Thiếu máu ở trẻ: Mẹ đã biết gì về căn bệnh này chưa?

Thảo luận trong 'CHĂM SÓC CON' bắt đầu bởi Gấu mỡ, 6/1/20.

  1. Gấu mỡ

    Gấu mỡ Đã đăng ký

    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bệnh thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm không? Đó là nỗi lo lắng và là thắc mắc thường gặp của rất nhiều bậc cha mẹ. Nhất là những người đang có con bị thiếu máu. Thiếu máu gây ra không ít hậu quả với sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

    Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ là gì?

    Sự bất thường trong huyết cầu tố

    Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Chính điều này sẽ làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết gây nên tình trạng thiếu máu.


    Thiếu dinh dưỡng thích hợp

    Để tạo hồng cầu, cơ thể của bé cần đủ lượng sắt, B12 và vitamin. Khi cơ thể thiếu sắt và vitamin, hồng cầu không được sản xuất đủ, dẫn đến thiếu máu. Điều này thường xảy ra ở những trẻ trên 1 tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng.


    Biến dạng trong tủy xương

    Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn tới sụt giảm sản xuất hồng cầu.


    Các triệu chứng thiếu máu ở trẻ em

    - Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc tái

    - Đường viền mí mắt và lớp da dưới móng ít hồng hơn bình thường

    - Cáu gắt, khó chịu

    - Sức khỏe hơi yếu

    - Dễ mệt


    Trẻ thiếu máu nặng có thể có các triệu chứng:

    - Thở dốc

    - Tim đập nhanh

    - Tay chân sưng phù

    - Ngoài ra, trẻ sơ sinh thiếu máu do vỡ hồng cầu có thể bị vàng da


    Nếu con bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng này, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Trong hầu hết các trường hợp, xét nghiệm máu đơn giản đã có thể chẩn đoán được bệnh thiếu máu.


    Phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng

    - Lựa chọn các thực phẩm giàu sắt như thịt, gan, trứng, đậu đỗ, nấm... Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C, giàu acid folic như các loại rau xanh thẫm, đậu quả, đậu hạt...

    - Phòng ngừa bệnh giun sán cho trẻ em, tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng một lần.

    - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng, các bệnh lý tiêu hóa để tăng cường khả năng tiêu hóa hấp thu dưỡng chất.

    - Bổ sung sắt cho các nhóm đối tượng:

    • Phụ nữ mang thai. Bổ sung viên sắt và acid folic là biện pháp phòng ngừa thiếu máu hữu hiệu nhất. Cần thực hiện ngay khi có thai và đều đặn trong suốt thai kỳ cho tới sau sinh một tháng.

    • Phụ nữ tuổi sinh đẻ. Cần uống viên sắt theo phác đồ dự phòng với liều 1 viên/tuần trong thời gian 16 tuần.

    • Trẻ sinh non, trẻ sinh đa thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân và trẻ thiếu sữa mẹ.

    Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách phòng ngừa bệnh thiếu máu cho con. Nếu cha mẹ vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay hotline 19001806 để được tư vấn và đặt lịch khám cùng các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông .
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...