Sách Hot Madam Nhu Trần Lệ Xuân: QUYỀN LỰC BÀ RỒNG

Thảo luận trong 'Sách Hay' bắt đầu bởi quan.tran, 8/6/16.

  1. quan.tran

    quan.tran Tìm vị NGỌT trong ly cà phê ĐẮNG Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Tiếp Chương 13

    Một chàng trai tóc húi cua mang kính bước ra khỏi đội hình hình bầu dục để được Ben Horman, phóng viên CBS, phỏng vấn. Chàng trai đứng đắn mặc áo nịt len bên dưới áo cộc tay có huy hiệu, túi trước cài mấy cây bút. Horman hỏi cậu, vẻ rất trịch thượng, “Nào, cậu có nghĩ chúng ta nên rút hết quân về nước không? Và cứ để cho bọn Cộng vào chiếm đóng?”. Cục yết hầu và thần kinh của chàng trai đe dọa làm anh nghẹt thở, nhưng anh bạnh hết quai hàm và nói thẳng vào cái micro CBS: “Cái đó để người Việt Nam quyết định”. Rồi anh lặp lại lời tuyên bố cho chắc ăn: “Cái đó để người Việt Nam quyết định”.(5)

    Bà Nhu hoàn toàn không đồng ý. Người Việt Nam không được tin cậy để quyết định chuyện đó, người Mỹ cũng thế thôi. Ý tưởng cho rằng Việt Nam Cộng hòa có thể không xứng đáng để đấu tranh bảo vệ là lời nguyền rủa đối với bà.

    Bà xuất hiện tươi rói từ khách sạn của mình ngày hôm sau. Năm chục phóng viên và quay phim truyền hình chờ đợi bà ở sảnh. Bà đến đáp cho họ bằng một thoáng cười, phô hàm răng trắng như ngọc.

    Những người đàn ông la hét gây chú ý, nhưng bà chỉ kéo sát chiếc áo choàng lông vào người rồi đi lướt qua.

    Từ đó về sau, bà Nhu dường như có mặt ở mọi nơi một cách bất ngờ. Góp phần làm tăng thêm ấn tượng đó là việc các cửa hiệu quần áo thời trang trong thành phố đặt những người nộm ma-nơ-canh mắt quả hạnh và mớ tóc giả phồng lên ở tủ kính bày hàng. Một nhà thiết kế thời trang rầu rĩ bình luận rằng bà Nhu rất có thể sẽ gieo ảnh hưởng thời trang lâu dài cho New York vì phụ nữ Mỹ không đủ nhỏ nhắn, hoặc ngực đủ lép, để có được vẻ đẹp của bà.

    Đi đến đâu bà Nhu cũng làm ngưng trệ sự đi lại, đúng theo nghĩa đen. Hai trăm người biểu tình xuất hiện để cản trở sự kiện đầu tiên, nhưng số người đó bị nuốt chửng bởi 1.000 người tham dự buổi ăn trưa của bà Nhu tại Waldorf Astoria do Câu lạc bộ Báo chí Hải ngoại tổ chức. Tạp chí Time đưa tin số phụ nữ mặc áo choàng lông chồn đông vượt các nhà báo đang tác nghiệp. “Bà ấy bốn mươi?”, một bà đứng tuổi trong đám người hỏi. Bà Nhu chỉ mới ba chín. “Ta không có những cái móng tay như thế, và phải làm việc nhà suốt ngày”, một phụ nữ khác trong đám đông càu nhàu. Một vài người trong cử tọa đã quên - có lẽ họ không bao giờ biết - tại sao bà Nhu ở New York. Bà đang tìm cách cứu gia đình bà. Bà đang cố gắng tìm sự hậu thuẫn cho cuộc chiến đấu chống Cộng sản. Bà không ở đó để chứng tỏ mình là người nội trợ giỏi giang.

    Ngày hôm sau ba trăm người tụ tập chỉ để thấy bà bước ra từ chiếc limousine và đi vội vào Nhà hát Radio City. Bà Nhu phải di chuyển khắp New York dưới sự hộ tống chặt chẽ của cảnh sát, gây tắc nghẽn giao thông qua lại ở các đại lộ bà đi qua từ Midtown đến Times Square, từ Columbia đến Sarah Lawrence và Fordham.(6)

    Vào ngày thứ tư ở thành phố này, bà gần như suy sụp. Bà Nhu đã có buổi nói chuyện trên truyền hình ngày hôm trước và mới về nhà sau buổi ăn trưa với các ông chủ của tạp chí Time. Khi bà bước lên sân khấu của trường Đại học Sarah Lawrence vào chiều muộn, giọng bà run run. Một phụ nữ ngồi giữa cử tọa nói bà Nhu “rõ ràng không được khỏe” và bà phải nhiều lần ngừng nói để nhấp vài ngụm nước và nuốt mấy viên thuốc. Bà đứng không vững dưới ánh đèn rực sáng của sân khấu và xin phép rời sân khấu trước khi ngất đi. Đó là một trải nghiệm khác hoàn toàn với trạng thái tinh thần thường ngày của bà. Nhưng trong trường hợp này, dường như điều đó có lợi cho bà.

    Một nhóm phụ nữ đứng tha thẩn trong bộ đôi áo cổ chui với áo dài tay cùng màu và váy bút chì dài ngang gối tập trung lại sau buổi nói chuyện bên ngoài giảng đường để nhai kẹo swing-gum, hút thuốc, và trao đổi ý kiến về những ấn tượng của mình. “Tôi không ghét bà ta được!”, một cô gái kêu lên, và bạn bè cô gật đầu đồng tình. Rồi họ ngắt lời nhau như những chú chim tranh nhau mổ cùng một hạt: “Tôi hết bực tức rồi”. “Bà ấy xinh thật”. “Tôi tiếc là bà ấy không khỏe hơn”. Nhưng một phụ nữ khác bày tỏ sự thất vọng của mình. Đệ nhất Phu nhân mà bà mong đợi đã không xuất hiện. Danh xưng “không có vẻ gì phù hợp với người đàn bà ngọt ngào đó”.(7)

    Có thể để đỡ vất vả hơn gia đình họ Ngô đã thuê một người dân New York phụ trách mọi thứ cho chuyến đi của bà Nhu. Cô ta và hai phụ tá làm việc trong hai phòng liền nhau ở khách sạn Barclay trong thời gian bà Nhu lưu lại đây. Họ điều phối từng chi tiết của chuyến đi xuyên quốc gia nhưng họ quả quyết với giới truyền thông rằng họ không phải là những nhà tư vấn quan hệ công chúng - và chắc chắn “không khuyên ai nên nói gì”.(8)

    Một công ty quan hệ công chúng đã từ chối bà Nhu và cả gia đình họ Ngô từng là khách hàng của họ. Oram Group là một hãng tư vấn danh tiếng và rất được ngưỡng mộ về các vấn đề xã hội và chính trị. Thân chủ của họ bao gồm tổ chức Trợ giúp sức khỏe sinh sản Planned Parenthood (PPFA) và tổ chức Quyền công dân National Association for the Advancement of Colored People (NAACP), cũng như các nhóm bảo vệ môi trường, tôn giáo, và quyền công dân khác. Tổ chức Những người bạn Mỹ của Việt Nam đã thuê Oram Group một thời gian dưới thời chính phủ Eisenhower. Vì 3.000 đô la Mỹ một tháng, hãng này bị cáo buộc khuyến khích Tổng thống Diệm và bảo đảm rằng chính phủ Hoa Kỳ và dân chúng đóng thuế sẽ kiên định hậu thuẫn cho Tổng thống bị vây khốn của Việt Nam Cộng hòa. Chính Harold Oram đã góp phần sắp xếp chuyến công du thắng lợi của ông Diệm đến Hoa Kỳ năm 1957, khi đích thân Tổng thống Eisenhower ra tận sân bay ở Washington đón ông, và 50.000 người dân đã chứng kiến đoàn xe hộ tống của ông chạy qua thành phố. Khi ông Diệm trên đường đến Manhattan, thành phố này đã tổ chức một cuộc diễu hành ném hoa giấy truyền thống. Nhưng đội ngũ tư vấn ở Oram và các giám đốc của hãng này về sau đã tự phân hóa nội bộ trước câu hỏi về ông Diệm: Ông ta là nhà lãnh đạo mạnh mẽ hay nhà độc tài bạo ngược? Vào năm 1962, họ đã dứt khoát. Oram chấm dứt mọi cam kết làm đại diện và cổ vũ Việt Nam Cộng hòa như một chính nghĩa. Hãng sẽ không làm bất cứ cái gì để giúp bà Nhu trong chuyến đi này.(9)

    Như bất kỳ khách du lịch sành sỏi nào khi đến Big Apple (tên thường gọi của thành phố New York - ND), bà Nhu cũng đi thăm thú nhiều, trong đó có màn trình diễn ở Times Square và ăn tối ở hộp đêm nơi bà nghe nhạc jazz. Có vẻ bà sẵn sàng trải nghiệm mọi thứ. Bà Nhu đang nỗ lực thực sự để cho người Mỹ thấy rằng bà đánh giá cao nền văn hóa của họ. Quyết định mở lòng ra trên đất Mỹ là một chiến thuật khôn ngoan. Bà biết bà cần làm mềm mại hình ảnh của mình. Bằng cách đi thăm tất cả thắng cảnh, thưởng thức mọi mùi vị và âm thanh mà thành phố New York mời gọi, bà đang muốn nói rằng phong cách và thú tiêu khiển của Mỹ rất tuyệt vời - ở châu Mỹ. Bà muốn chứng tỏ rằng không phải lúc nào bà cũng là nhà đạo đức chiến binh, Nhưng bà Nhu không xin lỗi - chí ít là không xin lỗi một cách thành thật. Vài tuần trước, ở Rome, bà Nhu đã bình luận trước báo chí rằng quân đội Mỹ ở Việt Nam hành động như “những chú lính đánh thuê”. Một câu nói tệ hại, ngay bà cũng thực sự không hiểu bà hàm ý gì. Tân đại sứ ở Sài Gòn, Henry Cabot Lodge, đã mạnh mẽ lên án bà vì câu nói đó, và báo chí tận dụng câu chuyện này, thẳng thừng gọi bà là kẻ chống Mỹ và buộc tội bà xúc phạm đến sự hy sinh của 112 quân nhân Mỹ đã chết ở Nam Việt Nam. Tất cả những chuyện này góp phần tạo nên sự căng thẳng và giận dữ vây quanh chuyến thăm Hoa Kỳ của bà.(10)

    Bà Nhu từ chối, hoặc có lẽ bà không thể, hạ xuống giọng điệu thủ thế. Mặc dù bà đã xin lỗi vì gây xúc phạm, bà vẫn không thể làm vấn đề lắng xuống. Thay vì vậy, bà quyết định nhấn mạnh điều bà muốn nói. “Người Mỹ mang nhà cửa của họ trên lưng [đến Việt Nam]... Họ sinh hoạt rất tốn kém”.

    Bà có lý. Việt Nam Cộng hòa là một đất nước đang có chiến tranh. Sự chừng mực sẽ là thích hợp hơn. Như với mọi cặp vợ chồng gặp trục trặc trong hôn nhân, những cuộc cãi cọ về tiền bạc chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Vào thời điểm năm 1963, Hoa Kỳ đã đổ vào Việt Nam Cộng hòa 1,5 triệu đô la Mỹ mỗi ngày, gần 550 triệu đô la Mỹ hàng năm. Người Mỹ nghĩ người miền Nam Việt Nam nên làm việc nhiều hơn với dòng tiền khổng lồ chảy vào, nhưng người miền Nam Việt Nam biện luận rằng quá nhiều tiền bạc dành cho Việt Nam Cộng hòa đã chảy vào “các phí tổn hoạt động” của nhân viên và các cố vấn Mỹ - đem coca-cola lạnh, humburgerr, và tivi màu đến vùng xa xôi hẻo lánh để an ủi các vị cố vấn ở đó. Anh em họ Ngô muốn cắt giảm số cố vấn Mỹ; trong khi đó, chính quyền Kennedy lại tỏ dấu hiệu cho thấy họ sẽ đưa thêm người vào Nam Việt Nam và cắt cả gói viện trợ. Đồng thời, những người Cộng sản chỉ cần vạch rõ sự Mỹ hóa ở Nam Việt Nam - từ kinh tế, thời trang đến các kệ đựng hàng trong các cửa hiệu tạp hóa - để khẳng định lập trường quốc gia của họ.

    Người ta đã nói quá nhiều về cụm từ “bữa tiệc nướng sư” và bây giờ là lời bình luận “những người lính đánh thuê” đến nỗi, bà Nhu phàn nàn, ý nghĩa sâu xa của bà đã bị lạc mất. “Tôi không được lắng nghe tại đất nước tôi”. Bà được lắng nghe khá trọng thị bởi 4.000 đến 5.000 sinh viên ngồi chật kín giảng đường Đại học Fordham trong ngày thứ năm của chuyến đi thăm. Cử tọa toàn nam giới đã dành cho bà Nhu sự chào đón nồng nhiệt khi bà bước lên sân khấu. Bà mặc một chiếc áo dài lụa, loại cổ thuyền, tóc bới cao xoắn gọn. Bà không còn dấu hiệu kiệt quệ của ngày hôm trước. Đây là một đám đông hoàn toàn khác. Từ dưới các hàng ghế, mọi người dán mắt vào một dáng vóc nhỏ bé trên sân khấu. Họ mặc com lê nghiêm chinh, đeo cà vạt sẫm màu và rì rầm cười sảng khoái khi bà Nhu bảo họ, “Tôi sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi - nhưng tôi không muốn tước mất bữa ăn trưa của các bạn”. Họ bị mê hoặc và có vẻ như hoàn toàn sẵn sàng ủng hộ bà Nhu khi bà yêu cầu họ điều cuối cùng, “Dù bạn nghe gì, xin đừng kết án tôi”. Mọi người đứng dậy vỗ tay hoan hô bà hồi lâu.

    Trước mặt những người đàn ông ở Fordham, bà Nhu dường như đã vượt qua được những e ngại hay hoài nghi dai dẳng từng làm bà khổ sở. Thành công đó được tiếp nối bởi những tiếng hoan hô từ hội trường đầy kín người ở Đại học Columbia. Mặc dù những kẻ gây nhiễu vẫn liên tục ném trứng và đá phấn lên chiếc limousine của bà khi bà đi lại trong thành phố này, bà Nhu hình như nhận thấy, vào cuối tuần thứ nhất của bà ở Hoa Kỳ, bà sẽ ổn thôi, không cần đến cái chính quyền đã từ chối thừa nhận bà.

    Vào buổi sáng Chủ nhật, bà Nhu và con gái đi lễ tại Nhà thờ Thánh Agnes trên Phố Bốn Mươi Ba gần nhà ga Grand Central. Bà Nhu mặc áo dài màu hồng cam, còn Lệ Thủy mặc áo dài màu ngọc lam; với những nụ cười tươi nhìn thật hòa hợp, hai mẹ con trông như mới chụp một tấm ảnh cho hãng quảng cáo Howard Johnson. Bà Nhu có nhiều lý do để cười - buổi phỏng vấn của bà trong chương trình quen thuộc của NBC Meet the Press sẽ phát sóng tối hôm đó, và bà mới nhận được một bó hoa to từ các sinh viên Columbia thav lời xin lỗi vì những cuộc biểu tình phản đối mà họ đã gây ra trong sân trường hôm trước đó. Đó là một ấn tượng dễ chịu, và còn dễ chịu hơn nữa là buổi thăm hỏi của ủy viên sự kiện công chúng thành phố New York. Đó là buổi chào hỏi trực tiếp chính thức đầu tiên từ một viên chức chính quyền. Mọi sự ầm ĩ chung quanh bà Nhu khiến bà trở thành “mối quan tâm của ông” với tư cách đại diện thành phố New York.(11) Hẳn bà cũng tức cười khi thấy ngay cả ông ta cũng gặp rắc rối khi đi qua sảnh khách sạn Barclay. Bà Nhu đã có mặt trên đất nước này gần trọn một tuân, và sự náo động chung quanh bà vẫn chưa lắng xuống. Những kẻ tò mò tọc mạch, giới truyền thông, những người biểu tình, và những người hâm mộ vẫn tụ tập đầy bên ngoài khách sạn của bà. Sau khi gặp bà Nhu, viên chức nọ xác nhận với báo chí rằng bà là “một máy phát điện”(12). Đơn giản là không thể và sẽ không phớt lờ bà được.



    CHÚ THÍCH

    1. Về lời của bà Nhu rằng bà “bị nhận ra bởi làn da nơi cổ”, xem “Phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu, 1982”, 11 tháng Hai, 1982, WGBH Media Library & Archives.

