Thường xuyên bị đau lưng, tôi bị bệnh gì

Thảo luận trong 'Vấn đề khác' bắt đầu bởi hongthanhxuan2020, 19/6/17.

  1. hongthanhxuan2020

    hongthanhxuan2020 Đã đăng ký

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Đau thắt lưng không loại trừ một ai từ người lao động vất vả tới các nhân viên văn phòng.

    Khi đau lưng kéo dài và có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh thường gặp như: benh thoai hoa cot song, sỏi thận, viêm bàng quang, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu… Trong đó, nguyên do thường gặp nhất là thoái hóa cột sống.

    [​IMG]


    Đau lưng là triệu chứng ban đầu của thoái hóa cột sống

    Xét về vai trò của cột sống, hẳn ai cũng biết tầm quan trọng của nó trong việc nâng đỡ cơ thể con người. Nếu không có cột sống thì chúng ta không thể thực hiện được chức năng vận động như: đứng, ngồi, đi lại… Tuy vậy, cột sống không thể mãi vững chãi, khỏe mạnh và trường tồn với thời gian. Theo thời gian, cột sống phải chịu những ảnh hưởng xấu từ môi trường hay chế độ sinh hoạt, vận động không đúng mà yếu đi, chức năng nâng đỡ cơ thể cũng bị giảm dần. Từ đó, thoái hóa cột sống được hình thành và chủ yếu xuất hiện ở những đối tượng trong độ tuổi trên 35. Đặc biệt, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

    Nhận biết triệu chứng đau lưng do thoái hóa cột sống.

    Đối với trường hợp bị đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, bệnh nhân có các dấu hiệu như: đau nhức vùng ngang thắt lưng, đi kèm đau nhức chân, tê bì dọc mông xuống cẳng chân và dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Đau thường âm ỉ kéo dài, khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ, sút cân. Cơn đau còn lan sang những khu vực khác như hông, đùi đến mức người bệnh khó có thể đi lại, di chuyển sang vị trí khác. Đáng lo ngại hơn, thoái hóa cột sống được xem là yếu tố then chốt dẫn tới những bệnh lý khác như thoát vị , hẹp ống sống, trượt đốt sống... Và điều mà nhiều người lo sợ nhất là nguy cơ bị tàn phế vĩnh viễn do chứng bệnh này.

    Phương pháp chữa bệnh thoái hóa cột sống

    Đây là mối quan tâm của không chỉ người bệnh mà cả những đối tượng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống như: người thường xuyên lao động nặng, nhân viên văn phòng… Hiệu quả trong điều trị cần dựa trên từng trường hợp mắc bệnh cụ thể: tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ thoái hóa nặng hay nhẹ… Nếu chớm bị thoái hóa cột sống hoặc ở mức độ nhẹ thì việc điều trị rất đơn giản, chỉ bao gồm: vận động nhẹ nhàng, tập vật lý trị liệu, ăn uống khoa học, cai rượu, bia… Nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc như: thuốc giảm đau, giãn cơ… nhưng cần lưu ý về tác dụng không mong muốn của những thuốc này khi dùng lâu dài. Bên cạnh đó, biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, kéo giãn cột sống… cũng được lựa chọn để cải thiện vận động. Trường hợp xấu nhất đó là khi tình trạng bệnh nặng và có thể gây biến chứng nguy hiểm thì phẫu thuật ngoại khoa sẽ được chỉ định can thiệp.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...