NGUY HIỂM KHÔN LƯỜNG KHI TRẺ MẮC SỐT XUẤT VÀ MÙA HÈ VÀ CÁCH CHĂM BÉ MAU KHỎI.

Thảo luận trong 'Sức khỏe của Bé' bắt đầu bởi ngoclan2312, 15/5/19.

?

trẻ em và sốt xuất huyết

  1. nên

    0 phiếu
    0.0%
  2. bổ ích

    0 phiếu
    0.0%
Multiple votes are allowed.
  1. ngoclan2312

    ngoclan2312 Đã đăng ký

    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    http://www.nanakids.vn/vn/nguy-hiem...LScqNfwTqbnlSOUTNQSjgp1WDWKmJajMIlLHHWSSTzHVU
    Sốt xuất huyết là một căn bệnh vô cùng nghiêm trọng và có thể để lại biến chứng về sức khoẻ của trẻ, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, cha mẹ cần có những biện pháp theo dõi, thăm khám và điều trị hiệu quả để giúp trẻ chóng khỏi sốt xuất huyết.

    Sốt xuất huyết ở trẻ là gì?


    Là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dengue gây ra và có thể lây lan mạnh thành dịch. Sốt xuất huyết thường bị truyền nhiễm bởi muỗi vằn đốt. Thông thường, bệnh xảy ra ở các vùng có khí hậu nhiệt đới vào mùa mưa, nhất là vào tháng 7,8,9,10.

    Trẻ bị sốt xuất huyết có những dấu hiệu nhận biết nào?

    [​IMG]

    Bé sốt cao đột ngột, thời gian sốt khá lâu từ 2 đến tận 7 ngày, cũng với những biểu hiện bên ngoài đi kèm như da dẻ xung huyết, đau đầu, đau cơ, đỏ bừng mặt, sốt cao, nôn mửa, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi. Với trẻ sơ sinh hay trẻ nhũ nhi, bệnh còn phát ra những triệu chứng bất thường như ho, tiêu chảy, sổ mũi…

    Những triệu chứng xuất huyết sau đó cho thấy bé đang ở trong tình trạng bệnh nặng hơn như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc mắc, xuất huyết dưới chân răng, chảy máu mũi… Vào những ngày đầu, các triệu chứng xuất huyết thường rất ít khi xảy ra, tuy nhiên sau đó các triệu chứng trên lại xảy ra kèm theo xét nghiệm máu bị giảm bạch cầu, thì không nghi ngờ gì nữa, trẻ nhà bạn đang mắc chứng sốt xuất huyết do virrut dengue.

    Các triệu chứng sau là dấu hiệu bệnh trở nặng, mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức như lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to, hoặc một số trường hợp diễn tiến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được.

    Điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà như sau:

    [​IMG]

    Lập tức cho bé uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều lượng trung bình là 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt trên 38 độ, lau mát bằng nước ấm nhằm tránh tối đa các biến chứng co giật, sốt cao ở trẻ.

    Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

    Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, Bổ sung thức ăn lỏng vào thực đơn như súp, cháo, sữa…

    Bổ sung nhiều lượng nước hơn bình thường vào cơ thể trẻ như nước Orezol, nước lọc, nước trái cây, nước cam hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé.

    Cung cấp thức ăn, thức uống có chứa Vitamin A, B, C giúp tăng cường tối đa hệ miễn dịch, sức đề kháng chống lại bệnh tật.

    Tái khám cho bé.

    Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:

    Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống

    Đau bụng, nôn nhiếu, nôn khan

    Quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì

    Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen.

    [​IMG]

    Tăng cường diệt muỗi, lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt cho bé chính là biện pháp cần thiết nhằm phòng tránh sốt xuất huyết gây hại ở trẻ, sử dụng nội thất trẻ em được làm bằng gỗ thông có chất nhựa với khả năng đuổi côn trùng cũng là phương pháp hiệu quả giúp trẻ có được một môi trường sống vệ sinh, an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch.

    Chuẩn bị những chiếc màn treo trên giường ngủ của trẻ để tránh việc muỗi anophen đốt bé
    http://www.nanakids.vn/vn/nguy-hiem...LScqNfwTqbnlSOUTNQSjgp1WDWKmJajMIlLHHWSSTzHVU
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...