Thuốc tránh thai có làm tăng nguy cơ ung thư vú

Thảo luận trong 'UNG THƯ' bắt đầu bởi huyentrangth, 9/1/18.

  1. huyentrangth

    huyentrangth Đã đăng ký

    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Ung thư vú là khối u ác tính bắt nguồn từ các tế bào vú. Một khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể phát triển xâm lấn các mô xung quanh hoặc di căn tới các mô xa hơn trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xảy ra ở phụ nữ, tuy nhiên nam giới cũng có thể mắc bệnh.
    [​IMG]
    Các giai đoạn của ung thư vú
    • Giai đoạn 0: ung thư tại chỗ, chưa có di căn hạch
    • Giai đoạn I: Ung thư chỉ là một khối u nhỏ và di căn rất ít.
    • Giai đoạn II: Khối u lớn hơn 1 chút, có di căn sang các mô gần đó, sang một số lượng nhỏ các hạch lympho nhưng chưa tới các cơ quan khác.
    • Giai đoạn III: Khối u lớn dần lên, di căn xa hơn giai đoạn 2. Chúng di căn rộng hơn tới các mô vú hoặc hạch lympho gần đó nhưng chưa tới các cơ quan khác.
    • Giai đoạn IV: Các khối u có kích thước rất lớn và hầu hết đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Chúng di căn sang các hạch lympho gần và xa, hoặc tới các cơ quan khác.
    Ở mỗi giai đoạn sẽ có thời gian sống, cơ hội chữa khỏi, kích thước khối u và mức độ di căn khác nhau.

    Xem thêm: Ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi nào

    Dấu hiệu dễ nhận biết của ung thư vú
    • Chảy dịch ở núm vú, có thể là dịch trong, vàng trong, màu sậm giống máu.
    • Núm vú bị loét, rỉ dịch.
    • Núm vú bị co kéo tụt vào trong.
    • Sờ được một mảng lộm cộm trong vú hay cục u ở vú hay nách.
    • Da vú bị nhăn, da dày giống da trái cam sành.
    • Da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú kia.
    • Đau vú một hay nhiều nơi.
    Xem thêm: 7 dấu hiệu thường gặp của ung thư vú

    Thuốc tránh thai có làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú hay không?
    Có rất nhiều loại thuốc tránh thai cho phụ nữ lựa chọn, bao gồm các loại thuốc chỉ chứa progestin và các loại thuốc phối hợp estrogen và progestin.

    Ưu điểm: Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai đúng cách, tỷ lệ thất bại chỉ khoảng 1%.
    • Viên tránh thai phối hợp còn có tác dụng làm giảm đau bụng kinh, giảm mức độ chảy máu khi có kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
    • Thuốc tránh thai cũng có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh viêm, nhiễm trùng vùng chậu, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
    • Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin là lựa chọn tốt dành cho những phụ nữ đang cho con bú bởi nó không ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa. Loại thuốc này cũng an toàn hơn cho những phụ nữ có tiền sử hình thành cục máu đông hoặc không kiểm soát được huyết áp.
    • Cả 2 loại thuốc tránh thai đều có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí, bạn có thể sử dụng để kiểm soát số chu kỳ kinh nguyệt bạn có trong năm.
    Nhược điểm: Nếu quên uống thuốc, tỷ lệ thất bại của biện pháp này sẽ lên tới 8%. Nếu bạn uống thuốc tránh thai chỉ có progestin, việc nhớ uống thuốc vào đúng giờ hàng ngày là rất quan trọng. Thuốc tránh thai có thể gây rỉ máu âm đạo, căng tức ngực, buồn nôn và suy giảm ham muốn tình dục. Viên uống phối hợp có thể đi kèm với nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân và làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu bạn là người hút thuốc.

    Ngoài ra thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
    • Một nghiên cứu cảnh báo rằng phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai bằng hoóc môn (thuốc tránh thai nội tiết), kể cả thuốc ngừa thai thông thường cũng có nguy cơ gia tăng ung thư vú.
    • Các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen ở Đan Mạch cho biết nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn ở những phụ nữ gần đây đã sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hoóc môn cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng thuốc tránh thai hoóc môn
    • Sau khi ngưng dùng liệu pháp tránh thai bằng hoóc môn, nguy cơ ung thư vú vẫn cao hơn ở những phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai bằng hoóc môn trong 5 năm hoặc nhiều hơn so với phụ nữ không sử dụng.
    • Phụ nữ hiện đang hoặc gần đây đã sử dụng progestin đặt vào hệ thống buồng trứng cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết.
    • Để phòng tránh nguy cơ ung thư vú, phụ nữ nên tham vấn ý kiến bác sĩ sản phụ khoa trước khi có kế hoạch phòng tránh thai hợp lý cho bản thân nhé.
    Các phương pháp phòng ngừa ung thư vú
    • Chế độ ăn uống khoa học: Ăn thực phẩm sạch và chế biến đúng cách cũng giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tật, trong đó có ung thư vú. Đặc biệt, chị em nên ăn nhiều rau và tránh những thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế sử dụng chất kích thích.
    • Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên giúp bạn tăng cường sức khỏe và sức đề kháng tốt để phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa. Tập hàng ngày trong khoảng 45 phút để giảm nguy cơ ung thư vú.
    • Giảm stress: Căng thẳng mệt mỏi sẽ làm giảm nguy cơ miễn dịch và giảm khả năng chống lại các tế bào ung thư. Vì vậy, bạn hãy làm mọi cách để giảm stress.
    • Tầm soát ung thư vú sớm: Đối với những chị em có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng cần phải chú ý nhiều đến việc tầm soát. Với những phụ nữ có biểu hiện đặc biệt như xuất hiện khối u ở vú, vú tiết dịch, núm vú thụt vào trong….thì cần phải đi khám càng sớm càng tốt để có thể kịp thời điều trị và tránh biến chứng nghiêm trọng
    Bạn có thể đi đến bệnh viện để làm xét nghiệm về vú và ung thư vú tại các bệnh viện phụ sản, các cơ sở y tế sản phụ khoa, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Tp Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội.

    Xem thêm: Khám và xét nghiệm ung thư vú ở đâu chính xác nhất

    Phương pháp tốt nhất là phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư vú hiệu quả từ sớm sẽ giúp việc điều trị khỏi bệnh có cơ hội cao, Bệnh ung thư vú khi phát hiện ở những giai đoạn đầu sẽ có khả năng chữa khỏi cao.Vì vậy, chị em nên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm để sớm phát hiện các bệnh nguy hiểm. Từ đó đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa và chữa khỏi bệnh.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...