Trẻ bị ho nên uống thuốc gì?

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc con' bắt đầu bởi bibotot123, 10/8/18.

  1. bibotot123

    bibotot123 Đã đăng ký

    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Ho là triệu chứng của khá nhiều nguyên nhân bệnh, đặc biệt là các bệnh có ảnh hưởng đến hệ hô hấp như viêm đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa… Vậy khi trẻ bị ho các bạn nên cho trẻ uống thuốc gì?

    [​IMG]

    Triệu chứng ho thường gặp ở trẻ. (Ảnh minh họa)

    Ho nhiều hay ít ở đây không nói lên mức độ nặng nhẹ của bệnh, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra ho. Điều trị chủ yếu nhằm vào điều trị nguyên nhân, còn thuốc trị ho chỉ dùng khi thật cần thiết và chỉ có tác dụng phụ trợ.

    Trường hợp ho do cảm lạnh, thậm chí bị viêm họng (viêm họng ở trẻ em có thể do nhiễm siêu vi) gây ho, có lời khuyên không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chăm sóc đúng cách: giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất, cho uống nước nhiều hơn (đặc biệt cho uống nước cam, nước chanh)

    Cách phân biệt mức độ Nặng – Nhẹ của ho
    • Ho cấp tính kèm co thắt, tím tái: Dị vật đường thở.
    • Ho kèm sốt cao: Viêm phổi.
    • Ho kèm thở mệt, lồng ngực co kéo, tiết đờm nhiều: Viêm tiêu phế quản, hen suyễn.
    • Ho khò khè: Viêm thanh quản cấp tính.
    • Ho về đêm kèm nôn ở trẻ < 12 tháng: Trào ngược dạ dày, thực quản.
    • Ho kéo dài > 2 tuần, ho vào sáng, đêm muộn: Hen suyễn, viêm xoang mũi mãn tính.
    • Mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, nôn ói: Trẻ bị suy nhược, do cơn ho dài hoặc do nhiều bệnh nguy hiểm khác.
    Trẻ bị ho uống thuốc gì hiệu quả?
    Thuốc ho dạng siro
    Loại trị thuốc ho hay được dùng là thuốc kháng histamin, có tác dụng chống dị ứng nhưng cũng có tác dụng làm dịu, giảm ho. Thuốc dùng cho trẻ có dạng siro hoặc thuốc nước. Thuốc chỉ chứa một hoạt chất kháng histamin có thể kể: sirô Phénergan, sirô Théralène. Còn thuốc chứa nhiều thành phần giảm ho, trong đó thành phần là kháng histamin và thuốc ức chế ho là dextromethorphan, có thuốc nước Pulmofar, sirô Toplexil, sirô Atussin v.v… Đặc biệt, thuốc trị ho chứa hoạt chất chứa kháng histamin có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Rất đáng tiếc là có một số bậc phụ huynh lạm dụng tác dụng phụ gây buồn ngủ cho trẻ uống sirô Phénergan hay sirô Théralène giống như thuốc ngủ để trẻ không quấy, không khóc đêm và dùng vài ngày, từ tháng này sang tháng kia.

    [​IMG]

    Xin lưu ý, dùng như thế rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Không chỉ có thuốc loại này, mà bất cứ loại thuốc nào, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ điều trị, ta không bao giờ cho trẻ dùng dài ngày, từ tháng này sang tháng kia. Xin lưu ý thêm, loại thuốc kháng histamin trị ho này không nên dùng trong trường hợp ho có đàm như bị hen suyễn, viêm nhiễm đường hô hấp dưới vì thuốc làm khô quánh đàm, giảm ho nên khó tống đàm có thể làm tắc đàm.

    Thuốc loãng đàm
    Cần phải đặc biệt chú ý, có loại thuốc viên trị ho trong thành phần chứa CODEIN chỉ dành cho người lớn, không được dùng cho trẻ. Đã có trẻ ngộ độc thuốc codein bị ngủ lịm, ngừng thở.

    Để trị ho có đàm đặc, khó khạc, có loại thuốc làm loãng đàm tức làm giảm độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản như: Mucomyst, Exomuc…

    [​IMG]

    Thuốc kháng sinh
    Một số trường hợp, bác sĩ điều trị ho cho trẻ có dùng kháng sinh do đã xác định ho là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc xác định sẽ có bội nhiễm. Có khi bác sĩ có cho trẻ dùng thuốc loại corticoid (như prenisone, prednisolone) khi trẻ bị viêm đường hô hấp nặng (viêm phổi). Đặc biệt khi bị viêm nhiễm nặng, bác sĩ phải kết hợp cho dùng 2 kháng sinh, chứ dùng một kháng sinh bệnh không dứt có thể trở thành nguy hiểm. Đối với kháng sinh có thể gây độc tính, bác sĩ cho điều chỉnh liều tùy theo tuổi của bệnh nhi.

    Rõ ràng trong nhiều trường hợp khi trẻ bị ho, cần xác định được khi nào chỉ dùng thuốc loãng đàm hoặc khi nào dùng thuốc trị ho khan, khi nào dùng thuốc kháng sinh, phối hợp với thuốc corticoid và nhiều loại thuốc khác, chỉ có thầy thuốc khám bệnh trực tiếp mới chỉ định dùng thuốc đúng đắn.

    Xin các bậc phụ huynh lưu ý, khi thấy trẻ ho và đã cho dùng một số thuốc trị ho thông thường như sirô chống dị ứng trị ho kể ở trên dăm ba ngày không thấy đỡ, hoặc thấy trẻ ho mà cách thở, nhịp thở bất thường như: thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên, thở khó, lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó khăn kiểu suyễn, nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay để được điều trị kịp thời.

    Có thể thấy thuốc là một con dao hai lưỡi, đặc biệt là kháng sinh, chỉ điều trị được triệu chứng, không điều trị từ gốc lên, trẻ rất dễ bị tái phát. Ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến nhiều, kháng sinh còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ, làm suy yếu sức đề kháng của trẻ.

    Có thể bạn chưa biết: Chữa ho cho bé mà không cần dùng kháng sinh
    (Nguồn: cuongphe.vn)
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...