    2. Về cuộc trò chuyện giữa đại sứ Việt Nam Bửu Hội và Harlan Cleveland về những nỗ lực ngoại giao để trấn dịu bà Nhu, xem Jones, Death of a Generation, 385.

    3. Về sự trao đổi thư từ giữa bà Nhu với Lynđon Johnson, từ ngày 7 đến 30 tháng Chín, cùng với giác thư hồi đáp bà Nhu bởi Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng (bao gồm những giác thư do Tổng thống duyệt và yêu cầu Tổng thống Johnson kỷ vào nếu nó được phê chuẩn), xem LBJ Library: LBJA: Famous Names, Box 7, Folder N. Việc Kennedy viết cho bà Nhu một lá thư từ phòng tắm hơi được thuật lại trong Jones, Death ofa Generation, 290.

    4. Xem “Giác thư về cuộc trò chuyện”, New York, 2 tháng 10, 1963, Document 168, FRUS, 1961-1963, 4:347-349.

    5. Về niềm tin của bà Nhu rằng người Mỹ giàu thiện chí nhưng kiêu căng, xem “Phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu, 1982”, 11 tháng 2 năm 1982, WGBH Media Library & Archives.

    6. Cuộc phỏng vấn của Ben Horman với người thanh niên bên ngoài Khách sạn Barclay vào 10 tháng Chín, 1963 là một cảnh trong chuyến viếng thăm của bà Nhu chiếu trên CBS. “Bà Nhu Đứng Chắn Bên Ngoài Khách Sạn Của Bà”, 9 tháng 10, 1963, WGBH Media Library & Archives.

    7. Xem Central Intelligence Agency, “Vietnamese Summary Supplement, October 7-31, 1963”, mô tả bà Nhu đến Mỹ, xuất hiện trên truyền thông, và chu du khắp quốc gia.

    8. Về những bình luận của sinh viên, như lấy làm tiếc vì bà Nhu đã không cảm thấy khá hơn, xem “Madame Nhu at Fordham University: Bonze, Fordham/Student Comments Re: Madame Nhu [part 1 of 2]”, October 11, 1963, WGBH Media Library & Archives.

    9. “Visa to Mrs. Nhu Is Under Inquiry; Diplomatic Nature of Permit Questioned by Rep. Hays; Visa Issued Last Year; Mrs. Nhu Rests at Hotel Here; Telephones Kept Busy”, New York Times, 9 tháng 10 năm 1963,10. Giám đốc chương trình, Anita Berke Diamant, tiếp tục trở thành người đại diện xuất bản quan trọng (major literary agent), khởi sự công ty riêng và làm đại diện cho tác giả best-seller truyện kinh dị gothic V.C. Andrews, với những cốt truyện đầy những điều bí mật thầm kín trong gia đình và tội loạn luân.

    10. Về Oram Associates, xem “Oram Group, Inc. Records, 1938-1992”, Ruth Lilly Special Collections & Archives, Indiana University- Purdue University Indianapolis, http://www.ulib.iupui.edu/ special/collections/phiỉanthropy/mss057; về Những Người Bạn Mỹ Quyên Tặng Cho Việt Nam, xem Special Collections Bell-McClure Syndicate Drew Pearson tại American University Library.

    11. Blair, Lodge in Vietnam, 64.

    12. Uỷ viên sự kiện công chúng (public events commissioner) NYC được dẫn lời trong “Vietnamese Summary Supplement, October 7-31, 1963”, Central Intelligence Agency.

    Hết Chương 13

     
  2. quan.tran

    quan.tran Tìm vị NGỌT trong ly cà phê ĐẮNG Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chương 14

    CỬA ĐÓNG

    Năm 1943, Tống Mỹ Linh, vợ của Thống chế Tưởng Giới Thạch, đi dọc nước Mỹ, từ Bờ Tây sang Bờ Đông, New York đến California. Hành trình của bà rất giống với hành trình của bà Nhu hai mươi năm sau. Người ta cũng gọi bà Tưởng là Rồng Cái - vì sự quyết tâm, bạo dạn, và cố tình quyến rũ. Và giống như bà Nhu, bà Tưởng cũng tham gia cuộc viễn chinh chống lại mối đe dọa đen tối do Chủ nghĩa Cộng sản đặt ra cho đất nước bà.

    Nhưng bối cảnh thì khác. Chuyến đi thăm năm 1943 của bà Tưởng diễn ra chưa đầy hai năm sau vụ tấn công Trân Châu Cảng. Người phụ nữ Trung Hoa yểu điệu này xuất hiện ở phòng họp Thượng Viện Mỹ khắc họa nên một dáng vẻ thu hút; bà là nhân vật gây nhiều cảm hứng cho người Mỹ - họ đã chiến đấu chống kẻ thù chung trong Thế chiến thứ hai: Nhật Bản. Nếu bà Tưởng nói Cộng sản là một mối đe dọa khác đối với an ninh của Trung Hoa, nước Mỹ sẵn sàng tin bà. Công chúng Mỹ say mê cách ăn mặc của bà, cách bà phát biểu, và thậm chí vấn đề vệ sinh và trang điểm hàng ngày của bà. Báo chí cập nhật từng chi tiết chuyến đi của bà.

    Dù vẻ ngoài lạ lẫm, với đôi mắt hình lưỡi liềm, tóc đen mượt, và dạng người nhỏ thanh mảnh, bà Tưởng vẫn khá quen. Bà từng đi học ở Wellesley. Bà biết cách nói chuyện với người Mỹ. Đây không phải là chuyến đi đầu tiên của bà đến nước Mỹ, và bà đã quen với văn hóa của nó.

    Bà Tưởng hiểu một nghịch lý của Mỹ đã khiến bà hoài nghi một cách tự nhiên về cách mình được đối xử. Trong kinh nghiệm của bà, người Mỹ có thể thú nhận bị mê hoặc bởi câu chuyện lãng mạn phương Đông nhưng vẫn giữ thái độ phân biệt chủng tộc và trịch thượng. Bà Tưởng nổi giận với bất kỳ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay thái độ trịch thượng mặc nhiên nào vì bà là người Trung Hoa, và bà nhất định đòi hỏi phải có những nghi thức long trọng trong suốt chuyến thăm Hoa Kỳ của bà. Giống như bà Nhu, về lý thuyết bà Tưởng không phải là vợ của quốc trưởng danh nghĩa: Tưởng Giới Thạch là người có nhiều chức vụ, nhưng chức chủ tịch Trung Hoa không nằm trong số đó. Bất chấp điều đó, đích thân Tổng thống và Phu nhân Roosevelt chào đón bà Tưởng khi chuyến tàu lửa của bà dừng bánh trên sân ga ở Washington, D.C. Bà ngồi trên xe của họ chạy tới Nhà Trắng. Tại đây có một lần vợ chồng Roosevelt mời bà qua đêm tại Phòng Hồng và chuẩn bị giường cho bà với những tấm trải lụa cho hợp với làn da nhạy cảm của bà. Trong suốt chuyến đi, gần như mỗi tháng một đêm, vợ chồng Roosevelt lại mời bà Tưởng đến ăn tối với họ.(1)

    Trái ngược hoàn toàn, bà Nhu vẫn đang nhận sự đối xử lạnh lùng từ bộ máy hành chính Kennedy và toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ.

    Bà Nhu đến Washington, D.C ngày 15 tháng Mười năm 1963. Bà đã nói chuyện với sinh viên Đại học Princeton ở bang New Jersey sáng hôm đó, và ngày hôm trước ở Đại học Cambridge, Massachusetts, trường Luật Harvard và Radcliffe College. Bà sẽ mất thêm một tuần nữa ở Bờ Tây, ở giữa và chung quanh thủ đô của quốc gia này, trước khi bay đến Chicago. Một lịch trình mệt nhoài. An ninh tăng cường đã được thực hiện; có lẽ do dự báo những cuộc biểu tình phản đối sẽ còn tệ hơn ở Washington so với ở New York. Do đó bà Nhu có cả đoàn tùy tùng theo sát bà đi qua Hạt Columbia và các vùng phụ cận. Bà cùng con gái đi trên chiếc xe dẫn đầu, một chiếc limousine dài màu đen, được cảnh sát mở đường, chặn xe cộ; thậm chí đoàn xe hộ tống của Tổng thống Hoa Kỳ cũng phải ngừng lại, chờ bà đi qua. Nghe cách bà Nhu tự hào nhớ lại điều đó năm mươi năm sau, bạn sẽ nghĩ bà là Moses rẽ Biển Đỏ để đi qua.

    Bà Nhu bước lên thềm nhà cha mẹ bà vào tối thứ Tư, một ngày sau khi đến Washington. Ngôi nhà mới của vợ chồng ông Chương thật khiêm nhường. Sau khi bỏ lại sau lưng những phù hoa của Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa hồi tháng Tám, người cựu đại sứ và vợ mình lui về sống ở một con phố cây xanh hai bên đường trong một khu dân cư của vùng Đông Bắc Washington. Ngôi nhà gạch kiên cố có hai tầng và chỉ có năm phòng. Nó là một ngôi nhà khá thoải mái, nhưng đối với đôi vợ chồng mang dòng máu hoàng tộc trong người đã quen sống có kẻ hầu hạ và xa hoa tột bậc, thì ngôi nhà trung lưu kiểu Mỹ này chắc hẳn là sự xuống dốc thê thảm.

    Không phải nỗi nhớ nhà đã đưa bà Nhu đến trước cửa nhà họ, tuy bà biết rằng cha bà, trong diễn văn từ chức chứa đầy danh dự, đã nghẹn ngào khi nhắc đến con gái mình. Bà nghi ngờ cảm xúc của cha bà. Giữa công chúng ông Chương chỉ nhắc đến bà là Madame Nhu. Ông nói với các phóng viên rằng ông đơn giản là “không muốn biết tin cô ta”. Thực vậy, ông và vợ ông cảm thấy có bổn phận nói lên quan điểm của mình để “đánh tan mùi hôi thối” mà con gái họ đã gây ra. Cựu Tổng thống Harry Truman, mà con gái ông bằng tuổi bà Nhu, nghe nói đã nồng nhiệt khen tặng ông Chương đã đối phó xuất sắc với đứa con gái dữ dội của mình.(2)

    Ông Chương tìm cách xem thường con gái mình trong vai trò Đệ nhất Phu nhân. Cô ta “không có thứ quyền lực mà người ta nghĩ là cô có”, ông sụt sịt khi được hỏi về sự vận hành bên trong của chính quyền Sài Gòn. Trong buổi phỏng vấn của CBS được phát trên truyền hình mạng lưới, ông trình bày chi tiết hơn. Người sếp chín năm của ông, Tổng thống Ngô Đình Diệm, chỉ là người đứng mũi chịu sào. Quyền lực thực sự ở Việt Nam thuộc về em trai ông và là con rể của ông Chương: Ngô Đình Nhu. Bà Nhu có thể đã bị tiêm nhiễm căn bệnh “cuồng điên quyền lực” như chồng mình, nhưng cô ta “chỉ là cái bóng”.(3)

    Ông Chương đang tìm cách làm cho con gái mình trở nên tầm thường, nhưng ông đã thất bại.

    Thay vào đó ông tái xác nhận những gì người Mỹ đã đi đến chỗ nghi ngờ và sợ hãi: rằng kết hợp với nhau vợ chồng ông Nhu có quyền lực cực kỳ lớn so với ông Diệm. Điều đó khiến cho bà Nhu có thêm, chứ không bớt, ảnh hưởng.

    Những lời sỉ nhục vẫn còn gây kích động. Khi một nhà báo người Ý hỏi ông Nhu về cha vợ của mình, ông Nhu bày tỏ quan điểm của ông và vợ ông. Chỉ có lần này ông mới để rơi mặt nạ, và lời lẽ của ông thể hiện sự bạo lực trả thù vốn dường như hoàn toàn xa lạ với một người quản thủ thư viện thận trọng mà ông từng chứng tỏ. Nếu ông Chương trở về Sài Gòn, ông Nhu thản nhiên nói, như thể nhận xét thời tiết, “Tôi sẽ cho cắt đầu ông ta. Tôi sẽ treo cổ ông ta và để ông ta lơ lửng giữa quảng trường. Vợ tôi sẽ thắt nút sợi dây thừng vì cô hãnh diện là người Việt Nam và cô là người yêu nước thực sự”.(4)

    Ngôi nhà tối om khi chiếc limousine tấp vào bờ tường. Lệ Thủy rung chuông cửa nhà ông bà ngoại trong khi mẹ cô đứng ngay sau lưng. Bà Nhu đứng chống nạnh, khuất tầm nhìn của người trong nhà khi nhìn qua khe lỗ khóa. Có thể nhìn thấy một ống quần lất phất qua khe tà áo dài, chân giày cao gót gõ nhẹ - vẻ nôn nóng và căng thẳng. Bà Nhu đóng vai đứa con gái hờn dỗi rất hoàn hảo. Chỉ hai ngày trước bà thậm chí đã là một người như vậy khi bà rên rỉ với các phóng viên NBC trong chương trình Meet the Press về cách mà cha bà đã thể hiện chống lại bà từ thuở nhỏ.

    Bực bội vì chờ đợi, bà Nhu kéo Lệ Thủy qua một bên, rồi cong mấy ngón tay gõ cửa. Vẫn không có hồi đáp. Bà Nhu nhạy bén biết có khoảng hai chục phóng viên theo sát bà đến đây đang chăm chú từng cử động của bà. Đèn lóe lên, hắt ánh sáng lên những đường viển màu trắng của ngôi nhà, bắt lấy hình ảnh Đệ nhất Phu nhân đang khiêm nhường đứng đó. Giờ này bà Nhu đang phẫn nộ vì bị phớt lờ - và lại bị phớt lờ trước đám đông. Bà xoay lưng lại và đi nhanh ra sân sau. Chọc những cái lỗ trên bãi cỏ bằng đế giày nhọn, bà rảo bước về phía cổng sau, ở đó bà băng lên mấy bậc hiên và nhìn chăm chú vào trong nhà qua cửa sổ.

    Những căn phòng tối om và những bức tường bên trong gần như trống trơn. Bà có thể nhận ra những chiếc ghế mượn tạm mà cha mẹ bà đang sử dụng hay căn phòng không trải thảm. Tấm ảnh chụp hai vợ chồng dựa vào cái chụp đèn, và họa phẩm duy nhất là bức tranh lụa thanh nhã vẽ đôi bàn tay của bà Chương. Có lẽ còn có những cái hộp chưa mở. Khi vợ chồng ông Chương rời khỏi Tòa Đại sứ, chắc chắn họ đã đem theo nhiều thứ hơn chứ không phải chỉ thế này - như bộ sưu tập sách, bình lọ và họa phẩm Á châu. Tấm ảnh chụp gia đình từng treo ở vị trí nổi bật trong Tòa Đại sứ, tấm ảnh chụp bà Nhu khi còn là cô bé nắm tay cha mẹ, giờ không thấy đâu nữa. Có một cái máy quay đĩa nhỏ mà ông Chương từng để bên cạnh bàn làm việc của mình ở Tòa Đại sứ. Ồng dùng nó thường xuyên để nghe các vở kịch của Shakespeare. Chúng “đầy minh triết”, ông nói; ông Chương thích nghe những câu chuyện kể hàng thế kỷ trước và tìm cách làm cho những thức nhận của chúng thấm sâu vào trong hành vi con người. Vở bi hài kịch tự nó đang diễn ra trong đời thực trên bãi cỏ trước nhà ông có tất cả sự khẩn thiết - và tiềm tàng sự hủy diệt - của màn chót một bi kịch Shakespeare.(5)

    Đó là tất cả những gì mà người làm báo ở Washington có thể làm để bám sát Đệ nhất Phu nhân khi bà lẻn vào cơ ngơi của cha mẹ bà. Bà Nhu cảm thấy khó chịu. “Thật không hiểu nổi. Mới hồi nãy tôi còn gọi điện nói chuyện với ai đó ở đây”. Nhưng giây phút đó đã qua, và giờ đây vợ chồng ông Chương không có ở nhà hoặc họ đã làm một việc tuyệt vời là làm bộ không có ở nhà. Bà Nhu và Lệ Thủy thu người chui vào băng ghế sau chiếc limousine, và chiếc xe lao đi. Nó băng qua những đường phố vắng lặng của thủ đô cho đến khi đột ngột dừng lại trước Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa. Khi bà Nhu đi vào trước cửa và gõ mạnh, một dáng người mặc trang phục màu trắng mở cửa gần như ngay lập tức. “Châu!”, bà Nhu kêu lên. Sau đó, theo các phóng viên đến đúng lúc để chứng kiến cảnh đó, bà Nhu gieo người vào hai cánh tay của người đàn ông nhỏ thó. Sau này có người giải thích với báo chí rằng Châu là người đầu bếp của gia đình bà trong nhiều năm. Ông ta dẫn bà Nhu và Lệ Thủy vào trong tòa nhà, tránh xa đám báo chí soi mói. Tân đại sứ Việt Nam Cộng hòa từng nói với người Mỹ một cách tự tin rằng ông không quan tâm nhiều đến Đệ nhất Phu nhân, nhưng ông đủ khôn ngoan để thết đãi một bữa ăn tối đàng hoàng - công việc của ông, nếu không muốn nói là của cả đời ông, đã gặp nhiều hiểm nguy nếu làm khác đi. Và bởi vì nhà ngoại giao mới nhận chức để ông Châu tiếp tục làm việc sau khi vợ chồng ông Chương ra đi, bếp núc ở đây có lẽ vẫn đầy sẵn những nguyên liệu để làm ra những bữa ăn mà bà Nhu từng ưa thích khi còn nhỏ - có thể là món phở bắc đuôi bò vị cây hồi hay những viên chả heo nướng bọc lá diếp thơm mùi bạc hà. Hương vị gia đình sau cùng của bà Nhu không đến từ cha mẹ bà, những người bỏ bà đứng trong giá lạnh, mà từ người đầu bếp họ từng thuê. Đó là một gợi nhớ cay đắng dù cũng quen thuộc, như tuổi thơ của bà quay lại lần nữa từ đầu, khi cha mẹ bà bỏ bà trong trang viên của ông bà nội và giao cho hai người vú nuôi chăm sóc.

