Theo Giới Luật của Phật pháp thì trộm cắp sẽ gặp quả báo gì

Thảo luận trong 'TÂM SỰ, CHIA SẺ' bắt đầu bởi thutayho, 30/5/17.

  1. thutayho

    thutayho Đã đăng ký

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Năm giới và mười điều thiện được xem là cơ sở thiết lập đạo đức Phật giáo thì giới thứ hai “Không trộm cắp” là nhằm đảm bảo tính công bình và hướng tâm con người đi đến sự vô tham, vô sân, vô si.

    Một cá thể, một gia đình, một xã hội nếu không thực thi, giữ gìn giới này thì đừng có bao giờ đề cập đến việc thiết lập giá trị đạo đức, cao hơn là giá trị hạnh phúc thật sự. Trong một xã hội hiện đại, với một nền kinh tế thị trường, sự duy trì và gìn giữ giới này không chỉ là động lực phát huy nhân cách đạo đức, bảo đảm trật tự xã hội, trên hết là kích thích sự sáng tạo vô bờ bến của trí tuệ con người.

    [​IMG]

    Giới thứ hai từ Pali là Adinnadana veramani, nghĩa là Phật tử không được lấy của không cho. Ở các nước Phật giáo Nam tông như Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan v.v… Tăng sĩ sống bằng khất thực, chỉ nhận những thức ăn và các vật dụng khác được Phật tử tại gia thành tâm cúng dường. Còn Phật tử tại gia thì được khuyến khích nuôi sống mình và gia đình mình bằng nghề nghiệp thiện lành, chính đáng. Chánh mạng là một trong tám mục của Bát Chánh đạo. Chánh mạng là sống bằng nghề nghiệp chính đáng, lương thiện.

    "Tại sao Giới này lại dễ phạm được, mọi người đều cẩn thận gìn giữ và luôn miệng dạy con cháu phải thật thà, không tham lam, không xâm phạm của người cơ mà."

    Vậy thì chúng ta hãy tìm hiểu coi đạo Phật quan niệm thế nào là "trộm cắp". Hòa thượng Thích Diễn Bồi dạy rằng: "Không cho mà tự lấy là trộm cắp."

    Không cho mà tự lấy cũng có nhiều hình thức:


    1 -- Cướp lấy: Là dùng sức mạnh mà đoạt tài vật của người khác một cách ngang nhiên, công khai, ngay trước mặt khổ chủ, mặc kệ những sự chống đối, van xin của họ.
    2 -- Trộm lấy: Là tránh né sự có mặt của chủ món tài vật, hoặc là lựa lúc họ không chú ý, lén lút lấy đem đi.
    3 -- Hăm dọa để đoạt lấy: Biết được ai đó có điều bí ẩn mà họ lại muốn giấu giếm, bèn hăm dọa để đòi họ phải đút lót cho mình tiền bạc hoặc món đồ mà mình muốn.
    4 -- Lừa dối mà lấy: Là lợi dụng lòng tin của người mà lừa gạt người để lấy được món tài vật mà mình muốn.
    5 -- Gian dối để lấy: Đôi khi người ta làm những việc nho nhỏ, tưởng là không đáng kể, nhưng lại phạm vào Giới trộm cắp, thí dụ như có người viết một lá thư quá dài, đương nhiên thư quá nặng, bưu phí phải tăng lên. Để bớt bưu phí, họ gói thư ấy cuốn vào giấy báo hoặc tạp chí gởi đi cho nhẹ tiền cước phí. Đó là chuyện rất bình thường, thấy như không có gì là tội lỗi.

    Nhưng nếu nói theo Giới Luật của Phật pháp, điều ấy đã phạm giới trộm cắp, là trộm tiền của quốc gia. Hoặc thấy trong sở làm có nhiều loại linh tinh như bút, mực, giấy, đồ dùng lặt vặt, là những món đồ mà nhà mình cũng cần, bèn lượm về nhà xài, đây là những chuyện mà ngày nay người ta gọi là chôm chĩa. Hoặc lợi dụng chức vụ để bòn rút, mưu đồ chiếm đoạt tài nguyên của quốc gia hoặc của sở làm, ngày nay người ta gọi là móc ngoặc. Tuy người đời đã chế ra những từ ngữ tuy có vẻ nhẹ nhàng, nhưng về thực chất, tất cả những hành động ấy đều phạm vào Giới răn về trộm cắp.

    Bạn muốn biết thêm về thế giới tâm linh, phong thủy hãy truy cập ngay vào trang http://senvietdecor.com/tam-linh-phong-thuy/
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...