PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮ OẸ VÀ NGHẸN Ở TRẺ SƠ SINH THEO PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM BLW.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc con' bắt đầu bởi ngoclan2312, 11/6/19.

?

PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮ OẸ VÀ NGHẸN

  1. hay

    0 phiếu
    0.0%
  2. bổ ích

    0 phiếu
    0.0%
Multiple votes are allowed.
  1. ngoclan2312

    ngoclan2312 Đã đăng ký

    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Nỗi lo lắng của hàng loạt bố mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm BLW (phương pháp ăn dặm tự chủ cho trẻ) chính là hiện tượng con bị mắc nghẹn, nôn oẹ khi tập ăn những thức ăn rắn.

    Tuy nhiên, bố mẹ hãy hạ nhiệt những băn khoăn, lo lắng đó xuống ngay lập tức nhé, bởi không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy rằng, bé thực hành phương pháp ăn dặm BLW có nguy cơ mắc phải triệu chứng nghẹn cao hơn so với các bé thực hành phương pháp ăn dặm truyền thống bằng thìa.

    Tất cả các bé đang trong thời kỳ ăn dặm đều có phản xạ oẹ gần phía trước vòm miệng của bé.

    Phản xạ oẹ ở trẻ sơ sinh là gì?

    [​IMG]

    Khi có thức ăn hay các vật thể lạ khác xâm phạm vào đường thở của bé, trẻ sẽ ngay lập tức sinh ra phản xạ oẹ. Bởi phản xạ oẹ sẽ diễn ra trước phản xạ nghẹn, nên bố mẹ sẽ thấy hiện tượng nôn oẹ ngay lập tức khi con đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng.

    Trẻ càng lớn, phản xạ này càng được đưa sâu vào vòm họng, khả năng phản xạ khi lớn sẽ kém hơn. Vì thế, mẹ nên cho trẻ làm quen với phương pháp ăn dặm tự chủ ngay từ sớm nhất, ăn dặm bằng tay (7-8 tháng tuổi).

    Hầu hết, các trẻ đều tự điều chỉnh hành động ăn, nhai thế nào cho phù hợp để tránh tối đa nhiều thứ được đưa vào miệng; và hiện tượng bé bị oẹ khi ăn cũng là điều vô cùng bình thường.

    Nhận biết sự khác nhau giữa oẹ và nghen ở trẻ sơ sinh:

    [​IMG]

    Bé mắc chứng nghẹn khi xương sườn và lồng ngực bị kéo vào gây khó thở, con không thể phát ra âm thanh vì dây thanh quản bị chặn. Mẹ phải ngay lập tức sơ cứu cho trẻ bằng cách vỗ vào lưng hoặc ấn sâu vào lồng ngực để dị vật được đẩy ra khỏi đường thở.

    Trẻ bị oẹ chỉ hơi đỏ mặt, ho khan tạo tiếng động nhỏ, việc này không hề ảnh hưởng gì đến bữa ăn của con. Sau khi oẹ, con có thể tiếp tục ăn ngon miệng như không có bất kỳ chuyện gì xảy ra.

    Để giảm thiểu rủi ro bị nghẹn của bé, mẹ nhất định phải tuân thủ một số quy tắc nghiêm ngặt sau đây:

    [​IMG]

    Chỉ bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi con đã ngẩng đầu được và ngồi thoải mái trên ghế tập ăn, không cho con ăn dặm khi bé chưa ngồi được hoặc ngồi chưa vững.

    Chuẩn bị cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW một cách thật cẩn thận, mẹ có thể cắt rau, củ, trái cây theo chiều dài, vừa tay cầm của trẻ, loại bỏ hạt, xương thịt cá hoàn toàn ra ngoài (lưu ý với thực phẩm dai, như thịt động vật phải ninh thật nhừ trước khi bày ra cho trẻ).

    Cắt thức ăn sao cho có hình que, với kích thước phù hợp với tay nắm của trẻ và để phần đầu thức ăn được lộ ra ngoài.

    Không bật ti vi, laptop… để bé có thể tự tập trung thưởng thức bữa ăn của mình.

    Ngồi im quan sát, hỗ trợ và theo dõi bé trong suốt quá trình ăn.

    Đặt một cốc nước nhỏ trong tầm với của trẻ. Đối với bé nhỏ hơn, mẹ có thể sẵn sàng tiếp nước bằng muỗng khi con cần.

    Nghẹn và oẹ ở trẻ sơ sinh trong thời gian ăn dặm có rất nhiều điểm khác biệt nhau và mẹ cần phải lưu ý. Thường xuyên theo dõi kênh Mẹ và Bé của Nanakids để cập nhật nhanh các xu hướng nuôi con an toàn và khoa học nhất mẹ nhé.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...