    Khi bà Nhu còn ở châu Âu trước khi đến Mỹ, mẹ bà đã gọi một cố vấn thân cận của Tổng thống Kennedy đến ngôi nhà mới của bà dự một cuộc họp “sống còn”. Khi ông ta đến, bà nói thẳng: Yêu cầu ông Kenney loại bỏ anh em họ Ngô. Ông Diệm bất lực; em trai ông, ông Nhu, là un barbare (tên man rợ). Về đứa con gái của bà, bà Chương nói rằng bà đã khuyên mọi người trong cộng đồng người Việt ở New York và Washington “lấy xe hơi” tông bà Nhu khi bà ấy đến. Nếu họ không dám làm việc đó, thì nên ném cà chua và trứng thối. Liếc qua vành tách trà, bà thề với ông cố vấn Tổng thống Kennedy rằng nếu Nhà Trắng không làm gì để bịt miệng bà Nhu, thì bà, bà Chương, hoàn toàn có thể tổ chức “một cái gì đó chống lại con quái vật này”.

    Cuộc trò chuyện đó được ghi lại đẩy đủ và xếp vào loại “mật”. Một viên chức có óc mỉa mai đã viết nguệch ngoạc bên cạnh tài liệu này: “Tình thương của mẹ”.(6)

    Trong mấy ngày tiếp theo ở Washington, bà Nhu đi ngược lại lời khuyên mà bà tiếp nhận từ Marguerite Higgins, phóng viên của tờ New York Herald Tribune. Người Đệ nhất Phu nhân này đã quay lại chỉ trích chính phủ Mỹ, một sự công kích dự tính sẽ cản trở và làm tổn hại đến chính quyền Đảng Dân chủ, mà bà buộc tội là mềm mỏng với Cộng sản. Một số người tự do giấu tên vây quanh Kennedy, bà nói, “chưa đỏ, nhưng hồng”.

    Hơn nữa, đám đông có vẻ cảm thông với bà Nhu. Năm trăm người ngồi chật kín ở Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia để được nhìn thấy bà hôm thứ Sáu, ngày 18 tháng Mười. Cử tọa đó đã làm gián đoạn bài phát biểu của bà hơn hai chục lần bằng những tràng pháo tay - trung bình ba phút một lần khi bà Nhu ở trên sân khấu. Đáp lại, bà rừ rừ trong miệng và mỉm cười duyên dáng. Bà ngợp trong thiện chí của dân chúng Mỹ, bà nói. Tuy nhiên, bà vẫn còn chút buồn phiền và bất an. Chính quyền Kennedy tiếp tục đối xử lạnh nhạt với bà. Bà nói bà hiểu rằng đây không phải là chuyến công du cấp quốc gia. “Nhưng vẫn có cách thức để thực hiện những điều này”. Bà Nhu chọn giọng điệu “đau khổ thay vì giận dữ” và gợi ý chính quyền Kennedy có thể xử lý toàn bộ vấn đề, thực chất là toàn bộ chính sách liên quan đến Việt Nam Cộng hòa, tốt hơn một chút. Bà hàm ví rằng chính quyền này không thực sự biết nó đang làm gì và đang đối phó với ai. Những lời nói bóng gió của bà hẳn đã làm ông Kennedy điên tiết. Nhưng, như mọi khi, bà Nhu không sai.



    CHÚ THÍCH

    1. Những chi tiết về cuộc viếng thăm Hoa Kỳ vào mùa xuân 1943 của bà Tưởng được mô tả trong Madame Chiang Kai-shek: China’s Eternal First Lady của Laura Tyson Li, (New York: Atlantic Monthly Press, 2006), 197-198.

    2. Về Trần Văn Chương nghẹn ngào trong diễn văn từ chức của ông, xem “Sad-dened Diplomat”, New York Times, 23 tháng 8, 1963.

    3. Về lời trích dẫn rằng bà Nhu “không có cái quyền lực mà người ta nghĩ là bà có”, xem Henry Raymont, “Diems US Envoy Quitsin Protest, ”New York Times, 23 tháng 8, 1963. Về lời dẫn cho rằng ông Nhu là một lãnh tụ đứng mũi chịu sào và bà Nhu là cái bóng của ông, xem Joseph Wershba, cuộc phỏng vấn Trần Văn Chương trên CBS, New York Post, 18 tháng 10, 1963.

    4. Câu “Tôi sẽ cho cắt đầu ông ta” trích từ cuộc phỏng vấn của ông Nhu với tuần báo Ý Espresso; xem “Điện tín từ Lodge ở sứ quán Sài Gòn gởi đến Bộ Ngoại giao, 7 tháng 10, 1963, 7 p.m.”, Document 186, FRUS, 1961-1963, 4:385-386.

    5. Những mô tả về ngôi nhà và đổ đạc của ông Chương, xem Nan Robertson, “Ex-Saigon Envoy”, New York Times, 22 tháng 9, 1963.

    6. Cuộc trò chuyện của người hầu cận Kennedy với bà Chương về việc đã tông xe hơi vào bà Nhu, xem Document 18, September 17, 1963, FRUS, 1961-1963, vol. 4.

    Hết Chương 14
     
  3. quan.tran

    quan.tran Tìm vị NGỌT trong ly cà phê ĐẮNG Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chương 15

    ĐẢO CHÍNH

    Gần một năm đã trôi qua kể từ khi bà Nhu và tôi không còn liên lạc với nhau nữa. Khi tôi bắt đầu gọi lại vào mùa hè năm 2010, có vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Tôi làm bộ vồ vập, như bà hoàn toàn kỳ vọng, nhưng rồi sự sẵn lòng của tôi đến thật bất ngờ. Tôi thấy ngồ ngộ là mình đã nhớ bà rất nhiều nhưng lại sợ quay lại trong ê chề.

    Giọng bà Nhu nghe trầm sâu. Lần đầu, giọng bà nghe đúng như người đàn bà tám mươi tuổi. Bà bệnh lâu nay, bà nói; bà đã phải mổ chân và đi khỏi Paris. Tôi đoán có chuyện gì đó đã xảy ra với bà. Khi tôi gọi bà ba tháng sau ngày bà không nói chuyện với tôi nữa và dứt khoát sẵn sàng xin lỗi vì sự bộc phát của mình, tôi nhận được một giọng nói chuẩn quốc tế cho biết số điện thoại ấy không còn hoạt động nữa. Thoạt tiên tôi lo lắng một chuyện tồi tệ đã xảy ra. Tôi lướt qua các cáo phó hằng ngày, nín thở rồi thở ra nhẹ nhõm khi không thấy tên bà với phông chữ đậm. Tôi không hình dung được rằng bà sẽ thay đổi số điện thoại chỉ vì những bất hòa của chúng tôi. Nhưng tôi cũng không tưởng tượng được rằng bà đi đâu xa lâu như vậy mà không gọi cho tôi. “Quá đủ để làm thiên thần của bà rồi, và quá đủ để nói về những hồi ức đó rồi - hay đại loại vậy”, tôi nghĩ.

    “Các con tôi”, bà nói để giải thích sự im lặng của bà, “chúng muốn tôi gần gũi hơn. Hiện tôi sống ở Rome”. Bà nói huyên thuyên về những tin tức mấy tháng qua, những vấn đề về sức khỏe của bà, và nói thêm, gần như để giải thích thêm, nhân tiện cuốn hồi ký đã hoàn thành. Bà sẵn sàng gởi cho tôi.

    Có một số khó khăn về kỹ thuật giữa cuộc trò chuyện đó và việc tôi nhận được những hồi ức qua hộp thư điện tử của tôi, một cái gì đó liên quan đến các con bà và những công việc toàn thời gian của họ và, tôi đoán, lòng kiên nhẫn của họ đang cạn kiệt đối với dự án làm hồi ký của mẹ. Về lý trí, tôi không thể giải thích nỗi ám ảnh của tôi đối với việc lấy được câu chuyện của bà Nhu, nhưng cho đến năm 2010, có lẽ chính vì tôi đã bỏ quá nhiều thời gian, gần năm năm, hy vọng và chờ đợi đã trở thành một thói quen khó từ bỏ. Tôi hy vọng những hồi ức đó sẽ lấp đầy trí tò mò của tôi về bà Nhu. Tôi sẽ hiểu bà, tôi sẽ đưa được bà vào đúng bối cảnh, và tôi có thể đặt cái dấu kiểm gọn gàng bên cạnh tên bà trên bảng kiểm kỷ cục, đầy ám ảnh của tôi, và có thể đi tiếp.

    Thay vì vậy, hai tập hồi ký gởi đến hộp thư của tôi làm tôi bối rối. Cái tựa đề chẳng giúp được gì: Le Caillou Blanc, hay Viên sỏi trắng. Sau này mẹ tôi làm rõ một chút ý nghĩa cái tựa đó cho tôi. Ở Pháp, người ta nói về một sự kiện quan trọng rằng ngày tháng của nó được đánh dấu bằng một viên sỏi trắng. Nhưng khi cuộn dần xuống các trang thì như là đang đọc một cái gì đó viết bằng mật mã. Có những mẫu tự và con số đặt trong ngoặc đơn, những tham chiếu từ kinh thánh bằng những đề mục viết chữ đậm, và những phụ đề viết nghiêng được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Có vẻ như bà Nhu đã có một danh mục lớn những biến cố về đời bà, nhưng nó là một mê cung khó có thể giải mã được - chưa nói đến trở ngại để có được cái đại tự sự của bà Nhu.

    May mắn thay, bà đã gởi những tấm ảnh. Tôi nhìn chúng thật kỹ, ước gì mình có thể nghe các nhân vật cất lên tiếng nói. Có một tấm ảnh chụp bà lúc mười tám tuổi, trước ngày cưới của mình, khoảnh khắc trước khi mọi thứ thay đổi. Ngắm kỹ chân dung bóng loáng của chồng bà, lần đầu tiên tôi nhận thấy ông Nhu, người được mệnh danh là Rasputin của Việt Nam, có cái mũi hạt nút hơi hếch lên. Thay cho cái vẻ lạnh lùng và đầy đe dọa, may quá, ông dễ mến.

    Các phần trong văn bản của bà Nhu vốn giống với một hồi ký thông thường được phân bố rải rác trong gần hai trăm trang, nhưng những phần có giá trị tự thuật thì rất đáng đọc. Đây dứt khoát không phải là hồi ký mà nghe nói bà đã bán cho tờ Saturday Evening Post trong những ngày sau vụ đảo chính 1963; cũng không phải là hồi ký mà bà Nhu đang viết khi bà quá bận rộn để trả lời phỏng vấn báo chí vào những năm 1960 và 1970 với giá không ít hơn 1.000 đô la một lần. Tôi không tin rằng những trang viết này đã tồn tại đâu đó dưới dạng bản thảo giấy. Nếu bà đã từng viết chúng thì bà viết ở trong đầu. Hai tập gởi bằng email đến tôi hình như đã được khởi thảo gần đây, thậm chí có lẽ trong những tháng từ sau lần nói chuyện gần đây nhất cùa chúng tôi. Tôi đã không biết nhiều chuyện.

    Bà Nhu tự mô tả mình đang viết ở bàn viết; bà viết về những lần té ngã và u đầu. Thật đau lòng khi đọc về tình trạng dễ tổn thương và già nua của bà. Bà nói về những cuộc cãi cọ về đất đai ở Ý giữa Trác, con trai bà, và những người láng giềng, những người đang tìm cách lấn chiếm cơ ngơi của họ. Nhưng khi bà quay về chìm sâu vào vùng đất màu mỡ của ký ức, bà gợi lại những chi tiết lấp lánh, như cơn mưa nặng hạt ở Đà Lạt làm ướt sũng cái ba lô của Lệ Thủy trên đường cô đến trường. Hay chiếc xe ngựa kéo dễ thương của bà, với những cái bánh xe to đến mức tôi có thể dễ dàng hình dung mình ngồi vào chỗ của bà, nhún nhảy dọc con kênh ở Huế, có gì đó giống như cô bé Lọ Lem trên đường đến dạ tiệc khiêu vũ. Tuy nhiên cách viết của bà không theo tuyến tính; có lúc gần như không mạch lạc. Nhưng nếu chúng ta không bị cuốn đi theo dòng chảy gấp gáp của các sự kiện, thì nó rất hấp dẫn. Tôi gợi ý với bà rằng nếu bà hy vọng có nhiều người đọc, tập bản thảo này cần phải biên tập nhiều, nhưng đó sẽ là những phần bổ sung hấp dẫn cho hồ sơ lịch sử.

    “Không”. Giọng bà gay gắt và hơi thở bà mệt nhọc, bà hết sức cương quyết và lạnh lùng cắt đứt những lời huyên thuyên của cuộc trò chuyện buổi sáng lẽ ra vui vẻ giữa hai chúng tôi. “Tôi tuyệt đối tin tưởng giao cho cô cuốn hồi ký này. Cô hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhưng sẽ không được biên tập gì cả. Không được thay đổi gì hết. Chúng phải được xuất bản đúng như đã được viết ra. Tập một trước, tập hai sau. Và…”, bà nói thêm, “tôi nóng lòng muốn in nó càng sớm càng tốt. Tôi không còn nhiều thời gian”.

    Tôi hoang mang. Tôi đã tiếp cận được những tư tưởng sâu xa của một trong những người ẩn dật nổi tiếng nhất thế giới. Tôi thấy mình gần gũi đến trêu ngươi nhưng vẫn phải tìm cách gắn lại những mảnh rời của trò ráp hình. Tôi thấy mình giống một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam đi tìm kho tàng mê hoặc. Mỗi lần tôi muốn đi sâu để hiểu rõ hơn bà Nhu, bà lại hơi thu mình lại, tính cách khó nắm bắt của bà khiến bà luôn là đối tượng chú ý của tôi.

    Lần sau cùng chúng tôi nói chuyện, bà Nhu nghe chừng tệ hẳn, giọng bà khàn đục. “Có những hôm tôi chỉ muốn nhắm mắt lại và ra đi trong an bình. Nhưng cái đánh thức tôi dậy là cảm giác rằng có một điều gì đó mà tôi phải làm, và tôi còn có điều phải nói”. Ước mong cuối đời của bà Nhu là tự mình bày tỏ. Bà muốn tôi giúp bà, nhưng tôi không còn biết cách nào nữa.

    Bà Nhu nói chuyện với chồng lần sau cùng vào ngày 27 tháng Mười, 1963. Từ khi bà ra khỏi nước, cứ vài ngày họ lại nói chuyện với nhau, lần đâu ở châu Âu và sau đó ở Hoa Kỳ. Đó là một chuyến đi dài. Bà Nhu và Lệ Thủy rời Sài Gòn sáu tuần trước đó, và giờ đây gần như đã đến lúc quay về. Họ dự định bay từ California về Việt Nam với một chặng dừng ở Nhật. Ông Nhu sẽ gặp họ ở Tokyo để đi cùng họ chặng đường còn lại, và bà Nhu đang tìm cách hoàn tất lộ trình qua cuộc điện thoại đường dài bằng giọng kim kết nối bà từ San Francisco tới Sài Gòn.

