Phương Pháp Điều Trị Những điều cần biết về xạ trị ung thư

Thảo luận trong 'UNG THƯ' bắt đầu bởi TrangLa, 9/11/17.

  1. TrangLa

    TrangLa Đã đăng ký

    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm và nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay có một số biện pháp hỗ trợ điều trị ung thư như: hóa trị và xạ trị. Vậy đối với phương pháp xạ trị ung thư thì các bạn cần phải biết những gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!

    Xạ trị ung thư là gì?

    Xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao để phá vỡ các tế bào ung thư nhằm làm mất khả năng sinh sản của chúng và làm thu nhỏ lại kích thước của khối u.

    Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ trong điều trị ung thư, cũng có thể sử dụng với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hay hóa trị để nâng cao hiệu quả của điều trị. Trong nhiều trường hợp, xạ trị được tiến hành trước khi phẫu thuật để giúp giảm kích thước khối u, đồng thời sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư có thể còn sót lại và giảm nguy cơ tái phát. Đối với ung thư giai đoạn muộn, xạ trị có thể giúp giảm các triệu chứng như đau đớn, chảy máu hoặc tắc các cơ quan nội tạng nhằm kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

    Các phương pháp xạ trị

    Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân, loại ung thư và giai đoạn bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xạ trị bên ngoài, xạ trị nội bộ hoặc xạ trị dùng thuốc.

    Xạ trị bên ngoài: Là cách xạ trị thường được áp dụng nhất. Trong đó, tia xạ được chiếu tới khu vực ung thư từ máy chiếu xạ ở ngoài cơ thể, thường là máy gia tốc tuyến tính. Xạ trị từ bên ngoài cho phép điều trị ung thư trên diện rộng và có thể điều trị nhiều vùng cơ thể cùng một lúc (như khối u chính và những hạch bạch huyết lân cận).

    Xạ trị bên trong (xạ trị nội bộ): Người bệnh được đặt một vật chứa chất phóng xạ vào bên trong khối u hoặc bên trong khoang của cơ thể gần với khối u. Phương pháp này cho phép tập trung một liều xạ lớn đến một vùng nhỏ trong cơ thể, thường được sử dụng trong những trường hợp cần liều xạ cao hoặc liều xạ cao hơn mức chịu đựng của những mô bình thường nếu được đưa vào từ bên ngoài. Nguồn phóng xạ có thể được đặt tạm thời hoặc lâu dài tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân

    Xạ trị bằng thuốc: Thuốc xạ trị là những loại thuốc có chứa chất phóng xạ được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc dựa vào các khoang của cơ thể. Tùy thuộc vào loại thuốc và cách đưa thuốc vào cơ thể mà những vật chất phóng xạ sẽ đến các vùng cơ thể khác nhau để tiêu diệt các tế bào ung thư.

    Một số tác dụng phụ của xạ trị:

    Trong quá trình xạ trị ung thư có thể sử dụng các màng chắn đặc biệt để bảo vệ các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể. Tuy nhiên, một số tế bào khoẻ mạnh vẫn có thể bị ảnh hưởng của tia xạ gây một số tác dụng phụ đối với cơ thể. Vùng điều trị khác nhau sẽ có những phản ứng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân xạ trị ung thư là:

    - Vùng da chiếu xạ bị bạc màu, nhạy cảm.
    - Buồn nôn, nôn và chán ăn.
    - Xạ trị ở vùng bụng có thể gây tiêu chảy.
    - Xạ trị vùng cổ và họng có thể gây đau cổ, khô miệng hoặc thay đổi vị giác.
    - Mệt mỏi sau 1 – 2 tuần đầu xạ trị.

    Hầu hết các tác dụng phụ của xạ trị sẽ giảm dần và biến mất sau khi kết thúc điều trị, bởi các tế bào bị ảnh hưởng của xạ trị có khả năng hồ phục lại bình thường. Tuy vậy, nếu những tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần báo với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra thêm.

    Bên cạnh việc điều trị ung thư bằng xạ trị thì các bạn nên tìm hiểu và sử dụng một số sản phẩm từ nấm linh chi như: linh chi hqgano. Để tìm hiểu các sản phẩm về nấm hqgano các bạn xem thêm tại trang web: http://linhchihqgano.com.
    Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ để đạt được hiệu quả tốt nhất các bạn nhé!

    Chúc các bạn sức khỏe!
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...