Những điều mà mẹ của bé cần biết khi sinh đa thai, song thai

Thảo luận trong 'Sinh em bé' bắt đầu bởi Shift, 7/4/15.

  1. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Trên thực tế việc sinh đa thai đồng nghĩa tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và con. Do vậy, gần như đã thành một quy luật, kể từ khi có kết quả xác nhận mang đa thai, các bà mẹ thường cùng bác sĩ bắt đầu lập kế hoạch sao cho việc sinh nở của họ được diễn ra an toàn và tốt đẹp nhất có thể. Bởi chúng ta cần phải xác định rằng sự an toàn của mẹ và bé luôn là mục tiêu tối quan trọng.
    [​IMG]
    Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mình sẽ sinh thường, và do vậy không chuẩn bị kế hoạch cho những can thiệp y tế nào cho đến khi đối mặt với thực tế. Thật vậy, khả năng cần đến sự hỗ trợ của những y cụ như kẹp hoặc dụng cụ hút, hoặc phải thực hiện mổ lấy thai đối với các ca song sinh trở lên là cao hơn rất nhiều so với một ca sinh đơn thai bình thường.

    Các bác sĩ sản khoa có các tiêu chí xử lý riêng cho các ca sinh đa thai. Và để đảm bảo an toàn cũng như để tránh các nguy cơ kiện tụng trên thực tế, họ chỉ đề nghị sinh mổ khi có đa thai.

    Việc mang đa thai luôn cần được theo dõi chặt chẽ. Do vậy, điều quan trọng là thai phụ phải có được sự chăm sóc sản khoa cẩn thận và tỉ mỉ nhất. Cần phải sớm lập kế hoạch cho việc sinh nở ở đâu và như thế nào. Đối với những người sống ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa thì việc di chuyển chổ ở thường là cần thiết. Địa điểm lý tưởng để chuyến đến là các thành phố hoặc các quận huyện lớn, nơi có các bệnh viện phụ sản và các cơ sở hộ sinh uy tín.Tuy nhiên, cho dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mấy, vẫn có trường hợp phải chuyển các em bé và bà mẹ bằng đường bộ hoặc đường không đến bệnh viện phụ sản lớn ở tuyến trên.

    Điều quan trọng bạn cần nhớ là không thể có một kế hoạch nào là hòan hảo với tất cả các ca sinh đa thai. Tùy vào mỗi tình huống của người mẹ mà các bác sĩ sản khoa sẽ đề xuất cách thức và địa điểm để thai phụ hạ sinh các em bé tốt nhất và an toàn nhất..
    [​IMG]
    Bạn cần chuẩn bị những gì?
    Chuẩn bị mọi thứ sớm và kỹ càng luôn tốt cho bạn và gia đình bạn. Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị “hành lý” đi bệnh viện từ sớm. Nên viết ra các việc cần làm, đồng thời lên danh sách sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của ai trong gia đình và bạn bè sau khi em bé ra đời.

    Trong trường hợp sinh đa thai, nếu có khả năng tài chính thì bạn cũng nên đầu tư để cho các tiện ích hiện đại như máy rửa chén, máy sấy quần áo, hay các thiết bị gia dụng khác. Ngoài ra,cũng nên dự trữ sẵn nhu yếu phẩm trong nhà và những món cần thiết cho em bé một cách chu đáo và đầy đủ.

    Nên tránh bắt tay vào việc sửa nhà vào thời gian trước ngày dự sinh. Mặc dù có nhà mới để đón em bé thật sự là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng thực tế sẽ luôn có khả năng bạn phải chi quá ngân sách và phải mất nhiều thời gian hơn cho việc này..