    Có một cái mụn mỡ trên mí mắt bà, bà giải thích với ông Nhu. Bà muốn đi khám, nhưng bà nghĩ có thể đợi thêm vài ngày cho đến khi bà đến Tokyo. “Vậy được không?”, bà hỏi ông. Nếu khám ở Nhật, bà lý sự, “sẽ rẻ hơn!”. Bà Nhu đang cố gắng làm dịu nhẹ lòng mình. Thật khó để hiểu được một người qua hàng ngàn dặm dây cáp xuyên Thái Bình Dương, nhưng giọng nói ông Nhu nghe yếu và lạ lẫm đối với bà. “Anh sẽ không đến Nhật nữa. Anh ở lại Sài Gòn”. Bà Nhu không muốn nài nỉ. Bà không muốn gây bất hòa trên điện thoại, nên bà bặm môi. “Cũng được”. Bà sẽ phẫu thuật trước khi bay về nhà. Ở Los Angeles, tại sao không? Các bác sĩ ở đó đã quen chăm lo cho các khuôn mặt đẹp nổi tiếng. Bà sẽ ở lại thêm mười ngày nữa.

    Sau Washington, D.C, các chặng dừng chân của bà Nhu bao gồm các thành phố và trường đại học ở Bắc Carolina, Illinois, và Texas. Bà tham gia Ngày Hiệp Chủng Quốc (US Day) 23 tháng Mười tại Nhà Tưởng niệm Dallas, nơi bà được mời lên sân khấu để nhận một bó hoa. Ngày Hiệp Chủng Quốc là một cuộc tuần hành phản đối được tổ chức đặc biệt diễn ra một ngày trước Ngày Liên Hiệp Quốc (UN Day) nhằm chào mừng Hoa Kỳ là thành viên Liên Hiệp Quốc ở cùng địa điểm. Các biểu ngữ “Hãy đưa Hoa Kỳ ra khỏi Liên Hiệp Quốc” và “Hãy đưa Liên Hiệp Quốc ra khỏi Hoa Kỳ” được trương lên. Cuộc tập họp chống Liên Hiệp Quốc huy động những người cực bảo thủ vốn chống lại chính quyền Kennedy ở Washington - những thành viên của Hội John Birch, The Minutemen, và The National Indignation Convention. Một người đàn ông tên là Lee Harvey Oswald cũng ở đó. Bà Nhu đứng gần Oswald ở Dallas trong Ngày Hiệp Chủng Quốc, kết hợp với chuỗi biến cố bi thảm sắp xảy ra ở Sài Gòn, khiến bà Nhu trở thành nhân vật chính trong một vài thuyết âm mưu điên cuồng ám sát Kennedy.(1)

    Các cáo buộc là vô căn cứ - cái chết chưa hề có trong đầu bà Nhu khi bà ở Texas. Bà quá bận rộn thưởng thức những giờ phút làm khách mời VIP của tỉ phú dầu lửa Dudley Dougherty tại nông trại ngổn ngang trải dài, San Domingo, ngay bên ngoài Beeville ở Nam Texas. Ông khuyến khích bà Nhu tự do nói lên suy nghĩ của mình với báo chí và cho bà và con gái hương vị hiếu khách vùng Texas.

    Lệ Thủy đặc biệt thích thú, ở nông trại cô trút bỏ bộ áo dài cô mặc khi theo mẹ trong chuyến đi diễn thuyết để thay bằng quần dài, giày bốt đế thấp, áo len dài tay, rồi hoàn chỉnh bộ cánh châu Âu bằng cái mũ cao bồi. Lệ Thủy lần đầu tiên đeo súng săn trên trường bắn, bắn hạ những con bồ câu đất sét bằng loại súng 12 ly với tỉ lệ chính xác ấn tượng, sáu trên mười. Đó không phải là may mắn của người tập sự - Lệ Thủy đã có nhiều buổi tập súng máy trong tổ chức bán quân sự của mẹ cô ở Nam Việt Nam - nhưng cô vẫn gây ấn tượng cho các chủ nhà và câu được một bạn trai “thực” đầu tiên của cô, đứa cháu hăm bốn tuổi của Doughtery, Bruce B. Baxter III, ở thành phố biển Corpus Christi.

    Anh chàng Baxter theo Lệ Thủy và mẹ cô từ Texas đến California. Tình yêu đam mê của anh không hề nao núng bởi Thống đốc bang California Pat Brown, người đã làm điều mà tạp chí Time coi là “lời nói dối trong tháng”. Thống đốc Brown nói trước khi họ đến, “Bà Nhu là một nhân vật gây tranh cãi. Bà không phải là người đầu tiên đến thăm California, cũng sẽ không phải là người cuối cùng. Tôi kêu gọi mọi người dân California hãy hành xử như những người Mỹ văn minh và để cho quí bà này nói điều mình muốn nói”. Baxter chắc hẳn đã hành xử như một người lịch sự. Anh mời mẹ con bà đi ăn tối với anh tại một tiệm ăn Tàu ở San Francisco, và đó là lúc Baxter tạm biệt, có lẽ để quay lại Texas trong vài ngày, anh không thể đi xa lâu. Anh gặp lại Lệ Thủy tại khách sạn của cô ở Los Angeles. Hai người đi dạo quanh khu hồ bơi Beverly Wilshire trước khi về thị trấn, rong chơi hai tiếng ở các hộp đêm Hollywood, nhưng lúc nào cũng có hai người đàn ông trung niên đi cùng để trông chừng.(2)

    Cách xa mười mấy ngàn cây số, ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu có nhiều chuyện lớn hơn để ưu tư so với câu chuyện tình lãng mạn đầu tiên của con gái hay phí tổn phẫu thuật mụn mỡ trên mắt vợ ông. Vì bất chấp sự chú ý của báo chí đến bà Nhu và những người bạn mới quyền thế của bà, mọi chuyện ở Sài Gòn vẫn tiếp tục xấu đi. Ông Nhu tỏ ra xa lạ trên điện thoại với bà Nhu vì lúc đó ông biết rằng mọi chuyện gần như vô vọng.

    Cuộc tấn công của ông Nhu vào chùa chiền hồi tháng Tám đã đầu độc mọi thiện chí còn lại trong quan hệ của ông với người Mỹ. Trước đó ở Washington mọi người nghĩ rằng Hoa Kỳ đơn giản là “không đủ cứng rắn” trong khi đối phó với ông Diệm và ông Nhu ở Sài Gòn, nhưng sau những cuộc càn quét và việc ông Nhu trắng trợn coi thường chỉ thị của Mỹ yêu cầu giải quyết căng thẳng với Phật giáo, chính sách của Washington thay đổi hoàn toàn. Hai anh em họ Ngô là hết thuốc chữa, và họ sẽ phải bị thay thế.

    Vào ngày 24 tháng Tám, một bức điện tín tối mật gởi đến Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge ở Sài Gòn ra lệnh cho ông đi gặp ông Diệm kèm theo các đòi hỏi khó chịu và ngay lập tức: Cho Phật giáo những gì họ muốn, và loại bỏ ông Nhu. Nếu ông Diệm không đồng ý hay không hành động nhanh chóng, “chúng ta phải đối mặt với khả năng bản thân ông Diệm cũng không thể được bảo toàn”. Ồng Lodge được bật đèn xanh tìm kiếm những người lãnh đạo thay thế. Mặc dù các lãnh đạo Mỹ ở Washington không xử lý những chi tiết tế nhị của việc thay đổi chế độ, bức điện tín đó trấn an Lodge rằng “chúng tôi sẽ ủng hộ ngài tối đa về những hành động mà ngài thực hiện để đạt được những mục tiêu của chúng ta”.(3)

    Dĩ nhiên, một đại sứ Mỹ không thể đòi biết chính xác thông tin về chuyện thay đổi chế độ. Đó là việc của Fred Flott. Là một viên chức Sở Ngoại vụ Mỹ ở Trung Đông, Flott hiểu công việc của ông là làm cái việc dơ bẩn mà bản thân ngài đại sứ không thể làm - liên hệ với các đối thủ của chế độ Ngô Đình Diệm và hướng sự hậu thuẫn của Mỹ vào việc lật đổ chính phủ của một quốc gia bạn bè.

    Anh em họ Ngô có thể không biết tất cả những gì đang diễn ra trong Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nhưng họ có một ý tưởng khá thông minh. Một người trung thành với gia đình họ Ngô đã lắp đặt các thiết bị nghe lén nhỏ xíu trong Tòa Đại sứ mà không bị phát hiện cho đến khi biến cố gia đình họ Ngô đi qua hẳn.(4) Nhưng ngay cả không có công nghệ do thám, thì sự chuyển đổi cũng đã hiển nhiên đối với ông Diệm và ông Nhu. Ngày 2 tháng Chín, 1963, Tổng thống Kennedy trả lời phỏng vấn của Walter Cronkite đài CBS National News rằng “chính quyền [của anh em họ Ngô] đã mất hết liên hệ với dân chúng” Việt Nam Cộng hòa. Kennedy tiếp tục, “Giờ đây tất cả những gì chúng ta có thể làm là nói rõ rằng chúng ta không nghĩ đây là cách để chiến thắng”, và ông kêu gọi “những thay đổi về chính sách và nhân sự”, một phát biểu được nhiều người diễn dịch là lời đe dọa yêu cầu ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu.

    Đại sứ Lodge giữ lập trường cứng rắn với anh em họ Ngô trong Dinh Sài Gòn ngay từ đầu. Thay vì làm vừa lòng ông Diệm và dùng lời lẽ ngoại giao để ông bớt tức tối, ông đại sứ vẫn giữ khoảng cách. Nhân viên Tòa Đại sứ Mỹ biểu lộ sự “thù địch không chút suy giảm” đối với ông Diệm và ông Nhu, và thái độ của Lodge rất gây gổ và hống hách. Khi một phóng viên hỏi Lodge tại sao ông không vào thăm Dinh nhiều tuần qua, ông trả lời, “Họ không làm bất kỳ cái gì tôi yêu cầu. Họ biết tôi muốn gì. Tại sao tôi cứ phải yêu cầu chứ?”.(5)

    Thay vì tổ chức những cuộc họp tay đôi với ông Diệm, Lodge cho rò rỉ thông tin với báo chí Mỹ rằng ông sẽ giữ những đồng đô la viện trợ Mỹ làm con tin nếu ông Diệm không làm những gì ông ta được yêu cầu, và ông Lodge công khai chỉ trích bất cứ ai trong chính phủ Mỹ quá tử tế với anh em họ Ngô. Một trong những mục tiêu của ông ta là Trưởng trạm CIA Sài Gòn John Richardson. Nhiệm vụ của Richardson là làm việc với ông Nhu và tiếp cận với hy vọng tác động đến ông ta. Tuy nhiên, vì ông không cho thấy có bất cứ tác động gì, Lodge coi Richardson như một thất bại. Trong bức thư riêng gởi Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, Lodge khéo léo tiến hành một chiến dịch tấn công-thụ động để Richardson bị sa thải, ngụ ý rằng chưa từng “có ý định không trung thành”, ông ta quá a tòng với “những kẻ mà chúng ta tìm cách thay thế”. Richardson là biểu tượng cho sự ủng hộ của Mỹ. Việc ông ta rút lui vào tháng Mười, 1963 là thêm một dấu hiệu nữa cho ông Diệm và ông Nhu thấy rằng thời của họ gần như đã hết.(6)

    Hai anh em họ Ngô không thể thể hiện công khai sự bực bội của họ với người Mỹ, nên có vẻ như họ trút lên đầu dân chúng Nam Việt Nam. Lệnh giới nghiêm đã được gỡ bỏ, nhưng hàng ngày cảnh sát của ông Nhu vẫn bắt giam hàng chục “người bất đồng chính kiến”. Người nào bị phát hiện đang phát tán truyền đơn chống chính phủ hoặc viết vẽ nguệch ngoạc lên tường lời lẽ chống chế độ họ Ngô đều bị bắt; thậm chí học sinh cũng có thể bị giam.

    Anh em họ Ngô ở Sài Gòn không biết được rằng sự nhiệt tình ủng hộ đảo chính của Washington lúc lên lúc xuống. Bản thân Nhà Trắng cũng rối trí trước những lời khuyên trái ngược nhau mà họ nhận được. Giám đốc CIA John A. McCone trước sau như một chỉ trích mạnh mẽ một cuộc đảo chính. Tại cuộc họp của Nhóm Đặc biệt về Việt Nam, McCone nói rằng thay ông Diệm và ông Nhu bằng những kẻ không tên tuổi là “cực kỳ nguy hiểm” và chắc chắn sẽ dẫn đến “thảm họa toàn phần” cho Hoa Kỳ. Ông cũng nói riêng với Tổng thống Kennedy rằng cuộc đảo chính này “sẽ là cuộc đầu tiên trong những cuộc đảo chính khác sau này”.(7) Nhưng ngược lại, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng kiên quyết ủng hộ một cuộc đảo chính. Hoa Kỳ chia rẽ nhưng đã vượt qua giới hạn không quay lại được nữa rồi. Đại sứ Lodge tin chắc rằng: “Tiến trình của chúng ta không thể đảo ngược được nữa”.

    Bản thân Tổng thống Kennedy vẫn không chắc chắn trong suy nghĩ về một cuộc đảo chính chống lại hai anh em họ Ngô ở Sài Gòn. Tháng Mười, 1963, ông cử một phái đoàn đi tìm hiểu sự thật trong chín ngày do Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, và Chủ tịch Liên quân, Tướng Maxwell Taylor, dẫn đầu. Chuyến đi mang danh nghĩa kiểm tra sự tiến bộ của cuộc chiến chống Việt Cộng, và mọi người phải giữ nghi thức ngoại giao bằng một cuộc hội kiến Tổng thống Diệm tại Dinh trong hơn hai giờ. Tuy nhiên, không xuất hiện trong nghị trình chính thức là ván tennis với Đại tướng Dương Văn Minh.

    Tướng Minh còn được gọi là Minh Lớn vì hai lý do: Để phân biệt ông với một tướng khác cùng tên và cũng bởi vì tầm vóc bất thường của ông - ông cao gần một mét tám và nặng chín chục kí.


    Ông Minh cao vượt các đồng nghiệp Việt Nam của mình và theo nghĩa đen, ông cúi nhìn hai anh em họ Ngô, hai sếp của mình. Tốt nghiệp Học viện Quân sự ở Paris và là cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất, chiến đấu bên cạnh người Pháp chống Việt Minh, ông đã ủng hộ ông Diệm chiến đấu chống lại các giáo phái và băng đảng đe dọa những năm đầu nhiệm kỳ Tổng thống Diệm. Giờ đây ông Minh đang âm mưu chống lại ông Diệm và ông Nhu. Theo ý kiến của nhà báo Stanley Karnow, ông không phải là người mưu tính chủ chốt, “nhưng với tư cách một tướng lĩnh cao cấp, ông là người hợp nhất các phe cánh khác nhau có cùng âm mưu chống lại ông Diệm”.

    Mặc dù dáng vóc to lớn, ông Minh chơi tennis khá đẹp mắt. Các quan chức Mỹ, McNamara và Taylor, dường như không chịu nổi cái nóng thiêu đốt ở Sài Gòn, họ xoay xở vượt qua ván đánh đôi trên sân cỏ của câu lạc bộ Cercle Sportif. Sau đó cả nhóm lui vào căn phòng gỗ ván màu gụ trong câu lạc bộ để nói chuyện tào lao “về ván đấu”. Khi nghe nói về trận banh và cuộc trò chuyện riêng tư này, ông Nhu và ông Diệm chỉ có thể suy luận rằng những người đó cũng đang nói chuyện âm mưu. Thực ra họ không nói chuyện ấy. Ông Minh rất sợ rò rỉ tin tức ngày hôm đó. Nhưng ông Diệm và ông Nhu biết rõ những đường dây kết nối ông ta với những kẻ âm mưu và Tòa Đại sứ Mỹ và CIA.(8)

    Trong lúc tuyệt vọng, ông Nhu tìm cách sử dụng các chiến thuật khác, như tung tin ông đã tiếp xúc với chính phủ Cộng sản ở Bắc Việt. Vào cuối tháng Tám, 1963, ông Nhu tiếp nhà ngoại giao Ba Lan Mieczyslaw Maneli. Cuộc gặp gỡ bí mật với một đại diện Cộng sản khiến Hoa Kỳ tò mò muốn hiểu: Nếu quả thực ông Nhu sẵn sàng thỏa thuận với miền Bắc và tiến tới một nền hòa bình qua thương thuyết, thì liệu điều đó có biện minh cho hành động khẩn cấp để thành lập một chế độ mới, hay liệu nó có buộc Hoa Kỳ tỏ ra phải chăng hơn với ông Diệm và ông Nhu? Hồ sơ cho thấy trong cuộc gặp gỡ đó, ông Nhu đã nói về việc “dọn đường cho sự trao đổi thương mại với miền Bắc”, và ông nói về sự giận dữ của ông với người Mỹ nhưng ông không muốn cắt hoàn toàn quan hệ với Hoa Kỳ. Không có hồ sơ nào nói các buổi nói chuyện dự định khởi xướng với Bắc Việt là hoàn toàn có tính sơ bộ. Đơn giản là không có thời gian.(9)

    Vào ngày cuối cùng của tháng Mười, ông Diệm và ông Nhu chỉ còn một biện pháp tối hậu để giữ cho chế độ còn tồn tại. Đó là mưu đồ “khói và gương” (một thủ thuật của ảo thuật gia chuyên nghiệp nhằm đánh lừa người xem - ND), mang nhãn hiệu ông Nhu: Ông và ông Diệm sẽ ngụy tạo một cuộc đảo chính. Sẽ có nhiều rủi ro, nhưng đó là hy vọng duy nhất của họ. Một cuộc đảo chính giả nhằm làm cho người Mỹ hoảng sợ phải nối lại sự hậu thuẫn cho chế độ Ngô Đình Diệm. Những người lãnh đạo cuộc đảo chính giả được chọn lựa kỹ sẽ làm bộ “trung lập”, giống như cuộc đảo chính trung lập bất ngờ năm 1960 ở Lào đã gây thiệt hại nặng nề cho các lợi ích của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Đánh mất Việt Nam Cộng hòa vào tay những người trung lập sẽ là một vụ sụp đổ domỉno khác - một cú đánh hủy diệt vào chiến lược Chiến tranh Lạnh của Mỹ.

