Nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm ở mẹ bầu

Thảo luận trong 'Vấn đề khác' bắt đầu bởi khanhlinh123, 5/4/17.

  1. khanhlinh123

    khanhlinh123 Đã đăng ký

    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Trong quá trình mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung xương chậu của người mẹ đều có những thay đổi nhất định để thích nghi với sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi. Các đốt sống lưng của thai phụ giãn nở ở mức tối đa, các dây chằng và cơ xung quanh theo đó cũng giãn ra theo, gân cơ được nới lỏng lẻo theo sự lớn lên của thai nhi và dưới sự tác động của hoocmone mà cơ thể mẹ tiết ra khi mang thai. Hơn nữa trọng lượng của mẹ cũng tăng lên đáng kể qua đó mà gia tăng áp lực lên cột sống. Tất cả các thay đổi trên đều tác lên diện khớp giữa hai thân, đốt sống làm tăng nguy cơ đẩy nhân nhầy đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường.

    [​IMG]
    Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
    Phụ nữ mang thai có thể bị thoát vị đĩa đệm từ trước đó hoặc do trong quá trình phát triển của thai nhi, vì nguyên nhân nào đó dẫn đến mẹ bị thoát vị đĩa đệm. Vị trí hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

    Triệu chứng của bệnh ở phụ nữ có thai thường xuất hiện không rõ ràng và bị các mẹ bỏ qua bởi cho rằng những triệu chứng đó là những biểu hiện bình thường của thai kì, đặc biệt là triệu chứng đau mỏi lưng. Do nguy cơ mắc bệnh của nhóm đối tượng này cao, cũng với những biểu hiện không rõ ràng, điều trị khó khăn, có ảnh hưởng xấu đến thai kì nên các mẹ cần đặc biệt lưu ý, theo dõi và phòng ngừa bệnh một cách cẩn thận. Đối với phụ nữ mang thai, hầu hết các phương pháp điều trị thông thường không thể áo dụng được như dùng thuốc hay làm các thủ thuật đều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy, biện pháp tốt nhất cho các bà bầu là thực hiện phòng ngừa các chứng bệnh này.



    Đối với những mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cần chú ý:

    - Khi đau có thể dùng ngải cứu sao rượu để chườm chỗ đau.

    - Xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng đặc biệt buổi tối trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức và rất tốt cho thai nhi.

    - Hết sức cẩn thận trong các hoạt động đi lại, làm việc, vận động, tránh các tác động và thay đổi tư thế đột ngột vùng cột sống thắt lưng.

    - Có thể tập các bài tập thể dục, yoga tốt cho phụ nữ mang thai để tránh các triệu chứng đau nhức gây ra do bệnh và quá trình mang thai. Nên tập nhẹ nhàng và tập các bài tập phù hợp với từng giai đoạn (3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối).

    - Khám thai thường xuyên để đánh giá sự phát triển của thai nhi, đồng thời người mẹ cũng cần đánh giá sức khỏe tổng quát đặc biệt trong những tháng cuối để tiên lượng trước các vấn đề khi sinh đẻ. Tùy theo mức độ biểu hiện bệnh và sức khỏe của mẹ mà các bác sỹ có chỉ định đẻ thường hay mổ đẻ.

    - Trong trường hợp bệnh nặng các bà bầu có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền như dùng thuốc, xoa bóp bấm huyệt. Tuy nhiên việc điều trị này cần được tiến hành tại các bệnh viện và do các bác sỹ chuyên khoa thực hiện. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị hoặc điều trị ở những nơi không được cấp phép vì rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, rất dễ dẫn đến động thai và sảy thai.

    Xem thêm: http://hyluflex.com/benh-xuong-khop...-mac-thoat-vi-dia-dem-o-phu-nu-mang-thai.html
     
  2. ThienFurniture

    ThienFurniture Đã đăng ký

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mẹ bầu bí khổ ghê ấy.
     
  3. khanhlinh123

    khanhlinh123 Đã đăng ký

    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    khổ vì con thì cũng xứng đáng mà bạn :)
     
  4. pobipk

    pobipk Đã đăng ký

    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mình sinh bé khoảng 2 tuổi thì mình bị thoát vị địa đệm nghĩ cũng may hồi mang bầu không bị chứ nếu mà bị thì đau lắm. Toàn phải nằm ngửa thôi mỏi cũng phải nằm, giở thỉnh thoảng cũng bị tái phát nên sợ lắm.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...