Nguồn gốc Tết Hàn Thực ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Vấn đề khác' bắt đầu bởi vohonline2018, 16/4/18.

  1. vohonline2018

    vohonline2018 Đã đăng ký

    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nguồn gốc Tết Hàn thực

    Tết Hàn thực ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo nghĩa chữ Hán, "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn. Tết Hàn thực có ý nghĩa là ngày Tết ăn đồ lạnh.

    Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt có những ý nghĩa riêng. Khi bước sang tháng 3, thời tiết bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Để đánh dấu giai đoạn chuyển mình này của vạn vật, vào ngày 3/3 âm lịch, người dân làm bánh trôi, bánh chay để cúng tế đất trời, tổ tiên.

    Món bánh trôi trong tết Hàn thực:

    Người Việt đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng là những món ăn nguội. Vì vậy người Việt gọi ngày mùng 3/3 âm lịch là tết bánh trôi - bánh chay.

    [​IMG]

    Món bánh trôi trong ngày tết Hàn thực. Hình minh họa: internet

    Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày này cũng cố gắng về với gia đình để đi tảo mộ, cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp. Trong mâm cơm cúng tổ tiên không thể thiếu bánh trôi và bánh chay.

    Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

    Ở một số vùng, người ta làm thêm món bánh nhót, cách làm tương tự bánh chay nhưng chỉ khác hình dáng được người dân nơi đây nặn giống như trái nhót lạ mắt. Ngoài bánh trôi và bánh chay, các gia đình cũng có thể mua thêm hoa quả và các thứ bánh trái khác

    Nguồn : http://voh.com.vn/van-hoa-giai-tri/tet-han-thuc-an-mon-banh-troi-267769.html
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...