    Đối với người quan sát ngẫu nhiên, ngày 31 tháng Mười, 1963 có vẻ cũng giống như những ngày khác ở Sài Gòn. Sáng hôm đó, Tổng thống Diệm trao đổi với Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge và Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Felt. Felt tạt ngang Sài Gòn trong một động thái giống như kiểm tra thường kỳ về sự trợ giúp quân sự của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa, nhưng trên thực tế các tướng lĩnh quân đội Việt Nam Cộng hòa đang âm mưu chống lại ông Diệm đã dàn dựng sự xuất hiện của ông ta, đặc biệt sắp đặt để chuyến viếng thăm của Felt giữ ông Diệm ở trong Dinh suốt buổi sáng hôm đó.(10) Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cảnh báo các vị khách rằng họ có thể đã nghe những tin đồn về một cuộc đảo chính nhưng đừng nên để ý đến. Vào buổi trưa, những cánh cửa chớp được hạ xuống trước các gian hàng. Xe máy, xe xích lô, và taxi Renault đưa mọi người về nhà, thoát ra khỏi cái nóng giữa trưa để có hai giờ ăn cơm và nghỉ ngơi. Thành phố vẫn yên tĩnh.

    Dinh cũng yên tĩnh. Những đứa con nhỏ của vợ chồng ông Nhu đã đi Đà Lạt chơi, chúng đang nghỉ hè, và mấy cậu bé đòi cha cho chúng đi săn. Ông hẳn vui lòng khi thấy các con trai theo đuổi niềm đam mê của ông. Ông cho phép chúng đi săn nhưng yêu cầu phải có mười lăm thành viên phòng vệ Dinh đi theo chúng. Đứa con út của ông, cô bé Lệ Quyên bốn tuổi, không biết săn bắn, nhưng cô cũng đi lên cao nguyên cùng các anh và vú nuôi. Cô sẽ được chạy nhảy tung tăng trên núi đồi, thoải mái hơn so với những gì cô được làm trong sân vườn của Dinh. Ông Nhu có thể không biết rằng khi cho phép chúng rời khỏi Sài Gòn, ông đã cứu mạng sống của chúng.

    Vài phút sau 4 giờ chiều, nhiều tiếng súng đại bác nổ vang. Tiếng súng nổ nghe như gần doanh trại của lực lượng phòng vệ Dinh. Nổ súng vào sát Dinh chắc chắn không phải là một phần của kế hoạch. Cho đến khoảnh khắc đó, hai anh em họ Ngô vẫn bình thản đánh giá việc tăng cường chậm chạp quân đội và xe tăng trong nội thành Sài Gòn. Họ theo dõi những diễn biến trong thành phố từ một chỗ kín đáo tại văn phòng của họ. Thay vì giương cờ cảnh báo, sự di chuyển quân lính và xe tăng lại làm ông Diệm và ông Nhu yên tâm. Họ tin vào kế hoạch của mình, bí hiệu Bravo Hai, sẽ khởi đầu trót lọt. Ngay trước khi bộ chỉ huy cảnh sát rơi vào tay các tướng lĩnh, một sĩ quan cảnh sát sợ hãi gọi điện cho ông Nhu biết họ đang bị tấn công.

    “Không sao”, ông Nhu nói. “Tôi biết cả rồi”.(11)

    Ông Nhu tỉnh bơ vì ông vẫn nghĩ rằng, theo kế hoạch, các lực lượng của ông sẽ dập tắt “cuộc nổi loạn”, rồi ông và ông Diệm sẽ được chào mừng như những anh hùng. Lường trước sự hỗn loạn xảy ra sau đó, ông Nhu còn dự định tiến hành một cuộc tắm máu kín đáo. Các lực lượng đặc biệt và bọn du côn được thuê mướn của ông Nhu sẽ thủ tiêu các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam Cộng hòa và các quan chức cao cấp. Những người Mỹ gây rắc rối cũng được đánh dấu; nhà báo Stanley Karnow cho biết Đại sứ Lodge và nhà tình báo CIA lão làng Lucien Conein nằm trong danh sách phải thanh toán.

    Đây không phải là mưu đồ đảo chính giả đầu tiên mà ông Nhu vạch ra. Vụ đầu tiên, bí hiệu Bravo Một, buộc phải dừng lại hồi tháng Mười sau khi lực lượng đặc biệt của ông Nhu nghe phong phanh có một âm mưu nổi loạn trong hàng ngũ quân đội. Bravo Hai, cuộc phản đảo chính dự kiến diễn ra hôm nay, có gần như đấy đủ mức độ lừa lọc hơi giống biếm họa: Nó sẽ là một cuộc đảo chính bên trong một cuộc đảo chính khác.(12)

    Nhưng hai anh em sớm nhận thấy rõ có cái gì đó đã hỏng bét. Họ đứng quanh máy điện đàm trong văn phòng Tổng thống, vẫn không có tín hiệu. Họ gọi cho các tỉnh trưởng lân cận, tất cả đều là sĩ quan quân đội. Họ cũng gọi cho các tư lệnh quân đoàn và tư lệnh sư đoàn. Không ai động đậy. Vào lúc ông Nhu nhận thức được những gì đang thực sự xảy ra thì đã quá muộn. Không còn cách nào thoát ra khỏi thành phố và không có ai để tin cậy. Những kẻ phản bội đã bao vây Dinh, đang siết chặt dây thòng lọng. Ông Nhu chộp ống điện thoại. “Chuẩn bị chiến đấu”. Ông thét lên, ra lệnh cho niềm hy vọng cuối cùng còn lại của hai anh em, những chàng trai của Thanh niên Cộng hòa và các Sư đoàn Phụ nữ bán quân sự của vợ ông.

    Sự im lặng của họ là bản án tử hình.

    Các kế hoạch của ông Diệm và ông Nhu đã bị đánh cắp. Người mà họ tin tưởng giao cho thực hiện cuộc đảo chính giả, Thiếu tướng Tôn Thất Đính, đã quay lưng với họ. Là vị tướng trẻ nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông Đính được những người quen biết mô tả như một người lính nhảy dù lớn lối, hay uống whisky. Ông Đính bù đắp cho sự thiếu thông minh của mình bằng tham vọng ghê gớm, và ông không đi đâu mà không có người chụp ảnh riêng. Trong số các nỗ lực của ông để lấy lòng chế độ Ngô Đình Diệm có việc ông cải sang đạo Công giáo và gia nhập đảng chính trị mơ hồ của ông Nhu. Các chiến thuật của ông Đính phần nào đó đều hiệu quả. Tổng thống Diệm đối xử với ông như con nuôi. Nhưng tính tự cao tự đại của ông đã khiến ông trở thành miếng mồi ngon cho các đối thủ của ông Diệm. Những kẻ mưu toan đã thuyết phục Tướng Đính rằng ông lẽ ra phải nằm trong nội các của Tổng thống. Khi ông Diệm từ chối ban cho ông vị trí ấy, lòng kiêu hãnh bị tổn thương của ông Đính biến ông thành một thứ trái cây chín mùi chờ người ta hái xuống.(13)

    Los AngeLes đi sau Sài Gòn mười lăm giờ, và Đệ nhất Phu nhân đang nằm hồi phục trong phòng khách sạn ở Beverly Wilshire. Bà đã phẫu thuật cắt mụn mỡ trên mắt vài giờ trước đó; cặp kính đen và băng gạc làm bà khó chịu. May là có Lệ Thủy ở đó giúp bà, đọc sách báo cho bà nghe, và trò chuyện với bà.

    Bà Nhu và Lệ Thủy được đánh thức vào nửa đêm bởi một cú điện thoại ầm ĩ từ tùy viên của Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa. Trong cơn hoảng loạn, ông ta mô tả cuộc khủng hoảng đang diễn tiến ở Sài Gòn. Ông nói các rào chắn đang được giăng ra khắp các con đường lớn chạy từ thành phố đến sân bay. Hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến nổi loạn đeo khăn đỏ ngồi trên xe tiến vào trung tâm thành phố. Các sự kiện diễn tiến hết sức chính xác. Đâu ra đấy. Đài phát thanh, bưu điện, và bộ chỉ huy cảnh sát đều bị chiếm đóng, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng cũng vậy.

    Bà Nhu lắng nghe trong vô vọng từng chi tiết của cuộc khủng hoảng đang xảy ra cách bà hàng ngàn cây số. Bà viết “Ước gì tôi có mặt ở đó” nhiều lần trong hồi ký. Bà tự nhủ rằng bà sẽ ngăn không cho chế độ sụp đổ, như bà đã làm vào năm 1955, 1960, và một lần nữa vào năm 1962. Bà cho rằng lần này sự vắng mặt của bà đã làm suy yếu tai hại cho chế độ họ Ngô. Dĩ nhiên, một người duy lý sẽ nói rằng không có cách nào để bà có thể sống sót, và có ít lý do để nghĩ rằng nếu bà Nhu có mặt ở Sài Gòn, bà có thể làm được cái gì để ngăn chặn mọi chuyện xảy ra. Nhưng về mặt lý trí, bà sẽ không bao giờ sống sót được nếu băng ngược trở lại cây cầu kia vào năm 1946.

    Tồi tệ nhất là bà không liên lạc được với các con, Trác mười lăm tuổi, Quỳnh mười một, và bé Lệ Quyên mới lên bốn. Câu chuyện mà sau này chúng kể lại cho mẹ rất rùng rợn. Khi cuộc đảo chính bắt đầu, chúng vẫn còn ở Đà Lạt. Ở trên đó, ở giữa những người bảo vệ mang súng, họ không còn biết tin ai. Những đứa trẻ trốn chạy vào rừng phía sau nhà và qua đêm ngoài trời mưa lạnh. Chúng đi bộ suốt ngày hôm sau đến một làng miền núi, ở đó chúng xin được một ít cơm và thịt rừng. Và chờ đợi.

    Anh em họ Ngô chạy trốn vào Chợ Lớn, khu người Hoa ở Sài Gòn. Có một số người nói họ dùng một đường hầm bên dưới nền nhà Dinh để đào thoát. Một số người khác lại nói chiếc xe Citroën màu đen dừng trước cổng Dinh, và hai anh em, mặc com lê xám đen, cứ thế đi tới và chui vào. Dù bằng cách nào thì họ cũng là những người lánh nạn. Sẽ mất vài giờ nữa trước khi các lực lượng đảo chính nhận ra họ đang đánh vào một dinh phủ trống không. Lúc bấy giờ hai anh em đang ẩn nấp trong nhà của một nhà buôn tên là Mã Tuyên.

    Chạng vạng ngày 1 tháng Mười Một, 1963, cuộc bao vây chung quyết Dinh bắt đấu. Các đội hình chiến đấu của lính biệt kích Nam Việt Nam đi thành hàng phía sau những chiếc xe tăng. Họ nhắm các bức tường Dinh và bắt đầu nhả đạn. Chẳng bao lâu sau cuộc tấn công trong tầm đạn bắn thẳng khoan phá được một lỗ thủng lởm chởm. Các nhà báo Mỹ Ray Herndon và David Halberstam tuyên bố họ là người thứ ba và thứ tư đi vào Dinh, ngay sau hai trung úy người Việt chui qua cái lỗ trên tường. Một lá cờ trắng sau cùng cũng được giương lên từ cửa sổ tầng một ở góc Tây Nam của Dinh, báo hiệu cho những người lính khác và các nhân viên dân sự đang co rúm rằng mọi sự đã qua. Đã đến giờ phút hôi của tại Dinh.

    Mọi người ùa vào, băng qua sân bãi và chạy lên lầu. Những tấm màn lụa tơi tả, và gương đèn trang trí của Dinh, những thiết kế cố định trong nhà có từ thời Pháp thuộc nằm rải rác trên sàn. Những người lính biệt kích, đám lính trẻ, và các nhà báo lục lọi đống đổ nát. Họ tìm thấy rượu whisky của ông Nhu và, nằm trên bàn làm việc của ông, cuốn sách có cái tựa khéo đặt mà ông chưa tìm ra thì giờ để đọc xong: Shoot to kill (Bắn giết), của Richard Miers, một cuốn hồi ký kể về thành tích chống Cộng của ông ở Malaya. Và trong khi ai cũng biết sở thích đọc của ông Diệm là những câu chuyện phiêu lưu về miền Tây nước Mỹ, những cậu lính háo hức đầu tiên mân mê những cái áo ngủ lụa mỏng của bà Nhu nên bỏ sót cuốn sách bìa nâu trong ngăn kéo của bà. Cuốn nhật ký của bà sau cùng cũng được tìm thấy, được cẩn thận nhét vào cạp quần, và được giữ mấy chục năm như món gia bảo và vật kỷ niệm.

    Mời các bạn theo dõi tiếp Chương 15 trong mục dưới đây

     
  4. quan.tran

    quan.tran Tìm vị NGỌT trong ly cà phê ĐẮNG Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Tiếp Chương 15

    Tại Dinh ngày hôm đó, Fred Flott, viên chức Sở Ngoại vụ của Tòa Đại sứ, tận mắt nhìn thấy thành quả lao động của mình trong việc lật đổ chính phủ này: “Thi thể người đàn ông số một tôi từng nhìn thấy bị bắn vào đầu bằng súng tiểu liên M-16 và nó giống như trái cà chua mà người ta giẫm lên. Lúc ấy ông ta bị kéo lê xuống cấu thang. Và có những người lính đang lặng lẽ hôi của, nhưng tình hình cũng có vẻ kỷ luật”. Bản thân Flott cũng bỏ túi mấy cái gạt tàn thuốc lấy ở Dinh để làm kỷ niệm và gật đầu chào David Halberstam khi họ đi ngang qua nhau trên cầu thang. Người làm việc ở Tòa Đại sứ này nhớ rằng hai tay của nhà báo bị che khuất bởi cặp ngà voi dài tới ba mét. Nhưng Halberstam thừa nhận chỉ lấy một thanh gươm Lào, có lẽ trong bộ sưu tập của ông Nhu.

    Thanh gươm trang trí này đã không giúp gì được cho ông Nhu thời điểm đó. Hai anh em biết số phận của họ đã được định đoạt, nên họ không tìm cách trốn lâu hơn. Họ chuyển từ nhà Mã Tuyên đến một địa điểm khác ở Chợ Lớn, Nhà thờ Thánh Francis Xavier (Nhà thờ Cha Tam) trát vữa hai màu vàng trắng. Ông Diệm gọi điện cho Bộ Tổng Tham mưu và yêu cầu được tiếp xúc với các tướng lĩnh để thu xếp đầu hàng. Quân đội bắt đầu kéo đến ngay sau đó. Các sĩ quan đi đến trước nhà thờ và chào người đã từng là Tổng thống của họ trong chín năm. Sau đó họ dẫn ông và em trai ông ra và đẩy họ vào phía sau chiếc xe tải nhỏ, bọc vải bạt hai bên hông. Sau đó, không ai biết rõ lúc nào, hai anh em được chuyển đến một chiếc xe bọc thép. Họ sẽ không còn sống để ra khỏi đó nữa.(14)

    Sài Gòn hỗn loạn.

    Những kẻ phiến loạn ăn mặc ngụy trang bắn đạn tiểu liên lên trời để chào mừng. Đám đông hỗn tạp xé nát bất cứ thứ gì dính dáng đến chế độ họ Ngô. Văn phòng của tờ Times of Vietnam bị đốt cháy; hiệu sách Công giáo của Tổng Giám mục Ngô Đình Thục bị đập phá. Một đám người hùng hổ kéo nhau đi xuống bến cảng. Một đám đông mạnh mẽ dùng mấy chục mét dây thừng kéo đổ tượng Hai Bà Trưng, một người mà vẻ mặt trông rất giống bà Nhu. Một trong hai cái đầu vỡ nát và lăn lông lốc trên đường - như cái đấu của con quỉ cái bị máy chém cắt lìa.


