Siêu âm đầu dò - điều cần biết trong cẩm nang làm mẹ

Thảo luận trong 'BẦU BÍ & SINH CON' bắt đầu bởi Gấu mỡ, 18/12/19.

  1. Gấu mỡ

    Gấu mỡ Đã đăng ký

    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Siêu âm đầu dò - điều cần biết trong cẩm nang làm mẹ

    Siêu âm đầu dò là kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu. Hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các bất thường ở tử cung; buồng trứng; vòi trứng; chẩn đoán mang thai giai đoạn sớm và ứng dụng trong khám, điều trị vô sinh, hiếm muộn hoặc chẩn đoán thai nhi nếu có biểu hiện bất thường.

    Siêu âm đầu dò là gì?

    Siêu âm đầu dò là một kĩ thuật chuyên sâu. Kỹ thuật này được thực hiện bởi đầu dò chuyên dụng giúp đánh giá các bệnh lý liên quan đến tử cung, các bệnh phụ khoa, buồng trứng,… độ chính xác cao hơn so với những hình thức siêu âm khác.

    Nếu bạn muốn biết rõ tình trạng bệnh có liên quan đến các cơ quan sinh sản hay không thì phương pháp này là một sự lựa chọn chính xác nhất. Câu hỏi đặt ra là siêu âm đầu dò có những ưu điểm gì và được chỉ định trong những trường hợp nào?

    Siêu âm đầu dò để làm gì?

    Siêu âm đầu dò thường có giá trị rất lớn ở trong việc hỗ trợ các bác sĩ sản phụ khoa để chẩn đoán các bệnh như các bệnh phụ khoa, hỗ trợ điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng, phát hiện thai sớm. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn hẳn các hình thức siêu âm khác.

    Đối với việc siêu âm đầu dò phụ khoa: có thể giúp chị em phụ nữ nhận biết được nhiều vấn đề như: các bất thường ở khu vực xương chậu, u nang buồng trứng, phát hiện sớm mang thai ngoài tử cung, u xơ buồng trứng,..

    Đối với siêu âm thai đầu dò: Thường áp dụng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu đem lại độ chính xác cao hơn so với siêu âm đường bụng. Siêu âm đầu dò sẽ giúp các mẹ bầu xác định được thai ở giai đoạn sớm hơn khoảng một tuần, đánh giá các khối u ở tử cung buồng trứng, đánh giá được tim thai ở giai đoạn sớm 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, nó thường chỉ được áp dụng ở giai đoạn sớm khi thai nhỏ còn khi thai đã lớn thì các mẹ bầu nên sử dụng các phương pháp siêu âm qua bụng để không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

    Khi nào cần tiến hành siêu âm đầu dò?

    Với những trường hợp sau thì mẹ cần thực hiện siêu âm ngay: Thăm khám để kiểm tra các bất thường ở vùng chậu; mang thai ngoài cổ tử cung; kiểm tra u nang buồng trứng hay u xơ tử cung; kiểm tra vị trí thích hợp để có thể đặt vòng tránh thai. Bác sĩ cũng có thể chỉ định việc thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo ở trong thai kỳ để:

    • Theo dõi nhịp tim thai nhi.

    • Quan sát cổ tử cung nhằm phát hiện các bất thường có thể dẫn tới những biến chứng thai kỳ như sẩy thai hoặc sinh non.

    • Xác định các nguyên nhân gây chảy máu bất thường.

    • Chẩn đoán sẩy thai.
    Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật siêu âm đầu dò

    Kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo được bác sĩ tiến hành sau khi người bệnh đã đi tiểu hết để bàng quang được rỗng. Tiếp đến, một đầu dò đặc biệt sẽ được đưa vào âm đạo để quan sát các cơ quan sinh dục.

    – Ưu điểm: Siêu âm đầu dò âm đạo giúp bác sĩ quan sát rõ hơn các cơ quan sinh dục, phát hiện các bệnh lý vùng tiểu khung mà đầu dò ngoài khó có thể quét đến.

    – Hạn chế: Phương pháp này không được áp dụng với trẻ em, phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay màng trinh chưa rách, dị dạng đường sinh dục. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang bị viêm nhiễm cấp khu vực âm hộ, âm đạo…cũng không nên áp dụng phương pháp này.

    Siêu âm đầu dò âm đạo có nguy hiểm không?

    Siêu âm đầu dò âm đạo an toàn, không gây đau đớn tuy nhiên sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Đối với phụ nữ mang thai, nó không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi như lâu nay nhiều người vẫn lầm tưởng.Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ không đưa hẳn đầu dò vào đến cổ tử cung nên không gây ra bất kỳ tổn thương nào đến cổ tử cung và tử cung.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...