Thoát Vị Đĩa Đệm Và Những Biến Chứng Của Nó

Thảo luận trong 'Sức khỏe GIA ĐÌNH' bắt đầu bởi hungbv1210, 1/1/19.

  1. hungbv1210

    hungbv1210 Đã đăng ký

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Nhà A12, Đường 800A, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
    1. Tìm Hiểu Về Thoát Vị Đĩa Đệm

    [​IMG]

    Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống (Trừ đốt sống C1:C2 không có đĩa đệm).
    Đĩa đệm gồm: màng sụn, vòng sợi bao bọc và nhân nhầy phía trong. Đĩa đệm có sự dàn hồi lớn, có khả năng biến dạng thuận theo lực tác động lên cột sống.
    Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ vòng sợi bị rách một phần làm cho nhân nhầy thoát ra hết bao xơ vòng sợi gây ra chèn ép màng cứng rể dây thần kinh hoặc chèn ép tủy sống.
    Bệnh thoát vị gây nên những cơn đau nhức thường xuyên và âm ỉ. Tùy theo từng vị trí bị thoát vị người ta có thể chia ra từng trường hợp khác nhau, về cơ bản bệnh thoát vị đĩa đệm được chia thành hai vùng:

    2. Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
    Bệnh nhân thường có triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay. Có những bệnh nhân có cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, đốt ngón tay. Có người bệnh còn có triệu chứng đau bốc lên đỉnh đầu, thậm chí hoa mắt, chóng mặt, đau tức hốc mắt.hồi phục lại, các biểu hiện đau sẽ mất đi. Vận động hạn chế, cơ yếu đi, lực yếu trong mọi hoạt động.

    Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
    Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn. Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có nhưng cơn đau rút chân khi cúi, ngửa.. Có người bệnh khi ngồi lâu, thường bị những cơn đau thắt lưng dữ dội, phải nằm nghiêng bất động.

    3. Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm:

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

    Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ để lâu sẽ khiến các cơn đau nhức gia tăng, cơn đau dữ dội thường xuyên hơn, đôi lúc ho, hắt hơi, cúi cũng có thể gây đau. Vùng cánh tay bắt đầu cảm thấy tê nhức, mất cảm giác, hoạt động cầm nắm, vận động yếu hơn. Tình trạng này kéo dài vài tháng vẫn không được điều trị sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị teo cơ, bại liệt vĩnh viễn.

    - Thiểu năng tuần hoàn não: Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép vào hệ thống động mạch đốt sống thân nên gây ra thiếu máu nuôi dưỡng cho não. Đặc biệt, hệ thống động mạch này cấp máu cho tiểu não, hành não, vùng chẩm nên bệnh nhân thường có biểu hiện đau đầu vùng chẩm và sau gáy lan lên đỉnh đầu, hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, đi không vững, ù tai,…

    - Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay: Đây cũng là những biểu hiện của bệnh lý cột sống cổ. Do các rễ thần kinh này xuất phát từ tủy cổ chui qua lỗ liên hợp nên khi đĩa đệm ở giữa lệch khỏi vị trí gây chèn ép vào tủy sống hoặc lỗ liên hợp gây tổn thương đến các rễ thần kinh này. Tùy theo mức độ thoát vị và vị trí nhân nhày thoát vị mà biểu hiện lâm sàng khác nhau như đau mỏi vai gáy, co cơ, đau lan xuống cánh tay một hoặc hai bên, đau kèm theo tê bì hoặc teo cơ cánh tay.

    - Hội chứng chèn ép tủy: thường có các biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác trong lúc cột sống cổ chỉ đau nhẹ hoặc không đau. Rối loạn vận động là triệu chứng nổi bật, lúc đầu thấy mất khéo léo bàn tay, dần dần xuất hiện các biểu hiện liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân, rối loạn về phản xạ và cơ vòng khiến tiêu tiểu mất chủ động. Rối loạn cảm giác thường biểu hiện tê bì các ngón tay. Thường giảm cảm giác đau và nhiệt.

    - Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: có các biểu hiện lâm sàng là chóng mặt ù tai, mất thăng bằng; mắt mờ từng cơn, đôi khi đau ở phần sau hốc mắt; đỏ mặt đột ngột, cơn hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng nhu động ruột, cơn đau ngực, khó nuốt do chèn ép thực quản.

    Ở các bệnh nhân hẹp ống sống cổ bẩm sinh, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mức độ nhẹ cũng có thể gây các triệu chứng lâm sàng nặng hơn. Một đặc điểm khác là thoát vị thường xảy ra cùng lúc ở nhiều đĩa đệm.

    Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

    - Đau rễ thần kinh: sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng này do quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Các cơn đau thường xuất hiện theo dải, kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu khiến cơn đau tăng mạnh.

    Trong quá trình di chuyển, người bệnh thường xuyên phải dừng lại một đoạn để nghỉ, do các cơn đau xuất hiện nhiều lần, cản trở lớn đến những hoạt động thường ngày.

    - Rối loạn cảm giác: biến chứng này thường xảy ra ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, phổ biến nhất là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.

    - Rối loạn vận động: người bệnh có thể bị bại liệt ở hai chân do rễ thần kinh chi phối.

    - Rối loạn cơ thắt: biểu hiện lúc đầu là bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiểm soát được, luôn có nước tiểu chảy rỉ ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ nước tiểu.

    - Hội chứng đuôi ngựa theo các tầng thoát vị đĩa đệm khác nhau (ở các vị trí đoạn đốt sống lưng khác nhau) với một số biểu hiện: rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, liệt vận động chi dưới.

    - Khi nhân nhầy thoát ra ngoài chui vào ống sống và làm hẹp không gian tủy sống, chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau cột sống thắt lưng, tê, buốt xuống chân, các cơ bị suy yếu, nặng có thể gây teo cơ, teo các chi thậm chí còn có thể bị tàn phế suốt đời.

    4. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm:

    Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cần bảo vệ các đốt sống luôn được khỏe mạnh. Muốn làm được điều đó, mỗi người cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cho khoa học.

    - Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho cổ và lưng.

    - Nằm, ngồi hay đứng đúng tư thế.

    - Lao động vừa sức, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để điều hòa sự lao động và phục hồi đĩa đệm.

    - Đeo đai cố định cổ và thắt lưng để hạn chế vận động các vùng đã bị đau do thoái hóa.

    - Tránh tình trạng mang vác vật nặng, gây ảnh hưởng đến sức chịu đựng của cột sống.

    - Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, không dùng các chất kích thích.

    - Tập luyện thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.

    - Thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ 6 tháng/1 lần.

    Theo Lương Y Đào Ngọc Thu.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...