Tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ

Thảo luận trong 'CHĂM SÓC CON' bắt đầu bởi minhhuyen, 17/11/17.

  1. minhhuyen

    minhhuyen Đã đăng ký

    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tự kỷ nằm trong nhóm Rối loạn phát triển lan tỏa. Trong rối loạn phát triển lan tỏa được chia thành nhiều nhóm nhỏ như Tự kỷ điển hình, tự kỷ không điển hình,…. Theo bộ LĐTB và XH cho biết có khoảng 200 ngàn người Việt Nam mắc bệnh tự kỷ và trên thế giới con số lên đến 500 ngàn người. Riêng tại BV Nhi đồng 1 so với 10 năm trước đây thì con số hiện nay tăng lên gấp 5-7 lần. Trong khoảng 1 năm gần đây bệnh viện tiếp nhận khoảng 1000 ngàn trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ.

    Tự kỷ là gì và những biểu hiện của trẻ mắc bệnh tự kỷ?


    Theo bác sĩ Phạm Minh Triết – TSYK Trưởng khoa tâm lý – bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết tự kỷ là một loại Rối loạn phát triển thần kinh. Trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện như khả năng tương tác của trẻ kém, quá ngoan, ít cười khi gặp người thân, trẻ chỉ thích một mình, dễ cáu giận, trẻ không biết khoe và thường thì trẻ không nhìn vào mắt người đối diện.

    [​IMG]

    Trẻ tự kỷ thường có vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp. Thường thì trẻ bị chậm nói, có những đứa trẻ biết nói nhưng trẻ không có nhu cầu nói, nếu có chủ yếu là để yêu cầu chứ không có khả năng giao tiếp qua lại. Trẻ ít chơi những trò tưởng tượng.

    Những hành vi, sở thích của trẻ tự kỷ thường khác biệt so với các bạn, kiểu chơi thường lặp đi lặp lại. Trẻ tự kỷ thường thích những đồ vật xoay tròn như chong chóng, bánh xe, quạt máy,… trẻ thích xếp những món đồ chơi thành hình thẳng hay trẻ chỉ ngồi nhìn chăm chú vào nhãn của chai nước.

    Nếu trẻ có những biểu hiện trên thì bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra.

    Tự kỷ có theo gen hay không?

    [​IMG]

    Có rất nhiều gen có liên quan đến biểu hiện rối loạn tự kỷ nhưng hiện tại vẫn chưa biết gen nào. Theo thống kê, những trẻ sinh đôi cùng trứng (2 trẻ sinh ra giống 2 giọt nước) nếu 1 trẻ mắc tự kỷ thì trẻ kia có khả năng mắc gần 95%. Còn với những trẻ sinh đôi khác trứng (2 trẻ sinh ra không giống nhau) nếu có 1 trẻ mắc tự kỷ thì khả năng mắc tự kỷ của trẻ kia là 30%. Còn trong gia đình có 2 anh em, nếu 1 bé mắc tự kỷ thì nguy cơ bé còn lại lên đến khoảng 20%. Dựa trên những thống kê đó người ta nghĩ rối loạn tự kỷ có thể liên quan đến gen nhưng nguyên nhân thật sự của tự kỷ thì vẫn chưa biết được.

    Những điều hiểu sai về bệnh tự kỷ

    Thứ nhất: người ta thường nói trẻ bị tự kỷ là vì ba mẹ bỏ bê không quan tâm nhưng thực tế thì không phải. Có thể có một số bé có biểu hiện gần như vậy nhưng khi được bố mẹ tương tác thì bé vẫn vui vẻ và giao tiếp với bố mẹ.

    Thứ hai: bệnh tự kỷ không phải là bệnh của người nhà giàu, nhà giàu hay nghèo cũng có thể mắc phải.

    Thứ ba: những trẻ chơi điện thoại, ipad nhiều cũng không phải là lý do của bệnh tự kỷ.

    Thứ tư: nhiều người cho rằng trẻ chích ngừa gây ra tự kỷ thì đây là một quan niệm sai lầm.

    Thời gian nào bố mẹ cần can thiệp

    [​IMG]

    Nếu bố mẹ phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường thì nên đưa trẻ đi kiểm tra liền. Theo thống kê những trẻ từ 2-3 tuổi thì tỉ lệ hòa nhập lên đến 43%, những trẻ ở độ tuổi từ 3-5 tuổi tỉ lệ hòa nhập của trẻ sẽ thấp hơn và những trẻ trên 5 tuổi thì tỉ lệ hòa nhập của trẻ là rất khó. Do đó “thời gian vàng” chính là độ tuổi từ 2-3 tuổi. Nhưng nếu bố mẹ phát hiện hoặc nghi ngờ sớm hơn thì vẫn phải đưa trẻ đi kiểm tra, tránh tình trạng chờ để biết chắc chắn trẻ mắc tự kỷ rồi mới đưa đi.

    Nền tảng đầu tiên là sự can thiệp của gia đình sau đó là của những chuyên gia, bác sĩ. Giao tiếp nhiều hơn với trẻ, dạy trẻ nói, với những trẻ nào không nói được thì chúng ta sử dùng hình ảnh để trẻ chỉ vào, qua đó có thể biết trẻ hiểu như thế nào. Một số trẻ quá lăng xăng thì bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc và khi đỡ lăng xăng thì trẻ sẽ học được nhiều hơn, hiểu được nhiều hơn thì từ từ giảm thuốc bỏ thuốc.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...