    Bà Nhu bị kẹt trong cảnh xa hoa yên ổn của Beverly Wilshire, với những căn phòng trải thảm, những tấm màn cửa lê thê và ánh nắng California, nhưng bà nóng lòng muốn đưa các con bà ra khỏi Việt Nam. Bà gọi điện cho Marguerite Higgins, nhà báo mà bà đã gặp ở Sài Gòn và trở thành bạn. Bà Nhu nức nở hỏi, “Bạn có thực sự tin là họ [ông Diệm và ông Nhu] đã chết? Liệu họ có giết các con tôi không?”. Higgins giúp đỡ bằng cách gọi điện thoại đến những chỗ quen biết của cô trong Bộ Ngoại giao ở Washington.


    “Gấp đi”, bà Nhu van vỉ. “Làm ơn gấp gấp giùm”.

    Higgins gọi cho Roger Hilsman, cố vấn thân cận của Tổng thống Kennedy và trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Viễn Đông, lúc 2 giờ sáng.

    “Chúc mừng, Roger”, bà chào ông. “Thấy thế nào khi máu ở trên tay bạn?”

    “Ổ, thôi nào, Maggie” - Hilsman đáp. “Các cuộc cách mạng đều dữ dội. Nhiều người bị tổn thương”. Nhưng giọng nói của Higgins trên điện thoại nửa đêm hỏi về những đứa trẻ trong gia đình họ Ngô hẳn là một nhắc nhở bất ngờ về quyền lực của báo chí. Phản ứng đầu tiên của Hilsman nhanh chóng quay ngược lại khi ông nhận ra rằng Hoa Kỳ không thể đứng một bên và để cho một điều gì đó tệ hại xảy ra với những đứa trẻ, bất kể cha mẹ chúng là ai. Việc chính đáng và hào hiệp phải làm là đưa bọn trẻ ra khỏi đất nước đó càng nhanh càng tốt. Hilsman bảo đảm với bà rằng Tổng thống Kennedy sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ những đứa trẻ và hứa sẽ đưa chúng đến một nơi an toàn.(15) Chỉ trong ba ngày, bọn trẻ đã được an toàn ở Rome.

    Người Mỹ hạnh phúc được ra tay giúp đỡ. Họ biết rằng nếu những đứa trẻ họ Ngô chết trong cuộc đảo chính, thì điều đó sẽ mang lại tiếng xấu khủng khiếp cho chế độ mới mà người Mỹ sắp sửa phải cộng tác. Mọi thứ đã khởi đấu tệ hại, có thể nói như vậy. Câu chuyện chính thức, rằng anh em họ Ngô tự sát, đã bị dập tắt khi hai tấm ảnh lọt ra ngoài cho thấy ông Diệm bị bắn xuyên qua đầu và thi thể ông Nhu vằn vện dấu vết của hơn hai chục nhát lê đâm. Một tấm ảnh cho thấy cả hai thi thể nằm trong vũng máu trên sàn xe bọc thép, hai tay bị trói ngoặt ra sau lưng. Một tấm ảnh khác cho thấy cái xác đầy máu của ông Diệm nằm trên cáng trong khi người lính mỉm cười nhìn vào ống kính. Một sĩ quan nghe nói là chịu trách nhiệm về hai cái chết của anh em họ Ngô, Đại úy Nguyễn Văn Nhung, được phát hiện bị siết cổ chết trong Bộ Tổng Tham mưu ba tháng sau đó. Cái chết của ông chưa bao giờ được sáng tỏ.

    Hồ sơ Ngũ Giác Đài, lịch sử dính líu về chính trị và quân sự ở Việt Nam của chính quyền Mỹ, kết luận về cuộc đảo chính năm 1963, “Khi sự cai trị chín năm của ông Diệm đi tới một kết cục đẫm máu, sự đồng lõa của chúng ta trong việc lật đổ ông làm tăng trách nhiệm và cam kết của chúng ta vào một Việt Nam về cơ bản không có lãnh đạo”. Các tướng lĩnh đứng sau cuộc đảo chính bắt đầu dàn xếp để có một chính phủ dân sự. Tướng Minh Lớn trở thành Tổng thống, và sau khi trì hoãn trong một thời gian được coi là giai đoạn thích hợp, chính phủ Hoa Kỳ công nhận chính phủ mới của Việt Nam Cộng hòa vào ngày 8 tháng Mười Một.(16)

    Sự hài lòng của người miền Nam Việt Nam và người Mỹ vì đã tìm ra giải pháp thay thế cho ông Diệm và ông Nhu không được bao lâu. Một vị tướng khác lật đổ chính quyền của ông Minh chỉ hai tháng sau, vào tháng Một, 1964. Nối tiếp nhau nhanh chóng, có thêm bảy chính phủ ở Việt Nam Cộng hòa lên rồi đổ. Làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn chính trị, Việt Cộng đã hình thành một quân đội có năng lực, và sự cân bằng quân sự bắt đầu nghiêng về phía họ - dù còn phải mất một thời gian dài nữa Hoa Kỳ mới chính thức thừa nhận điều đó.

    Fred Flott, viên chức Sở Ngoại vụ ăn cắp gạt tàn thuốc và là người liên lạc không chính thức giữa Tòa Đại sứ Mỹ và những kẻ âm mưu đảo chính, được chọn làm đại diện chính thức của chính phủ Mỹ để hộ tống những đứa trẻ họ Ngô. Trác, Quỳnh, và Lệ Quyên đã được tắm rửa sạch sẽ sau lần trốn tránh khổ ải trong rùng rậm Đà Lạt. Bạn của mẹ chúng, ông Nguyễn Khánh, vị tướng nghênh ngang với chòm râu dê mà bà đã mất hết tin tưởng trong âm mưu đảo chính năm 1960, mang ba đứa trẻ về Sài Gòn trên máy bay riêng của ông. Ông không có gì để sợ hãi từ chính quyền quân sự mới, họ biết ông ở về phía họ một cách đáng tin cậy, nên ông có điều kiện để cứu giúp bọn trẻ.(17) Người Mỹ làm phần việc tiếp theo, đưa bọn trẻ lên chiếc máy bay quân sự C-54 của Hoa Kỳ bay đến Thái Lan. Sau đó Flott hộ tống “ba cục nợ” này đến Ý. Họ ngồi ở hạng nhất trên chuyến bay Pan Am được gọi là “chuyến bay dừng nhiều nơi”, quá cảnh ở Rangoon, Calcutta, Delhi, và Karachi, trước khi hạ cánh sau cùng ở Rome. Flott ngồi cạnh cậu Trác mười lăm tuổi trong suốt chuyến đi.

    “Tôi thực sự rất nể cậu ta, vì cậu rất biết nắm lấy cơ hội. Cậu không khóc, ít nhiều cho thấy sự cam chịu hay sự điểm tĩnh bề ngoài của người châu Á về chuyện đó [cuộc đảo chính]... Và cậu bé đọc tin tức về hoàn cảnh cha cậu và ông bác được tìm thấy phía sau chiếc xe chở lính, đầu họ bị dập nát bởi những báng súng tiểu liên đập vào, mọi loại vết thương do lê đâm trên người họ, và nhiều chỗ khác, tất cả đều bị cắt xé. Cậu ta đọc những chi tiết này với sự bình thản hoàn toàn. Cậu đọc tiếng Anh khá tốt, dù chúng tôi trao đổi bằng tiếng Pháp. Nhưng cậu không hiểu từ “bị dập nát”, nên hỏi tôi bằng tiếng Pháp, “Bị dập nát tiếng Pháp nói sao?”. Tôi đáp, “Ecrabouille”. Tôi nói thêm, “Nó có nghĩa là bị dập nát, nhưng cháu không cần chú ý quá nhiều đến các chi tiết, bởi vì có thể các nhà báo thậm chí không nhìn thấy cảnh đó, và đó là cách họ viết mọi thứ”. Và cậu ta đón nhận điều đó một cách bình tĩnh, tiếp tục trò chuyện và cuối cùng tôi đưa chúng đến Rome”.

    Ông bác của chúng, Tổng Giám mục Thục, đang đợi những đứa trẻ ở Rome. Bà Nhu vẫn còn ở Los Angeles. Flott cay đắng nhớ lại giây phút bàn giao những đứa trẻ cho ông Thục:

    “Tổng giám mục Thục gặp chúng tôi ở đó, bên cạnh máy bay. Ồng tỏ vẻ thù địch, vì ông biết tôi được [Đại sứ] Cabot Lodge cử đi hộ tống bọn nhỏ. Có khoảng 150 phóng viên Ý và các nhà báo khác ở đó. Tôi đến gần người Tổng Giám mục đó để tỏ ý tôn trọng, để chia buồn, và nói rằng tôi được Đại sứ Lodge yêu cầu giao những đứa trẻ này cho ông, để chúng có thể gặp lại mẹ, và để mẹ chúng được gặp lại chúng. Ông không nói gì vời tôi, không bắt tay, không gì hết. Một hành xử hoàn toàn xa cách, lạnh lùng. Thu xếp bọn nhỏ lên xe hơi, không một lời cám ơn, không gì hết...

    Chúng tôi bảo vệ những đứa nhóc này khỏi mọi nguy cơ chấn thương tâm lý; đã không có tranh cãi gì, không có ai xuất hiện và nói gì với chúng trong suốt chuyến đi. Nhưng không một lời cám ơn đến Lodge, đến tôi, đến Pan Am, hay bất kỳ ai. Tổng Giám mục Thục sắp xếp chúng vào chiếc limousine to đùng của ông và phóng đi”.(18)

    Khó có thể nghĩ rằng Flott cảm thấy được quyền đòi một lời cám ơn từ gia đình họ Ngô. Suy cho cùng, ông đã góp phần dàn dựng việc lật đổ họ. Toàn bộ sách vở đều đã phân tích mức độ Hoa Kỳ trực tiếp gây ra cuộc đảo chính 1963 ở Nam Việt Nam và, nói rộng ra, sự sát hại hai anh em họ Ngô. ít người nói về điều đó cô đọng hơn Tổng thống Lyndon Johnson, khi ông càm ràm trong cuộc điện đàm ngày 1 tháng Hai, 1966 với Thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, “Chúng ta giết ông ấy [ông Diệm]. Tất cả chúng ta xúm lại, tập hợp một lũ côn đồ rồi xông vào sát hại ông ta. Từ đó đến giờ chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị”. Liệu sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm có thực sự làm cho cuộc chiến tranh tồi tệ hơn nhiều so với giả định nếu ông Diệm còn cầm quyền? Cựu Giám đốc CIA William Colby nghĩ vậy. Ồng nói, “Việc lật đổ ông Diệm là sai lầm tệ hại mà chúng ta mắc phải”. Nếu Hoa Kỳ duy trì được sự hậu thuẫn cho ông Diệm, và nếu ông ta không bị giết, Colby nghĩ, người Mỹ “có thể đã tránh được hầu hết phần còn lại của cuộc chiến tranh này, đó mới là điều chúng ta mơ tới”.(19)

    Rõ ràng, người Mỹ dính líu vào cuộc đảo chính ở Sài Gòn. Một số người ủng hộ, một số người chống đối, nhưng mọi người có thể đồng thuận rằng, ít nhất đã có một ngụ ý cho thấy Hoa Kỳ, từ Tổng thống Kennedy trở xuống, đều ủng hộ một cuộc đảo chính chống ông Diệm. Vì điều đó, Mỹ đã phải lãnh trách nhiệm.

    Theo lời nhiều người kể lại, Tổng thống Kennedy đã rất hốt hoảng khi nghe tin hai anh em họ Ngô bị sát hại. Trong phòng nội các của Nhà Trắng, Tướng Maxwell Taylor nhớ lại “Kennedy nhảy dựng lên rồi lao ra khỏi phòng với vẻ mặt sửng sốt và thất vọng, điều tôi chưa từng thấy trước đây”. Nhà tình báo CIA Colby xác nhận phản ứng đó, nói rằng Tổng thống “mặt mày trắng nhợt, bước nhanh ra khỏi phòng để trấn tĩnh”.(20) Nhưng nhiều người khác thắc mắc làm sao mà Tổng thống có thể kinh ngạc đến như vậy. Ông thực sự đã không hiểu rằng một cuộc đảo chính thì sẽ có những hậu quả ghê gớm sao?

    Như Red Faye, bạn của Kennedy nhớ lại, Tổng thống không chỉ tự trách mình vì hai cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Ông còn đổ lỗi cho bà Nhu. “Đồ chó chết. Bà ta phải chịu trách nhiệm về cái chết của người đàn ông tử tế đó [Diệm]. Anh thấy đó, hoàn toàn không biện minh được khi để người đàn ông tử tế đó chết chỉ bởi con chó cái đó chĩa mũi vào và làm mọi thứ ở đó sôi sục lên hết”.(21)

    Một ngày sau vụ đảo chính, Tổng thống Kennedy đọc một thông báo ngắn để ghi âm. Ông gọi hai cái chết của ông Diệm và ông Nhu là “hết sức ghê tởm” và nhận trách nhiệm vì đã “khuyến khích Lodge lao theo một tiến trình mà bất luận điều gì xảy ra ông ta vẫn không từ nan”(22). Những suy nghĩ trên cương vị Tổng thống của ông về vụ thảm sát ở Sài Gòn sau đó bị gián đoạn vì cậu bé John Jr. ba tuổi và Caroline sáu tuổi, chúng vào văn phòng hò reo một lúc với bố. Phía sau những sợi băng nhăn nhíu, bạn có thể nghe thấy hai đứa bé nói “Hello” vào máy ghi âm của Kennedy. Ngay sau đó người bố hỏi hai đứa bé mọi thứ về sự chuyển mùa: Vì sao lá cây có màu xanh? Tuyết rơi trên mặt đất thì thế nào? Mấy câu trao đổi này càng gây thêm xúc động nếu bạn nhớ rằng những đứa bé này sẽ không bao giờ thấy sự chuyển mùa với cha chúng lần nữa. Kennedy sẽ bị ám sát chỉ ba tuần sau đó.



    CHÚ THÍCH

    1. Về chuyện bà Nhu ở Dallas vào ngày đến Mỹ, xem Peter Dale Scott, Deep Politics and the Death of JFK - Đời Sống Chính Trị Khó Lường Và Cái Chết Của JFK (Berkeley: University of California Press, 1996), 214. Về việc bà Nhu hiện diện trong những lý thuyết âm mưu, xem Bradley S. O’Leary và L. E. Seymour, Triangle Of Death: The Shocking Truth about the Role of South Vietnam and the French Mafia in the Assassination of JFK - Bộ Ba Chết Chóc: Sự Thật Gây Sốc về Vai Trò Của Nam Việt Nam Và Mafia Pháp Trong Vụ Ám Sát JFK (Washington DC: WND Books, 2003), và radio show của Michael Cohen về việc bà Nhu chủ mưu vụ ám sát JFK trong “JFK Assassination Specia lX” của ông, Coast to Coast AM with George Noory, 21 tháng 11 năm 2012, http://www.coastto-coastam.com/show/2012/11/21.

    2. Về trò bắn bồ câu đất ở nông trại Dougherty và những mô tả về Bruce Baxter là bạn trai của Lệ Thủy, xem Life, ngày 8 tháng 11 năm 1963, và Victoria Advocate (Beesville, Texas), 28 tháng 10 năm 1963. Về lời trích dẫn của thống đốc California Pat Brown, xem Time, 1 tháng 11, 1963.

    3. Quyết định hệ trọng loại bỏ Diệm và Nhu, với tất cả những hệ lụy của nó đối với cuộc chiến, đã được an bài trong vòng vài giờ chiều thứ bảy. Tổng thống nhận được bức điện tín ngụ ý Mỹ ủng hộ một cuộc đảo chính trong khi ông vẫn đang cùng vợ và hai con ở Cảng Hyannis, đang thương tiếc sự ra đi của đứa con trai còn đỏ hỏn Patrick của họ mới hai tuần trước đó. Trợ lý ngoại trưởng đặc trách Viễn Đông Roger A. Hilsman và Thứ trưởng Ngoại giao W. Averell Harriman đã viết bức điện. Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara không liên lạc được, và Tổng thống Kennedy hỏi ”Chúng ta không thể đợi tới thứ hai, khi mọi người trở về sao?”. Nhưng khi bảo các sĩ quan hầu cận cần giải quyết cho xong bức điện tín, JFK chốt hạ bằng câu nói, “Suy nghĩ xem các anh có thể làm gì để kết liễu chuyện đó”. Ngoại trưởng Dean Rusk, Thứ trưởng Ngoại giao George Ball (người lúc bấy giờ đang ở trên sân gôn), và Trợ lý đặc trách Chống Bạo Loạn thuộc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Victor “Brute” Krulak, tất cả đều gật đầu đồng ý khi họ nghe thấy Tổng thống đang bật đèn xanh, cũng như Thứ trưởng Quốc phòng Roswell Gilpatric, người đã tóm tắt cái sức ì đã khiến ông ký, nói rằng, “Tôi cảm thấy không nên ngăn chuyện đó lại, vì thế tôi đồng ý với nó cũng như khi bạn ký xác nhận một chứng từ vậy thôi”. (Jones, Death of a Generation, 315-316). Xem Thư viện John F. Kennedy, Kennedy Papers, National Security File: Meetings and Memoranda Series, box 316, folder “Meetings on Vietnam 8/24/63-8/31/63”.

