TOP BÀI THUỘC DÂN GIAN HỮU HIỆU ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĐÁI DẦM Ở TRẺ.

Thảo luận trong 'CHĂM SÓC CON' bắt đầu bởi ngoclan2312, 10/5/19.

?

trị đái dầm cho bé

  1. bổ ích

    0 phiếu
    0.0%
  2. nên

    0 phiếu
    0.0%
Multiple votes are allowed.
  1. ngoclan2312

    ngoclan2312 Đã đăng ký

    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Top bài thuộc dân gian hữu hiệu điều trị chứng đái dầm ở trẻ.

    Chứng đám dầm ở các bé từ 4 đến 9 tuổi làm cho nhiều mẹ phải đau đầu lo lắng. Một số trẻ đã giữ được cho bản thân sự khô ráo cũng như biết cách đi tè ban đêm khi bắt đầu 5 tuổi, tuy nhiên, nếu đến 7 tuổi mà bé vẫn không khắc phục được chứng tè dầm thì mẹ cần phải lưu ý, theo dõi và có biện pháp khắc phục.

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ tè dầm vào ban đêm, nguyên nhân chủ yếu là do bé mắc chứng căng thẳng, lo sợ, hoặc cơ thể bé có vấn đề liên quan đến đường tiết niệu.

    [​IMG]

    Một số nguyên nhân khiến trẻ đái dầm về đêm chủ yếu như sau:

    Nguyên nhân Thể chất:

    Trẻ mắc dị tật bẩm sinh ở bàng quang, bang quan của bé quá nhỏ, bé không thể nào kiểm soát được đường ống dẫn tiểu, hoặc trẻ mắc phải các triệu chứng động kinh vào ban đêm.

    Một vài bé vì lười vào nhà vệ sinh mỗi đêm nên đã cố gắng nhịn tiểu sau đó vô thức đái dầm về đêm,

    [​IMG]

    Nguyên nhân về cảm xúc:

    Một vài bố mẹ có sự kỳ vọng quá lớn ở trẻ, vô tình gây áp lực lên cho bé khiến con cảm thấy sợ hãi và biểu hiện ra ngoài bằng cách đái dầm.

    Một vài bé trong thời gian bắt đầu đến lớp có chút rắc rối trong việc học tập cũng có thể dẫn đến chứng đái dầm

    Bé ít được quan tâm hơn khi gia đình có thêm thành viên mới

    Trẻ căng thẳng, mệt mỏi vì những kỳ vọng quá đáng của bố mẹ.

    Chứng đái dầm sẽ càng trở nên trầm trọng hơn khi ông bà cha mẹ thay nhau chế dễu và chê bai bé.

    Những bài thuốc dân gian sau đây có thể hỗ trợ trị chứng đái dầm ở bé:

    1. Củ mài (hoài sơn)

    4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân (quả ré) 3 phần. Ba vị sấy khô, tán mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô, sấy khô bảo quản trong lọ sạch.

    Cho bé uống mỗi lần từ 4-8g, sử dụng cùng nước ấm, ngày 2 lần, uống vào lúc đói bụng.

    [​IMG]

    2. Màng mề gà(kê nội kim) sao vàng và tán thành bột nhuyễn.

    Uống vào lúc đói bụng, mỗi lần từ 2 đến 6g, uống 2 lần/ngày.

    Sử dụng kết hợp cùng vị thuốc tang phiêu tiêu, lượng bằng nhau 4-12g, nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

    Có thể dùng một bộ ruột gà (theo kinh nghiệm dân gian: con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống) rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội kim 1 cái phơi khô, sao vàng.

    Bốn thứ hợp lại tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g, uống với nước ấm trước bữa ăn.

    – Cách chế màng mề gà: Khi mổ gà, bóc lấy màng mề gà, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 12%. Khi dùng, đem sao với cát cho phồng lên. Lấy ra rây sạch cát là được.

    Có khi người ta sao màng mề gà với lửa to cho tới khi thấy có màu vàng sẫm, vẩy vào một ít giấm, lấy ra đem phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, kín gió.

    Theo kinh nghiệm dân gian, những bài thuốc dân dan này thật sự vô cùng hiệu nghiệm đối với trẻ mắc chứng tiểu dầm về đêm. Tuân theo các bài thuốc này, mẹ không còn phải sợ thảm cảnh giặt chăn gra cho trẻ vào mỗi sáng sớm nữa.
    http://www.nanakids.vn/vn/top-bai-t...u2vvHh_B89YYLdbCFd3akTQ1V9Mye4WVttOQnLKvh_zVw
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...