    Những rủi ro cụ thể khi sinh đa thai
    • Sinh non, tức là sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non thường cần sự chăm sóc đặc biệt (xem bên dưới).
    • Thai nhi bị hạn chế tăng trưởng - thường là do tử cung chật chội không đủ chỗ cho các bé phát triển đầy đủ.
    • Khi bào thai phát triển thì hiện tượng tăng huyết áp ở mẹ là phổ biến. Tuy nhiên, thai phụ cần phải được theo dõi chặt chẽ trong trường hợp huyết áp tăng quá cao.
    • Bong nhau thai có hoặc không có xuất huyết.
    • Nhau tiền đạo: Đây là tình huống mà nhau thai nằm một phần hoặc hoàn toàn choàng qua cổ tử cung và có khả năng ngăn thai nhi di chuyển xuống qua cổ tử cung.
    • Người mẹ thiếu máu: tùy thuộc vào lượng sắt và các tế bào hồng cầu trong máu của người mẹ mà có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và giảm lượng truyền ôxy ở các em bé.
    • Các rủi ro có thể xảy ra cho các em bé: gồm chứng bại não, khó thở do phổi chưa trưởng thành, khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể và/hoặc lượng đường bình thường trong máu, ăn uống khó khăn, và bệnh vàng da.
    • Các vấn đề liên quan đến thể tạng do sinh non.
    Sinh đa thai được kiểm soát như thế nào?
    • Trước tiên, bạn cần phải được ở trong hoặc gần khu vực để có thể nhanh chóng đến một bệnh viện phụ sản lớn, nơi có trung tâm hoặc bộ phận đặc biệt chăm sóc chuyên sâu cho trẻ sơ sinh.
    • Thông thường, vào giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn sẽ được tư vấn sớm rằng có thể cần phải chọn phương pháp sinh mổ. Nếu bạn đã từng sinh mổ trước đó hoặc từng gặp khó khăn khi sinh thường thì khả năng sinh mổ cho lần này là cao.
    • Nhiều bệnh viện phụ sản có quy định không cho phép người thân vào phòng mổ nếu sản phụ cần được gây mê toàn thân. Tuy nhiên, nếu sản phụ chỉ cần gây tê ngoài màng cứng người chồng (hay người thân) luôn có thể có mặt trong phòng mổ. Bạn nên kiểm tra lại với bệnh viện của mình để biết chắc chắn về quy định ở đó.
    • Có thể cần phải theo dõi nhịp tim của em bé bằng dụng cụ đo tim thai trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ, để có thể phát hiện ngay dấu hiệu bất thường ở bé.
    • Bạn sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch (để truyền nước và thuốc) nhằm giữ nước cho cơ thể trong trường hợp có vấn đề gì đó xảy ra hoặc trường hợp cần chuyển qua mổ lấy thai.
    • Hầu hết các bác sĩ sản khoa khuyên nên áp dụng gây tê ngoài màng cứng ở giai đoạn hai của quá trình chuyển dạ. Điều này là cần thiết trong trường hợp em bé thứ hai cần phải được chuyển sang vị trí quay đầu xuống.
    • Bạn cần suy nghĩ cởi mở và linh hoạt, vì mặc dù bạn có thể đã có kế hoạch sinh thường nhưng trên thực tế có khi bạn phải chọn phương pháp sinh mổ, trong trường hợp sinh thường có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chính bạn hoặc em bé của bạn.
    • Bạn có thể yêu cầu tiêm oxytocin để kích thích co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ. Sau khi các em bé chào đời, bạn sẽ được tiêm syntometrine để giúp tử cung co lại và giảm thiểu xuất huyết.
    • Sẽ có nhiều nhân viên y tế có mặt trong phòng sinh hoặc phòng mổ để theo dõi, chăm sóc sản phụ và các em bé, mỗi nhóm được phân công tập trung cho một em bé. Đây là để giảm thiểu sự nhầm lẫn, giúp cho từng em bé có được sự chăm sóc tốt nhất, đồng thời cũng giúp phân biệt rõ giữa các bé và các phương pháp điều trị dành riêng cho mỗi em.
    • Các em bé sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo các không xảy ra vấn để gì trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ và sinh.
    Nếu bé đầu tiên ra được rồi thì (các) bé sau cũng sẽ ra?
    Với một ca sinh đôi hoặc sinh ba theo ngã âm đạo, mối quan tâm phổ biến thường là việc lọt lòng của em bé thứ hai hoặc kế tiếp. Ngay cả khi em bé đầu tiên đã có ngôi đầu (đầu ra trước) thì cũng không có cách nào có thể dự đoán bé thứ hai (và tiếp theo) sẽ ra như thế nào.

    Các em bé trong ca sinh đa thai thường lọt lòng cách nhau 15 phút hoặc lâu hơn một chút. Hoặc chúng cũng có thể ra rất nhanh chóng. Mặc dù việc sinh nhanh chóng có thể làm cho người mẹ thấy dễ chịu hơn, song nó lại không tốt cho em bé bởi vì các bé có thể bị ảnh hưởng hoặc bị tổn thương. Có một hướng dẫn chung là, nếu em bé sau không được sinh ra trong vòng 30 phút cách em bé trước, thì cần phải chuyển qua sinh mổ.