    4. Về việc Nhu nghe lén trong sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, xem Karnow, Vietnam, 311-312.

    5. Thái độ hống hách của Lodge được mô tả chi tiết trong Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America’s War in Vietnam, 1950-1963 của Seth Jacobs, (Lanham, MD: Rowman & Littlefield, 2006), 158.

    6. Những mô tả chi tiết về việc kết liễu sự nghiệp CIA của John Richardson ở Việt Nam, xem lời cáo phó trên New York Times của ông, 14 tháng 6 năm 1998; Blair, Lodge in Vietnam; và Richardson, My Pather, 193.

    7. Harold P. Ford, “CIA and the Vietnam Policymakers - CIA và các nhà làm chính sách ở Việt Nam, Episode 2, 1963-1965” Trung Tâm Nghiên Cứu Tình Báo, CIA Books and Monographs.

    8. Ford, “CIA and the Vietnam Policymakers”.

    9. Những chi tiết về cuộc nói chuyện của Nhu với người miền Bắc, xem biên bản cuộc nói chuyện giữa Eisenhower và John McCone, ngày 19 tháng 9 năm 1963, Thư viện Dvvight D. Eisenhower, Special Name Series, box 12. Xem thêm Margaret K Gnoiska, “Poland and Vietnam, 1963: New Evidence on the Secret Communist Diplomacy and the Maneli Affair” (Working Paper 45, Cold War International History Project, Woodrow Wilson Center for International Scholars, Washington, D.C, 2005).

    10. Những tình tiết về cuộc gặp gỡ với Lodge và Felt, xem Joseph Buttinger, A Dragon Embattled (Westport, CT: Praeger Publishing, 1967), 2:1005; và “Revolution in the Afternoon” Time, 8 tháng 11, 1963.

    11. Về câu “Ổn cả thôi” của Nhu, xem Karnow, Vietnam, 44.

    12. Về những kế hoạch đảo chính giả, xem Neil Sheehan, A Bright and Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam (New York: Vintage Books, 1989), 367-369; và Karnow, Vietnam, 316-320.

    13. Mô tả về sự phản bội của Đính, xem Buttinger, A Dragon Embattled, 2:1003-1004.

    14. Về việc Diệm và Nhu lần cuối cùng được nhìn thấy bởi Mã Tuyên, xem Fox Butterfield, “Man Who Sheltered Diem Recounts ’63 Episode”, New York Times, ngày 4 tháng 11 năm 1971, 5.

    15. Higgins, Our Vietnam Nightmare, 225.

    16. “The Over throw of Ngo Dinh Diem - Lật Đổ Ngô Đình Diệm, Tháng 5-11, 1963”, trong The Pentagon Papers: The Defense Department History of United States Decision Making on Vietnam, ed. Mike Gravel (Boston: Beacon Press, 1971), 2:201-276.

    17. Khánh đóng một vai trò trong vận động quân sự ngầm đưa đến vụ đảo chính năm 1963, nhưng ông đã không được chọn làm người thứ mười hai trong Hội đồng Quân sự Cách mạng dẫn đầu bởi Minh Lớn. Vào tháng 1 năm 1964, Khánh câm đầu cuộc lật đổ Minh Lớn “mà không phải bắn một viên đạn” và trở thành lãnh tụ tiếp theo của Nam Việt Nam - nhưng triều đại của ông ta chỉ tồn tại vẻn vẹn một năm. Vào tháng Hai năm 1965, ông ta bị lật đổ bởi bốn vị tướng trẻ.

    18. Fred Flott, The Foreign Affairs Oral History Collection of the Associationfor Dipỉomatic Studies and Training (Washington DC: Library of Congress, Manuscript Division, July 22 tháng 1984).

    19. Về đánh giá của Colby rằng vụ đảo chính lật đổ Diệm là sai lầm tồi tệ nhất của Mỹ, xem “Transcript, William E. Colby Oral History Interview II, 3/1/82”, by Ted Gittinger, Internet Copy, Thư viện Tổng thống LBJ, 32-33.

    20. Về phản ứng của Kennedy với cái chết của Diệm và Nhu, xem Jones, Death of a Generation, 425-436.

    21. Lời rủa của Kennedy “Đổ chó chết” được diễn giải lại bởi bạn thân của ông Red Fay; xem Thư viện John F. Kennedy, Paul B. Fay Jr., Oral History Interview - JFK #3, 11 tháng 11 năm 1970.

    22. John F. Kennedy, Telephone Recordings: Dictation Belt 52.1. Dictated Memoir Entry, November 4, 1963, Papers of John F. Kennedy, Presidential Papers, President’s Office Files, John F. Kennedy Library.

    Hết Chương 15
     
  5. quan.tran

    quan.tran Tìm vị NGỌT trong ly cà phê ĐẮNG Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chương 16

    LƯU VONG

    Bà Nhu và con gái vẫn còn nán lại ở California qua những ngày khủng khiếp đầu tiên sau vụ đảo chính. Ba đứa trẻ kia đã đến Rome, nhưng bà Nhu vẫn chưa thể theo chúng. Bà không thể chấp nhận được những tin tức đến từ Nam Việt Nam nói rằng ông Diệm và ông Nhu đã chết và quân đội đã kiểm soát chính quyền. Bà Nhu vẫn hy vọng vào một dấu hiệu nào đó cho thấy chồng bà và anh rể bà vẫn còn sống. Một cái chết ngụy tạo có thể là một phần trong những mưu tính tài tình của chồng bà. Những tấm ảnh chụp hai thi thể đổ gục không thuyết phục được bà. Hai cái xác đó bị dập nát quá mức để có thể nhận diện. Bà sẽ mất thêm ba năm nữa để hoàn toàn chấp nhận cái chết của họ và chấp nhận rằng bà sẽ không bao giờ còn là Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam Cộng hòa nữa. Trong những ngày sau đảo chính, bà Nhu dựa vào sự tức giận và phẫn nộ để tiếp tục sống.

    Vào ngày 5 tháng Mười Một, bốn ngày sau đảo chính, bà tổ chức họp báo tại một phòng cách xa sảnh khách sạn Beverly Wilshire. Bà Nhu mang kính đen, một chuỗi ngọc đơn giản, và chiếc áo dài sáng dịu, mà màu sắc của nó được nhà thơ Lawrence Goldstein mô tả là “màu của ánh trăng”.

    Giọng bà Nhu như nghẹn lại khi bà cố gắng đọc một bài phát biểu chuẩn bị sẵn. “Bất cứ ai có người Mỹ là đồng minh thì không cần kẻ thù nào nữa”. Bà cáo buộc Hoa Kỳ phải nhận trách nhiệm về vụ đảo chính và, vò cái khăn giấy, trấn tĩnh đủ để đưa ra một lời dự báo kỳ dị: “Tôi có thể nói trước với các bạn rằng câu chuyện ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu”.

    Cha bà, ông Trần Văn Chương, người đã không lúc nào chịu gặp bà trong chuyến đi dài cả tháng của bà đến Hoa Kỳ, leo cầu thang hậu lên phòng suite khách sạn của bà Nhu ở tầng tám. Cha và con gái gặp lại nhau trong khung cảnh riêng tư, và sau đó ông Chương nói với báo chí rằng không có “nhu cầu phải hòa giải”; họ đã xếp qua một bên những khác biệt khi cùng nhìn vào thảm kịch. Bà Nhu kể cho Clare Booth Luce một câu chuyện hoàn toàn khác, và đáng tin hơn nhiều. Cha bà đến thăm bà, bà nói, vì ông muốn trở về Việt Nam tham gia chính phủ mới, nhưng rõ ràng ông không thể làm điều đó mà không được sự cổ vũ của con gái. Không, ngay cả khi ông Chương có thể xoay xở nói về cách thức vượt qua xì-căng-đan chính trị loại đó. Ồng không thể đơn giản gia nhập vào lực lượng của những người đã giết con rể ông mà không có vài lời giải thích hoặc sự giúp đỡ của bà Nhu. Ông đến khách sạn của bà ở Beverly Wilshire để hỏi liệu ông có thể nói với công chúng rằng người con gái góa chồng của ông đã tha thứ cho ông.

    Nhưng bà Nhu không làm một việc như thế. Bà sẽ không tha thứ cho ông vì đã bỏ rơi chế độ hồi tháng Tám, và bà sẽ không tha thứ cho ông vì đã không tiếp bà và Lệ Thủy ở thềm nhà ông. Bà sẽ không bao giờ, không bao giờ tha thứ cho ông hoặc mẹ bà vì đã khiến tuổi thơ của bà, đứa con gái thứ bị bỏ bê, khốn khổ đến vậy.

    Có lẽ bà Nhu biết rằng ông Chương và vợ ông đã làm xói mòn chính phủ ông Diệm trong nhiều năm, nhưng có thể bà không biết tất cả chi tiết. Wesley Fishel, người đứng đầu Nhóm Cố vấn Việt Nam của Đại học Michigan State về sau chỉ còn tư vấn cho chế độ ông Diệm, trở thành bạn thân của ông Diệm trong những năm đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Nhóm của ông khuyên bảo mọi thứ từ hành chính công và nhân sự đến kinh tế học và các quyết định thương mại, và nhiều đề xuất của họ đã định hình nên cách điều hành quốc gia của ông Diệm. Nhưng dường như ông Diệm không nói gì nhiều khi trả lời lá thư chân thành của Fishel năm 1960, một lời cảnh báo về “những tham vọng [rõ ràng] muốn leo lên vị trí cao hơn” của ông Chương. Fishel bảo ông Diệm rằng ông Chương “gần như thành công trong việc phá hoại tổ chức những người bạn của ngài ở Mỹ” từ giây phút ông ta đến Washington với tư cách đại sứ.(1) Không ai có thể trả lời tại sao ông Diệm giữ ông Chương ở lại, nhưng ít nhất sau đảo chính bà Nhu có thể cảm thấy ít nhiều an ủi khi biết rằng cha mẹ bà sẽ không giành được lợi ích gì từ sự phản bội của họ. Vụ đảo chính mà cha mẹ bà góp phần đặt nền tảng sẽ bắt họ phải sống cuộc sống lưu đày.

    Bà Nhu không thể biết rằng cuộc sống của họ sẽ kết thúc vì bị sát hại hai mươi ba năm sau. Bà không thể biết rằng đứa con trai cưng quí mà vì nó họ đã bỏ rơi bà sẽ là người giết họ. Những vở kịch Shakespeare mà cả đời ông Chương rất thích lắng nghe, những chuyện kể về sự điên rồ, phản trắc, bi kịch gia đình, và báo thù, khi nhìn lại đều là những chuyện kể báo trước định mệnh của ông.

    Đột nhiên bà Nhu thấy mình có những lo lắng thực tế - như tiền bạc. Phòng khách sạn của bà tốn 98 đô một đêm. Một người gần gũi với bà Nhu tiết lộ với tờ New York Times rằng bà đến Hoa Kỳ với 5.000 đô tiền mặt cho một chuyến đi dự kiến ba tuần. Người đó cũng thì thầm rằng gia tài của bà ở Nam Việt Nam đã được thổi phồng - tất cả tiền bạc đều chạy vào quỹ của đảng chính trị của chồng bà. Không có tiền tiết kiệm và chỉ có một ít cổ phần nước ngoài. “Tiền bạc chắc chắn là một mối lo”, người thân cận đó nói riêng với New York Times. Trong khi liệt kê những việc phải làm sau đảo chính, bà Nhu tiếp tục mắc nợ - và bà không còn chính phủ để gởi hóa đơn tính tiền về. Allen Chase, nhà kinh doanh tài chính ngụ ở cuối con đường riêng dài quanh co chạy vào tận nhà, để nghị bà trả phòng khách sạn để đến làm khách của ông. Chase và vợ ông để bà Nhu sử dụng phòng ngủ của họ trong khi họ dời ra phòng khách.

    James McFadden, chủ tạp chí bảo thủ National Review, là một trong số ít người đến thăm bà Nhu, và báo chí tường thuật rằng bà đã thương thảo với các nhà xuất bản và giới làm phim, dù đang ở Los Angeles, để bàn về việc bán câu chuyện của bà. Nhưng giá trị lớn nhất của bà Nhu có thể được nhìn ra nếu bà ở lại Hoa Kỳ đủ lâu để gây ảnh hưởng đến năm bầu cử sắp tới. Trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại, Clare Booth Luce và Richard Nixon chia sẻ cảm tưởng rằng bà Nhu thực sự có khả năng gây tổn hại cho Tổng thống Kennedy. Luce nói với Nixon bà tin chắc “Jack Kennedy muốn có một nền hòa bình qua thương thuyết!” và một khi người Mỹ nhận ra những ý định thật của ông, một Việt Nam Cộng hòa trung lập, ông sẽ không được bầu lại. Bà Nhu, người góa phụ đang khổ đau, “vẫn là một khuôn mặt bí ẩn”.

    Nhưng rốt cuộc bà Nhu không có chọn lựa thực sự nào. Bà không có tiền, và những người bạn phe Cộng hòa cũng không thể giúp đỡ bà mãi. Bà để lại một nửa hóa đơn 1.000 đô chưa thanh toán ở khách sạn Beverly Wilshire, và bà rời Hoa Kỳ đến Rome để được đoàn tụ với ba người con của mình. Trước khi đi, bà Nhu đọc bài phát biểu từ biệt ở sân bay. “Giu-đa đã bán Giê-su để đổi lấy 30 đồng tiến vàng. Anh em nhà họ Ngô đã bị bán chỉ vì vài đô la”.

    Trong khi bà Nhu đổ trách nhiệm cho Hoa Kỳ về vụ đảo chính, những người khác cũng đổ tội cho bà. Tổng thống John F. Kennedy không phải là người duy nhất đổ lỗi cho bà Nhu về vụ đảo chính ở Sài Gòn. Viên chức Sở Thông tin Hoa Kỳ Everett Bumgardener gọi bà Nhu là “điểm va chạm” giữa người Mỹ và chế độ họ Ngô. Bà lập ra “đủ thứ mà tôi nghĩ là tai hại đối với chính quyền ông Diệm để rồi cuối cùng dẫn đến sự suy sụp của ông”.(2) Sử gia về Việt Nam Joseph Buttinger cũng không nhẹ nhàng hơn trong công trình lịch sử hai tập của ông về Chiến tranh Việt Nam: Ông mô tả bà Nhu như hòn đá tròng trên cổ người chết đuối.(3)

    Nhưng rốt cuộc, bà Nhu đúng về nhiều chuyện mà bà không bao giờ nhận được lời khen. Bà đúng khi nói rằng hàng triệu đô la đổ vào Nam Việt Nam gây tổn hại cũng nhiều như giúp ích trong cuộc chiến chống Cộng sản. Sự “Mỹ hóa” Việt Nam Cộng hòa đã khiến nhiều người quốc gia hướng đến Cộng sản, những người cảnh báo rằng chủ nghĩa tư bản chỉ che đậy ý định thực dân của Mỹ. Bà Nhu từng nói rằng người Mỹ đang mưu tính chống lại chế độ này, và thực vậy, từ vị đại sứ ở Sài Gòn đến Tổng thống ở Nhà Trắng, họ đang làm vậy. Về việc Cộng sản “đầu độc” các tín đồ Phật giáo - chà, bà cũng lại đúng về chuyện đó. Các nguồn tin Cộng sản sau chiến tranh tiết lộ rằng các đặc vụ của họ thực sự đã xâm nhập vào Phật giáo và thúc đẩy cuộc nổi dậy mùa hè năm 1963. Bằng cách loại bỏ ông Diệm, người Mỹ hình như đã mắc mứu Cộng sản.

