Hà Nội Nhà May Mắn : Ngôi nhà xây bằng những yêu thương

Thảo luận trong 'Dịch vụ khác' bắt đầu bởi rickyson280287, 18/7/22.

  1. rickyson280287

    rickyson280287 Đã đăng ký

    Bài viết:
    2,701
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    TĐO – Năm 1993, Aline Rebeaud, cô họa sĩ 21 tuổi người Thụy Sĩ đã chọn Việt Nam làm điểm đến trong hành trình khám phá Châu Á của mình. Và trong suốt 25 năm qua, đất nước tưởng chừng xa lạ ấy đã trở thành quê hương thứ hai của cô…
    [​IMG]
    Chính những số phận bất hạnh đã níu giữ Tim ở lại Việt Nam. Ảnh Maison Chance.​
    Dừng chân nơi đất lạ

    Trong lịch trình của mình ở Việt Nam, cô gái trẻ đã có một chuyến thăm tới một bệnh viện tâm thần, nơi cô chứng kiến cảnh một bệnh nhân tuổi thiếu niên đang bị xích trong một góc phòng lãnh lẽo. Cậu bé tên Thành, ngoài chứng bệnh tâm thần, cậu còn đang phải chịu đựng chứng rối loạn tim mạch, gan và phổi.

    Chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó, Aline Rebeaud không thể làm ngơ. Cô quyết định đưa Thành đến Bệnh viện Tim mạch Nguyễn Tri Phương (nay là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quận 5, TP.HCM). Ở đó, cô đã dành ba tháng chăm sóc tận tình cho cậu bé như một người ruột thịt, bởi Thành không có người thân nào bên cạnh.

    Và từ ấy, cô gái Thụy Sĩ được người ta gọi với cái tên Việt Nam trìu mến: Tim, tim trong từ “trái tim”, biểu tượng của tình yêu thương và lòng nhân ái.

    Sau ba tháng, Thành được xuất viện, được Tim đưa về trong một căn nhà trọ ở khu Bà Quẹo, quận Tân Bình. Thời gian này, Tim vét tiền túi và bán tranh, và đưa thêm những trẻ em lang thang, mồ côi… về nuôi.

    Ngoài trẻ em cơ nhỡ, Tim còn cưu mang thêm người khuyết tật nặng, thậm chí nằm liệt giường. Họ đều được chăm nuôi bằng tiền túi và tiền bán tranh của Tim.

    Cứ thế, cô gái 20 tuổi tóc vàng, mắt xanh đã không ngại ngần dang tay đón lấy những mảnh đời thiệt thòi, những con người hoàn toàn xa lạ. Cô thậm chí không ngại ngần tắm rửa, làm vệ sinh cho những người bệnh bị lở loét do nằm lâu ngày, tận tình như người ruột thịt.

    Dành cả thanh xuân cho những người bất hạnh

    Số tiền dành dụm từ việc bán tranh cũng cạn dần mà số người cần giúp thì cứ nhiều thêm. Tim phải viết thư nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ. Thấy không thể xoay mãi trong chỗ trũng, Tim về Thụy Sĩ thành lập hiệp hội Nhà May Mắn (tên tiếng Pháp: Maison Chance) để kêu gọi sự đóng góp của những nhà hảo tâm từ khắp nơi trên thế giới.

    Cuối năm 1994, Tim mua được mảnh đất ở Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân để xây Nhà May Mắn dần thành hình và cứ thế phát triển nhờ sự tận tâm, cách tổ chức khoa học của Tim.

    Năm 1995, một chương trình giáo dục đặc biệt dành cho những thành viên của Nhà May Mắn được khởi động, bởi Tim ý thức rất sâu sắc, việc cần làm cho những người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn chính là trao cho họ cơ hội để tự đứng vững chân đôi chân của chính mình.

    Kể từ đó, Nhà May Mắn đã không chỉ còn là một mái nhà trú ngụ, mà đã trở thành một ngôi trường, nơi những người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn được học chữ, làm quen với hội họa, tham gia hoạt động phục hồi chức năng.

    Đến năm 1999, Nhà May Mắn mở thêm chương trình đào tạo nghề, gồm tin học, thời trang và thiết kế mẫu in trên vải, giúp học viên có thể tìm được công việc thích hợp với khả năng của mình, tự đem lại may mắn cho bản thân.

    Hoạt động đào tạo nghề của Nhà May Mắn dần trở nên chuyên biệt hóa khi 7 năm sau Trung Tâm Chắp Cánh được thành lập. Nằm cách mái ấm Nhà May Mắn 1km, nơi đây bao gồm những xưởng may, vẽ, vi tính, và nghề mộc (mỹ nghệ).

    Vào tháng Giêng năm 2011, trung tâm thứ ba của Nhà May Mắn được mở cửa mang tên Làng May Mắn. Đây là nơi tập hợp những căn hộ phù hợp cho người khuyết tật tại Việt Nam và có giá thành thấp hơn so với giá thị trường.

    Không giống như nhiều tòa nhà được xây dựng trước đây, những tòa nhà tại Làng May Mắn được thiết kế đặc biệt để người khuyết tật có thể di chuyển, ngay cả trong trường hợp mưa lớn. Làng còn có một hồ bơi để chăm sóc cho người khuyết tật, một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, một nhà trẻ và một nhà hàng được điều hành bởi những thành viên sống trong Nhà May Mắn.

    Sau khi khánh thành Làng May Mắn năm 2011, tổ chức đã thực hiện một khóa đào tạo nghề về nhà hàng cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhờ đó, sau khóa học này các em có thể có một công việc ngay tại Nhà May Mắn, tại xưởng mỹ nghệ hoặc nhà khách, nhà hàng May Mắn, tiệm bánh May Mắn, hoặc tìm việc làm ở môi trường ngoài.

