các loại virus này lây lan qua đường hô hấp. Trẻ vô tình hít phải các hạt nước bọt li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… có nguy cơ bị viêm họng.

    Ngoài ra, sử dụng quạt hoặc điều hòa không đúng cách cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh. Nằm lâu trong phòng điều hòa khiến hệ hô hấp của trẻ yếu đi, dẫn đến viêm họng.

    >>> Xem thêm: Cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa cần chú ý gì?

    Trẻ sơ sinh bị viêm họng có triệu chứng gì?
    Khi bị viêm họng, trẻ thường bị sốt cao (39-40 độ C) kèm theo ho, nghẹt mũi, đau rát họng. Những triệu chứng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, bỏ bú, bú kém…

    [​IMG]
    Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường quấy khóc nhiều

    Trong một số trường hợp trẻ có thể bị đau nhức trong tai, chảy nước mũi, ho khan, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, thở khó…

    Trẻ sơ sinh bị viêm họng cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp biến chứng như:

    Viêm amidan

    – Viêm thanh quản

    – Viêm phế quản

    – Viêm xoang

    – Viêm tai

    – Viêm hạch mủ

    – VA quá phát

    – Nhiễm khuẩn huyết

    Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng như thế nào?
    Nếu bé sốt dưới 38,5 độ, mẹ cần dùng khăn ấm lau người đặc biệt là vùng bẹn và vùng nách để hạ sốt cho con. Đối với trẻ sơ sinh sốt trên 38,5 độ, bé trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

    Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé đau quá mà bú ít, mẹ nên giảm lượng sữa mỗi lần bú lại và tăng cữ bú. Nếu bé đang tuổi ăn dặm, thức ăn cho bé cần nghiền nhỏ, nấu loãng hơn để bé dễ nuốt hơn. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, dễ ăn và dễ hấp thụ.

    Viêm họng thường kéo dài từ vài ngày cho đến một tuần. Để bé nhanh hồi phục, cha mẹ cần đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho con. Giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là phần đầu, mũi họng, chân tay. Phòng nghỉ của trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ vừa phải.

    [​IMG]
    Cha mẹ cần đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho con

    Thông thường, trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ khỏi sau một tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện một trong các biểu hiện sau, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

    – Sốt cao kéo dài trên 5-6 ngày

    – Khó thở

    – Không chịu bú mẹ

    – Phát ban

    – Mệt mỏi và kiệt sức

    Phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh
    Đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và dẫn đến viêm họng. Bởi vậy cha mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo chất liệu thông thoáng dễ thấm mồ hôi.

    Sau khi trẻ hoạt động, chạy nhảy đổ mồ hôi, không nên cho trẻ tắm ngay. Khi tắm cũng không nên tắm quá lâu.

    Khi trẻ ngủ, không nên bật quạt trực tiếp vào vùng đầu, mặt của trẻ. Nên để quạt hướng vào tường, phía dưới chân của trẻ hoặc để chế độ quay nhẹ. Tránh để bé nằm ngủ ở gần cửa sổ để tránh gió lạnh lùa vào.

    Bên cạnh đó, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ dùng thức ăn, thức uống lạnh như kem, nước đá … Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất. Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ. Giữ gìn vệ sinh răng miệng và súc miệng nước muối hàng ngày cũng giúp phòng bệnh hữu hiệu.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...