Tìm lại vóc dáng xưa sau sinh

Thảo luận trong 'Mẹ làm đẹp' bắt đầu bởi Shift, 23/5/15.

  1. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Hãy cùng Mẹ của bé.com tìm giải pháp hiệu quả khắc phục những tác dụng phụ này của thai kỳ và nhanh chóng lấy lại ‘chính mình sau sinh.

    [​IMG]


    Giãn tĩnh mạch
    Tình trạng giãn tĩnh mạch xảy ra khá phổ biến khi mang thai và kết quả là khiến cho đôi chân của mẹ kém thon gọn, bắp chân thô sau khi sinh. Các tĩnh mạch bị giãn thường vẫn có khả năng khôi phục trở lại bình thường, tuy nhiên mất khá nhiều thời gian. Các bác sỹ cũng khuyến cáo phụ nữ chỉ nên điều trị giãn tĩnh mạch nếu tình trạng này kéo dài tới sau khi đã cai sữa. Sau khi cai sữa, các tĩnh mạch không thể tự khôi phục có thể được điều trị bằng liệu pháp xơ hóa (tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch) khoảng 4-6 tuần một lần.

    Sa bàng quang
    Nếu mẹ vẫn còn bị ‘són tiểu’ sau khi sinh thì có thể đây là dấu hiệu của việc sa bàng quang, tức là bàng quang nằm ở vị trí thấp hơn so với trước đây. Lựa chọn phương pháp điều trị sa bàng quang phải tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Nếu nhẹ, các bài tập Kegel có thể dần dần đưa bàng quang trở về vị trí ban đầu, tuy nhiên cũng khá mất thời gian. Mặt khác, với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể đòi hỏi can thiệp phẫu thuật và chỉ nên thực hiện khi mẹ xác định sẽ không sinh nở nữa.

    Nám da
    Nám da được coi là một trong những ‘tác dụng phụ’ của thai kỳ khiến mẹ trở nên vô cùng mất tự tin khi để ‘mặt mộc’. Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, mẹ cũng có thể nhờ đến các liệu pháp tẩy trắng an toàn như sử dụng kem hydroquinone hay axit azelic hoặc điều trị bằng retinoid. Mẹ bị nám trầm trọng cũng có thể điều trị bằng tia laze hay xung ánh sáng cường độ cao.

    Mụn nhọt
    Dưới tác dụng của sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, mụn nhọt bắt đầu trở lại ‘tấn công’ da mặt mẹ bầu và thậm chí, tình trạng này còn tiếp tục kéo dài tới sau sinh. Rửa mặt sạch ít nhất 2 lần mỗi ngày chắc chắn là bước đầu tiên trong ‘công cuộc’ trị mụn này. Nếu bị mụn trứng cá nặng, mẹ cũng có thể tìm đến thuốc kháng sinh hay thuốc kê đơn trị mụn, tuy nhiên phải thật cẩn thận nếu vẫn còn cho bé bú. Bên cạnh đó, với các mẹ đã kết thúc thời kỳ cho con bú thì một số mặt nạ có chứa thành phần axit salicylic và retinol cũng mang lại tác dụng tương đối nhanh và lâu dài.

    Da nhăn nheo

    Coenzyme Q10 là một chất chống oxy hóa tự nhiên được tổng hợp bởi cơ thể, đồng thời cũng có thể tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Sau tuổi 30, khả năng tự tổng hợp coenzyme Q10 của cơ thể giảm xuống đáng kể khiến cho da mất đi độ đàn hồi vốn có, và kết quả là ngày dần trở nên nhăn nheo, mà rõ ràng nhất chính là phần da bụng của mẹ. Theo các bác sỹ, nếu mẹ cảm thấy da mình kém săn chắc hơn trước khi mang thai nhiều thì hãy nên sử dụng kem dưỡng ẩm công thức có chứa coenzyme Q10. Ngoài ra, phẫu thuật thẩm mỹ sử dụng sóng vô tuyến để kích thích quá trình sản xuất collagen và làm căng da cũng có thể nhanh chóng khôi phục làn da săn chắc cho mẹ.

    Rụng tóc

    Nguyên nhân của tình trạng rụng tóc nghiêm trọng là do sự suy giảm estrogen đột ngột sau sinh. Để khắc phục tình trạng này, bác sỹ khuyến cáo mẹ nên chú ý bổ sung vitamin B, protein, axit amin, và carbohydrate phức để nuôi dưỡng mái tóc. Ngoài ra, biotin, kẽm, sắt, selen và crom cũng giúp mái tóc phát triển nhanh và bóng mượt hơn.

    Theo Khám Phá
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...