Nỗi lo của viêm mũi dị ứng

Thảo luận trong 'GIA ĐÌNH SỐ' bắt đầu bởi nhocsieuquay, 17/7/17.

  1. nhocsieuquay

    nhocsieuquay Đã đăng ký

    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nỗi lo của viêm mũi dị ứng


    Viêm mũi dị ứng
    là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin

    Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh hay gặp ở người cao tuổi, bệnh gây nên nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh có thể chuyển sang dị ứng phế quản, dẫn đến hen phế quản.

    Nguyên nhân gây nên:

    § Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve…

    § Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua…

    § Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…

    § Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mưa bão… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng.
    [​IMG]

    Phân loại:

    Viêm mũi dị ứng có hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ.

    Loại có chu kỳ thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm. Người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, thêm vào đó có thể thấy ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn như vậy, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ có triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn giữa 2 cơn.

    Viêm mũi dị ứng có các biểu hiện chính như sau:

    § Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong)

    § Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai

    § Đau họng và khạc đàm kéo dài

    § Ho khan

    § Cảm giác giống người bị “cảm” kéo dài

    § Bị rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy

    § Mất mùi và mất vị giác, khó tập trung

    § Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.


    Viêm mũi dị ứng thật đa dạng và nhiều nguyên nhân, những trường hợp có cơ địa dị ứng cần cảnh giác cao với viêm mũi dị ứng. Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Và nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng.

    Phòng tránh như nào?

    Cần vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

    Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Cần bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc).

    Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Vì vậy, cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường.

    Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm.

    Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn.

    Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc để điều trị.

    Nên sử dụng thuốc đặc tri viêm mũi có thể kể đến như Xisat theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu nghi ngờ bị bệnh.

    Bên cạnh đó bạn có thể chăm sóc mũi của mình bằng dung dịch natri clorid. Liều lượng và cách dùng như nào chi tiết tại link: thuochanoi.com/ringerlactat500ml-biet-duoc-natri-clorid-cung-cap-chat-dien-giai-771.html
     
  2. hakhamboki

    hakhamboki Đã đăng ký

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Bé nhà mình khi mà thời tiết chuyển mùa là hay bị viêm mũi và các bệnh về đường hô hấp. Mình thường chỉ rửa mũi cho bé bẳng nước muối sinh lý rồi mới cho đi khám. Còn muốn uống thuốc gì và tra thêm thuốc gì là phải theo chỉ định của bác sỹ chứ không dám tự ý kê thuốc được.
     
    nhocsieuquay thích bài này.
  3. nhocsieuquay

    nhocsieuquay Đã đăng ký

    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    bạn làm như vậy là đúng rồi ạ.
    Chúc bé nhà bạn mạnh khỏe ạ.
    :D
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...