Những bí quyết chăm sóc sau sinh - Phòng bệnh viêm tuyến sữa sau sinh

Thảo luận trong 'BẦU BÍ & SINH CON' bắt đầu bởi nan977902, 5/2/18.

  1. nan977902

    nan977902 Đã đăng ký

    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Viêm tuyến sữa là bệnh thường gặp, nhất là ở các mẹ sinh con lần đầu. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng 3 - 4 tuần đầu sau khi các mẹ cho con bú. Để có thể chăm sóc sau sinh tốt nhất sau đây là một số kinh nghiệm về căn bệnh này.

    Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến sữa sau sinh

    Tác nhân gây bệnh viêm tuyến sữa sau sinh vi khuẩn tụ cầu vàng và liên cầu. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sữa tươi ngưng tụ, tiết sữa bị tắc. Các mẹ khi sinh con lần đầu vú còn non nớt, lại thêm cho con bú lần đầu thường sẽ không đúng cách, khiến bé dễ gây tổn thương da đầu núm vú, hình thành các vết nứt.
    Đặc biệt, ở các mẹ có núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng quá khiến trẻ bú khó khăn nên trẻ sẽ cắn mút đầu ti, hình thành nên các vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới kích thích của trẻ khi bú, đầu vú của các mẹ sẽ nứt rộng hơn. Khi đầu vú đã nứt thì việc cho trẻ bú sẽ gây đau đớn, các mẹ sẽ cho trẻ bú không đều, thậm chí không cho bú tiếp. Khi đó, vi khuẩn bên ngoài sẽ dễ xâm nhập vào tuyến sữa qua các vết nứt của đầu vú và nhanh chóng sinh sôi dẫn đến viêm tuyến sữa.

    Biểu hiện của căn bệnh viêm tuyến sữa
    [​IMG]
    Các mẹ sẽ cảm thấy ớn lạnh người nóng ran, bầu vú se cứng lại, nổi lên các cục hồng và gây đau. Nếu không điều trị kịp, bệnh sẽ tiến triển nhanh, gây đau đớn cục bộ, chỉ ấn nhẹ vào cũng đau giãy lên, sốt cao không hạ nhiệt, dẫn tới mưng mủ, thậm chí có thể dẫn tới chứng bại huyết. Vì vậy, nên tích cực đề phòng và trị liệu căn bệnh này là một trong những yếu tố quan trọng chăm sóc sau sinh.

    Cách điều trị bệnh viêm tuyến sữa

    Các mẹ cần điều trị càng sớm càng tốt, ngay từ khi lúc mới có biểu hiện ban đầu. Khi cho con bú mà các mẹ cảm thấy đau đầu vú, sau khi bé bú hãy bôi kháng sinh dạng mỡ, dầu gan cá. Nếu đầu vú các mẹ đã nứt, có thể tạm dừng cho con bú trực tiếp mà hãy dùng các dụng cụ hút sữa. Nếu các mẹ đã viêm tuyến sữa cấp tính thì điều trị theo toa của bác sĩ. Nếu đã mưng mủ thì bắt buộc các mẹ phải đến các cơ sở y tế để rạch lấy hết mủ ra.
    Trong thời kỳ đầu các mẹ mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc quá bằng phẳng thì phải kéo dần ra ngoài hằng ngày nhất là khi mang thai ở tháng thứ 5, nên phải rửa sạch, sau đó bôi ít dầu ăn, khiến cho lớp da đầu vú dày và vững hơn, khi sinh nở và cho bé bú sẽ không nứt nữa. Tiếp đến, cần cho bé bú đúng giờ, mỗi lần bú không nên quá dài, chừng khoảng 10 - 15 phút là đủ, không để bé ngậm đầu ti ngủ. Mỗi lần cho bé bú phải sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia, nếu bú không hết thì vắt hết ra ngoài. Lần kế tiếp cho bú thì lại bú ngược lại. Làm như vậy để tránh việc sữa không được bú hết sẽ tích tụ lại.
    Khi nhận thấy các triệu chứng của căn bệnh viêm tuyến sữa, các mẹ cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị thích hợp. Hoặc các mẹ có thể tham khảo thông tin về các cách chăm sóc sau sinh ở các trung tâm hoặc bệnh viện.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...