    Điểm đặc biệt của Nhà May Mắn chính là tính “mở”. Ở đây, những người khách ghé thăm, không kể màu da, tiếng nói, tuổi tác, đều được chào đón bằng tất cả sự thân thiện và nồng nhiệt nhất.

    Khi tham gia mô hình du lịch chia sẻ Nhà khách May Mắn, họ được hòa mình vào thế giới của trẻ em mồ côi, người khuyết tật, cùng sinh hoạt, học tập, tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ, may thêu, nấu ăn.

    Chi phí khách chi trả sau đó sẽ được sử dụng trực tiếp vào nguồn quỹ của Nhà May Mắn.
    [​IMG]
    Tim và những đứa con của mình ở Nhà May Mắn. Ảnh Maison Chance.​
    Tham khảo : hạt mắc ca sấy khô Nhà May Mắn

    Tiếng lành đồn xa, hầu như tuần nào Nhà May Mắn cũng đón tiếp những vị khách đến từ khắp năm châu, gần đây nhất là sinh viên Đại Học Hannam (Hàn Quốc), Đại Học Creighton, (Mỹ), Đại học Geneva (Thụy Sĩ), học sinh trường Trung học Nam sinh Công giáo Singapore, trường quốc tế Brunei, v.v…

    Những vị khách trẻ tuổi đã dành thời gian hướng dẫn cho các em học sinh về văn hoá đất nước mình, dạy ngôn ngữ, khám sức khỏe, cùng các em vui chơi, và cùng những tình nguyện viên Nhà May Mắn sửa sang, chăm chút cho cơ sở vật chất tại đây, như quét vôi lại tường, sơn lại cửa, trang trí phòng học, trồng hoa.

    Những chuyến thăm như thế không chỉ đem lại cho Nhà May Mắn những nụ cười, mà còn đem lại cho những người khách một trải nghiệm mới về hạnh phúc đến từ sự sẻ chia.

    Miệt mài với những “điều không thể”

    25 năm miệt mài mang may mắn đến cho hàng ngàn mảnh đời, với Tim chưa bao giờ đủ.

    Tim kể mỗi lần làm dự án mới, mọi người đều nói cô “điên”, nhưng rồi Tim chứng minh cho mọi người thấy, với một “trái tim nóng” thì không có gì là không thể.

    Mới đây, trên trang facebook của mình, Tim có đăng bức ảnh toàn cảnh một khu nhà khang trang mới xây dựng, nằm xen giữa màu xanh cây lá, với điểm nhấn là một bể bơi hình trái tim. Đó chính là dự án mới nhất Tim và các cộng sự: Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Nhà May Mắn ở huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông.
    [​IMG]
    Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Nhà May Mắn tỉnh Đắk Nông nhìn từ trên cao. Ảnh Tim Aline Rebeaud.​
    Lý do Tim chọn nơi đây để thực hiện dự án bởi địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho người khuyết tật, và nhất là địa phương này có nhiều người bị di chứng chất độc da cam trong khi Đắk Nông chưa có trung tâm bảo trợ cho người khuyết tật đúng nghĩa.

    Tim dự tính khi dự án đi vào hoạt động hỗ trợ được 250 người, trong đó sẽ có 30 em bại não, 30 em khuyết tật ngồi xe lăn, 30 em mồ côi và một số thành viên khuyết tật ở Nhà May Mắn tại TP.HCM chuyển lên. Số còn lại là các em nhỏ dân tộc do nhà nghèo, không có điều kiện học hành sẽ được dạy chữ, dạy nghề. Điều đặc biệt, ở đây sẽ nuôi nhiều động vật, đặc biệt là ngựa để hỗ trợ trị liệu cho người khuyết tật. Đây là phương pháp trị liệu hiệu quả được thế giới công nhận nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam.

    Những tâm nguyện của Tim đang dần được hiện thực hóa. Ngày 16/8 vừa qua, Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Nhà May Mắn tỉnh Đắk Nông đã chào đón những thành viên đầu tiên, mang cơ hội tới trường cho 103 trẻ em khó khăn, đa phần là người dân tộc thiểu số.

    *Những điều ít biết về Tim và Nhà May Mắn:

    –Cái duyên với Việt Nam bắt đầu khi Tim mới 10 tuổi. Một lần mẹ đưa đi thư viện, giữa hàng ngàn cuốn sách, Tim đã chọn ngay cuốn sách tiếng Pháp có tựa “Viet Nam”.

    – Sau hơn 20 năm gắn bó với Việt Nam, Tim đã nhập quốc tịch Việt Nam. Tên tiếng Việt của cô là Hoàng Nữ Ngọc Tim.

    – Từ một mô hình tự phát, năm 1998, Tim và bè bạn đã phát triển Nhà May Mắn thành một tổ chức nhân đạo phi chính phủ (NGO) được công nhận tại Việt Nam. Nhà May Mắn hiện có hơn 70 nhân viên và hàng chục tình nguyện viên, trong đó có 11 người nước ngoài thường xuyên sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động của tổ chức.

    – Trong quá trình thực hiện dự án ở Đăk Nông, Tim từng phải nhập viện vì làm việc quá sức. Gần 5 năm qua, kể từ ngày ấp ủ rồi triển khai dự án, Tim đi lại như con thoi tới nhiều nước để vận động kinh phí, bận rộn viết hồ sơ, gửi đề cương chi tiết cho hàng trăm đối tác ở nước ngoài để xin tài trợ.

    Doanh nghiep xa hoi o SG - Nhà May Mắn

    Địa chỉ: 19A, Đ. Số 1, Kp 9, P. Bình Hưng Hoà A Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

    Hotline : 090 906 2528

    Web site : maison-chance.org/shop
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...