    Cách nào để dễ ra?
    Các em bé ra sau có khuynh hướng thay đổi vị trí trong tử cung, thay vì lý tưởng là ngôi đầu (đầu hướng xuống) và sẵn sàng để ra thì bé lại di chuyển vào vị trí ngôi ngang (nằm ngang trong tử cung) hoặc ngôi ngược (mông hoặc chân ra trước). Do vốn đã quen với môi trường “chật chội”, việc đột nhiên có thêm chổ trống để di chuyển dễ khiến các bé thay đổi tư thế nằm trong tử cung của người mẹ. Đây là một vấn đề, bởi vì sẽ có khả năng bé bị mắc kẹt và không thể di chuyển xuống bình thường để ra khỏi âm đạo. Trong trường hợp này thì cần phải mổ để đưa em bé ra. Vì lý do này mà hầu hết các ca sinh mổ chủ động đều được lên kế hoạch xung quanh tuần thứ 38 trở đi của thai kỳ. Nếu người mẹ bắt đầu chuyển dạ trước đó và không có kế hoạch sinh thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành mổ cấp cứu.

    Trong trường hợp bạn mang thai đôi hoặc thai ba và rất muốn được sinh thường, bạn sẽ cần phải được theo dõi rất chặt chẽ bởi các bác sĩ. Việc tiêm thuốc giục sinh thường được bố trí ở khoảng tuần 37-38 vì nếu lố qua giai đoạn này, càng về sau thì bạn có thể sẽ càng cảm thấy rất khó chịu. Một vấn đề khác nữa là, khi đó thì các biến chứng sẽ trở nên phổ biến hơn.

    Các nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa (sơ sinh) cũng cần phải có mặt tại phòng sinh trong trường hợp cần thiết. Nếu bạn đang cố gắng sinh thường thì cũng sẽ được khuyên nên gây tê ngoài màng cứng để đề phòng trường hợp phải chuyển qua sinh mổ.

    Việc phục hồi sau sinh đa thai có gì khác?
    • Sinh thường có thể mất nhiều thời gian để phục hồi hơn (so với sinh đơn thai).
    • Nếu các bé bị sinh non hoặc không khỏe, cha mẹ có thể sẽ khá căng thẳng và lo lắng.
    • Có thể có chảy máu âm đạo nhiều hơn và trong thời gian lâu hơn so với sinh đơn thai.
    • Thời gian bé tập bú mẹ cũng có thể lâu hơn, đặc biệt là trong trường hợp em bé không thể bú mẹ trực tiếp và người mẹ cần phải vắt sữa ra cho con.
    • Có thể mất nhiều thời gian hơn để lấy lại vóc dáng, bởi vì việc mang đa thai làm cho da bụng bị giãn ra nhiều hơn và dư thừa nhiều hơn.
    • Việc tập luyện sau sinh, đặc biệt với cơ sàn chậu và cơ bụng, vì vậy, là rất quan trọng. Và sắp xếp thời gian thế nào để có thể duy trì việc tập luyện này trên thực tế thật sự là một thử thách không nhỏ.
    • Có thể phải mất một khoảng thời gian để người mẹ quen dần về mặt cảm xúc và tâm lý với việc làm mẹ của nhiều em bé cùng một lúc. Nhiều bậc phụ huynh có con sinh đôi sinh ba phải trải nghiệm khó khăn với vấn đề điều chỉnh cuộc sống, đặc biệt là khi họ không có được sự hỗ trợ tích cực từ những người thân khác trong gia đình.
    • Bạn cần tự tìm hiểu để rút ra những gì phù hợp với gia đình mình. Bạn có thể sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ bạn bè và người thân nhưng trên hết, bạn cần thảo luận với người bạn đời của mình về những gì phù hợp nhất cho bạn và các thiên thần nhỏ của bạn.
    • Nếu các con bạn được sinh sớm và cần chế độ chăm sóc đặc biệt thì bạn sẽ cần phải sắp xếp để dành thời gian cho các bé theo lịch mỗi ngày. Điều này sẽ rất mệt mỏi, đặc biệt khi bạn còn đang trong thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh.
    Tuy nhiên, sau tất cả những khó khăn thử thách đó thì niềm hạnh phúc của có được nhiều con cùng một lúc luôn là một đền bù hết sức xứng đáng.

    Nguồn Huggies
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...