    Bà Nhu cũng buộc tội báo chí đã bị Cộng sản “đầu độc”, và một lần nữa bà đúng. Sau chiến tranh, một người đàn ông Việt Nam tên là Phạm Xuân Ẩn được chính quyền Hà Nội phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang, tặng thưởng bốn huân chương quân công, và thăng cấp lên thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông Ẩn từng là điệp viên của Bắc Việt. Ông từng làm việc cho Reuters, Time, Christian Science Monitor, và New York Herald Tribune. Những người như David Halberstam của New York Times, Charlie Mohr của tạp chí Time, Robert Shaplen của New Yorkers, và ngay cả Stanley Karnow, tác giả của cuốn sách nhiều thẩm quyền Vietnam: A History, đã tìm đến ông Ẩn như một nguồn thông tin và nhà phân tích chính trị. Không nghi ngờ gì, ông Ẩn đã giúp những nhà báo này định hình quan điểm về Việt Nam, và những quan điểm của họ định hình ý kiến của người Mỹ và thậm chí - như trong trưởng hợp của ông Diệm và vợ chồng ông Nhu - định hình chính sách của chính quvển Mỹ.

    Những lời nói từ biệt của bà Nhu tại buổi họp báo ở Beverly Wilshire - “Tôi có thể nói trước với các bạn rằng câu chuyện ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu” - cũng trở thành sự thật. Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy muốn rút ra khỏi Việt Nam. Nhiều tư liệu cho thấy ông có ý định hủy bỏ những cam kết quân sự của Mỹ đối với Việt Nam Cộng hòa. Các học giả nghĩ rằng Kennedy có thể xúc tiến cuộc đảo chính chống ông Diệm và ông Nhu trong nỗ lực sai lầm muốn thúc đẩy sự rút lui đó, nhưng dĩ nhiên họ chỉ có thể suy đoán khi Kennedy bị ám sát ba tuần sau hai anh em họ Ngô. Vì chết sớm, Kennedy thoát được trách nhiệm tối hậu về Việt Nam.

    Ngày 24 tháng Mười Một, 1963, bà Nhu gởi thư chia buồn từ Rome đến Jacqueline Kennedy, bày tỏ “niềm cảm thông sâu sắc đến bà và các con nhỏ của bà”. Nhưng bà không thể không thêm vào một lời nhắc nhở nhức buốt về những thống khổ mà bản thân bà đang chịu đựng. “Những vết thương trên người Tổng thống Kennedy giống hệt những vết thương của Tổng thống Ngô Đình Diệm, và của chồng tôi, và chúng [đến] chỉ hai mươi ngày sau thảm kịch ở Việt Nam”. Bà Nhu muốn nói rằng, cách nào đó bà thấy mình mạnh mẽ hơn hay được trang bị tốt hơn để đối mặt với thảm kịch so với bà Kennedy khi bà viết, “Tôi càng thông cảm hơn nữa vì tôi hiểu rằng thử thách này đối với bà có vẻ như không thể chịu nổi vì bà đã quen sống một cuộc sống được chở che an lành”. Nói cách khác, giờ thì bà thấy nó như thế nào rồi đó.

    Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức trên chiếc máy bay phản lực Air Force One vào tháng Mười Một, 1963, tân Tổng thống Mỹ, Lyndon Johnson, xem xét việc leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Ông nói, ông sẽ không là “vị Tổng thống nhìn thấy Đông Nam Á đi theo con đường Trung Hoa đã đi”; ông cũng sẽ không để Hoa Kỳ thất bại trước Bắc Việt, “một quốc gia tiêu điều, xơ xác”. Trong năm tiếp sau đó, Johnson bật đèn xanh cho các cuộc đột kích Bắc Việt, tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ từ 12.000 đến 75.000 quân, và sử dụng các cuộc tấn công được nghe báo cáo lại vào một tàu Mỹ ở Vịnh Bắc bộ để biện minh cho việc gây chiến của Tổng thống. Mọi sự chỉ có tồi tệ thêm từ đó. Các đơn vị chiến đấu của Hoa Kỳ được triển khai vào năm 1965, và chiến tranh ở Việt Nam chuyên thành cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và phe Cộng; Trung Hoa và Liên Xô cũng bắt đầu gởi viện trợ giúp Bắc Việt. Đến trước năm 1969, có hơn 500.000 quân nhân Hoa Kỳ đồn trú ở Việt Nam, nhưng họ vẫn không thể cứu quốc gia này thoát khỏi tay Cộng sản. Hoa Kỳ rút quân năm 1973, và ngày 30 tháng Tư, 1975, những chiếc xe tăng Cộng sản tiến vào Sài Gòn. Việt Nam cuối cùng đã được thống nhất, nhưng phải trả giá nhân mạng quá đắt. Có đến 2 triệu dân thường Việt Nam, 1,1 triệu quân Bắc Việt và quân Cộng sản ở Nam Việt Nam, cùng gần 250.000 quân nhân Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng; năm 1982 Bia tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam ở Washington, D.C, khắc tên hơn 58.200 thành viên của Quân lực Mỹ chết hoặc được ghi nhận mất tích trong chiến tranh. Những bài học tỉnh ngộ về Việt Nam vẫn còn ám ảnh chính sách của Mỹ ở Iraq và Afghanistan.

    Khi chiến tranh ở Việt Nam nổ ra và thế giới tập trung vào Vịnh Bắc bộ, rồi Tết Mậu Thân và Mỹ Lai, những trận ném bom Hà Nội mùa Giáng sinh, bà Nhu lùi dần vào hậu cảnh. Cuộc sống của bà ngày càng lạ lùng và buồn thảm. Bà được tặng, từ ai đó giấu tên sau đảo chính, một căn hộ chung cư ở Paris. Bà Nhu không thắc mắc về món quà; suy cho cùng, bà cho rằng người Mỹ nợ bà nhiều hơn một căn hộ, ngoài ra bà còn quá bận rộn trong việc chống lại những nỗ lực đòi dẫn độ bà. Chính quyền mới ở Nam Việt Nam đang kiến nghị chính phủ Pháp tuân thủ hiệp định về công ước tư pháp 1954 cho phép dẫn độ những người bị cho là tội phạm, và Hội đồng lãnh đạo quân nhân đã phát lệnh bắt giam bà. Họ muốn bà Nhu ra trước tòa ở Sài Gòn vì “hủy hoại nền kinh tế quốc gia” và “vi phạm các qui định về ngoại hối”. Nếu người Pháp gởi bà về lại Nam Việt Nam, bà có thể dễ dàng biết được điều gì sẽ xảy ra sau đó. Em rể của bà, Ngô Đình Cẩn, vẫn còn ở Việt Nam sau đảo chính. Ông Cẩn tự mình chạy đến lãnh sự quán Mỹ tại Huế với hy vọng sẽ được bảo vệ. Nhưng người Mỹ đã giao nộp ông Cẩn cho Hội đồng quân nhân, họ kết án ông điều hành các hoạt động của ông Diệm ở Huế. Ông Cẩn bị giam trong khám Chí Hòa tại Sài Gòn mấy tháng trước khi bị kéo lê ra sân, đứng trước đội hành quyết. Ông Cẩn bị bệnh tiểu đường mà không được điều trị nên người ta phải tìm cách đỡ dựng ông lên để ông lãnh đạn.


    Cho thuê căn hộ bốn phòng mới toanh, ánh sáng tràn ngập và hướng ra tháp Eiffel, là thu nhập tiềm năng duy nhất của bà Nhu - và nó sẽ giúp bà ra khỏi nước Pháp trước khi chính phủ mới quyết định liệu có dẫn độ bà hay không. Người Mỹ khuyên người Pháp nên đồng thuận với chính phủ mới ở Nam Việt Nam. Nóng lòng muốn ra đi, bà Nhu chấp nhận mức giá thuê nhà đầu tiên, thấp hơn nhiều mức 3.000 francs mà bà hy vọng nhưng cũng đủ trang trải những chi phí thiết yếu. Bà chuyển đến một mảnh đất khô cằn ở ngoại ô Rome, miếng đất mà chồng bà đã tậu với hy vọng ngày nào đó sẽ xây dựng một nơi ẩn dật Công giáo cho các công chức trong chính quyền Ngô Đình Diệm.

    Người anh cả của họ Ngô, Tổng Giám mục Thục, giúp bà Nhu có được quyền lĩnh canh trên mảnh đất Rome trước khi ông chuyển sang công việc tu hành mới của ông ở xứ đạo miền Nam nước Pháp. Năm 1981, ông trở thành một người kỳ cục. Ông tách khỏi Giáo hội Công giáo chính thống và bắt đầu phong chức giám mục mà không được sự phê chuẩn của Vatican. Ông Thục dính líu đến một âm mưu chọn các giám mục vào một hội đồng ở Mexico, sau đó họ sẽ chọn giáo hoàng mới để lật đổ giáo hoàng ở Vatican. Khỏi phải nói là động thái đó không được giáo hội chuẩn thuận. Ồng Thục chết năm 1984, không một đồng xu dính túi và ít người hay biết, thọ tám mươi bảy tuổi tại một tu viện ở Carthage, Missouri.


    Mọi chuyện cũng không dễ dàng gì cho bà Nhu. Vào ngày 12 tháng Tư, 1967, đứa con gái yêu của bà, Lệ Thủy, chết vì tai nạn xe hơi ngoại ô Longjumeau, Pháp. Cô chỉ mới hăm hai tuổi. Bà Nhu luôn tin rằng con gái bà bị sát hại. Lệ Thủy đang học để lấy bằng cử nhân luật. Tâm hồn nhiều đam mê và cảm thức báo thù, Lệ Thủy viết trong nhật ký rằng cô sẽ giết những kẻ đã gây tổn hại cho đất nước cô và giết cha cô. Khi bà Nhu nói với tôi về những nghi vấn của bà xung quanh cái chết của Lệ Thủy, tôi thấy lý lẽ của bà thật khó hiểu, nhưng bà nói đến bốn chiếc xe tải cùng châu đầu xông vào chiếc xe của Lệ Thủy trên con đường làng ngoằn ngoèo, một sự kiện khó xảy ra đến mức, trong tâm trí bà Nhu, nó phải được sắp đặt. Chứng cứ kết tội rõ nhất của vụ án mạng Lệ Thủy, và một âm mưu trùm lên nó, là việc luật sư riêng của bà Nhu sau đó đã xin bà tha thứ; nếu ông ta làm hết sức mình, bà Nhu lý luận, ông ta hẳn đã không cần điều đó. Những kết luận của bà về cái chết của Lệ Thủy rất ghê gớm - tuy vậy có thể hiểu được. Dĩ nhiên bà Nhu nghĩ về cái chết của con gái như một tình tiết nữa trong một bi kịch trinh thám đã tàn phá cuộc đời bà.

    May thay, theo ý bà Nhu, ba đứa con còn lại của bà không quan tâm đến việc trải nghiệm lại lịch sử. Trác, Quỳnh, và Lệ Quyên đang cố gắng tự tạo cho mình hình ảnh mới của những công dân châu Âu. Họ vào học các trường danh giá, và hai người có việc làm trong các tổ chức quốc tế: Quỳnh làm cho một tập đoàn sản xuất lớn của Mỹ ở Brussels, còn Lệ Quyên làm cho tổ chức cứu trợ Caritas của Ý về các vấn đề người tỵ nạn và di trú. Có vẻ như sau vụ đảo chính ở Sài Gòn và cuộc thảm sát cha và bác của họ năm 1963, cái chết của người chị năm 1967, và vụ sát hại ông bà ngoại mà người cậu là thủ phạm năm 1986, ba đứa trẻ họ Ngô có thể vượt qua được di sản khủng khiếp của họ. Nhưng vào ngày 16 tháng Tư, 2012, đứa con gái út của bà Nhu, Lệ Quyên, bị tử nạn trên một xa lộ ở Rome khi chiếc xe Vespa của cô đụng đầu với một xe buýt. Kênh thông tin Roma Uno của Ý đưa lên Youtube một đoạn băng video quay hiện trường tai nạn, máu vẫn rỉ ra từng dòng qua tấm vải trắng trải trên đường. Trong mấy tháng sau tai nạn đã có 50.000 lượt người xem đoạn băng này. Tôi không thể không so sánh với Lời nguyền Kennedy khét tiếng: Tôi nghĩ đến gia đình Kenndey, một danh gia vọng tộc duy nhất khác mà các thành viên của nó dường như phải gánh chịu những số phận bi thảm không tương xứng.

    Bà Nhu tránh được nỗi thống khổ phải chôn cất thêm một đứa con. Bà thọ tám mươi sáu tuổi và ra đi nhẹ nhàng, con trai bà trấn an tôi, tự an ủi với niềm tin rằng bà sẽ được đoàn tụ với chồng bà và con gái trên thiên đàng.

    Có lẽ là lần cuối cùng được là chính mình, bà Nhu thu hút sự chú ý của báo chí toàn thế giới. Những tấm ảnh của bà từ nửa thế kỷ trước nằm cạnh lời cáo phó; từ đó, chúng được tải lên blog và được ráp nối thành những đoạn phim mờ, nhiều hạt. Cái chết của người được mệnh danh là Rồng Cái của Việt Nam Cộng hòa được đưa lên trang nhất báo New York Times. Bà được “like” trên Facebook, Tweeted, và Tumblred. Mảnh dẻ, nham hiểm và đầy mưu mô - tất cả những từ ngữ sáo mòn cũ kỹ đó lại dậy lên ầm ĩ. Truyền thông báo chí nấn ná với tính cách rồng cái gần như chế giễu của bà Nhu khoảng một tuần - một chung cuộc khá huy hoàng cho một người đã sống trong bóng tối bốn mươi năm qua. Nhưng sự trỗi dậy của bà Nhu không thể kéo dài. Cuộc đột kích ngoạn mục và sau đó là cái chết của Osama bin Laden đã chuyển sự chú ý từ những gì xảy ra ở Việt Nam năm 1963 trở lại với các cuộc chiến hiện thời của Mỹ.

    Cảm thấy quá đơn độc khi trở lại góc căn hộ mà tôi vẫn gọi là văn phòng của mình. Tôi nghĩ đến bà Nhu mỗi lần chuông điện thoại đường dài reo lên. Tôi phải nhắc tôi đừng cuống lên tìm giấy bút - không phải điện thoại từ bà đâu. Đính trên tường là vô số tấm ảnh của bà Nhu. Tôi vẫn không thể bắt tôi lấy chúng xuống; tôi thậm chí không biết làm sao xử lý đống báo nằm vương *** trên sàn nhà. Những mẩu báo cắt ra và những thư báo nội bộ của Bộ Ngoại giao và những bức thư cá nhân vẫn còn trải ra theo thứ tự thời gian, và tôi cứ quay mặt đi để khỏi nhìn vào tập hồi ký của bà Nhu đè nặng lên mé tây bàn làm việc của tôi. Trước khi bà qua đời, tôi đã khởi sự một tiến trình nặng nhọc sắp xếp theo để mục “ai, chuyện gì, và khi nào”, gắn một cầu vồng màu sắc những miếng Post-it kèm theo. Không có bà, chồng giấy trắng kia trông như không thể giải quyết nổi.

    Vậy mà, cảm thấy thật tệ hại và bất kính khi công khai nói ra điều này, cái chết của bà Nhu không hiểu sao lại có tính giải thoát. Tôi sẽ không làm tổn thương tình cảm của bà, và bà không còn ngồi đó nữa để phán xét những nỗ lực của tôi. Khi nhìn lại hiểu ra, thấy điều đó có vẻ hiển nhiên. Bà Nhu cứ từ chối gặp tôi vì bà biết rằng làm vậy sẽ phá vỡ một phần bí ẩn - và sự bí ẩn đó sẽ khiến tôi trở lại với bà. Một khi bà bộc lộ tất cả, bà sẽ không còn làm chủ tình hình nữa. Và bà sẽ không bao giờ làm vậy - ít nhất là không, với chủ đích. Cho đến khi bà không còn giữ được cái bà muốn giữ.

    Tôi trăn trở không biết phải làm gì đây. Bà Nhu đã tin tưởng giao cho tôi hồi ký và những tấm ảnh của bà, và sau khi bà qua đời, tôi nhận thấy rõ hơn trách nhiệm đó. Tôi không thể cứ thế để cho những lời nói sau cùng bà nói với riêng tôi bám bụi thời gian; suy cho cùng, bà từng nói đi nói lại với tôi rằng bà muốn có một cơ hội cuối cùng được lắng nghe. Tuy vậy, trong hồi ký của mình, bà chỉ muốn kéo dài phiên bản của riêng bà về huyền thoại Rồng Cái. Bà viết như thể bà đã xa rời hoàn toàn với hiện thực. Chẳng hạn, trong hồi ký của mình, bà Nhu tự cho mình là trung tâm và tự phóng đại mình khi viết, “Do đó đối với tôi, chính vì sự tò mò cá nhân muốn phơi bày cuộc đời dài đằng đẵng của mình mà tôi cố gắng nhớ lại, từng chút một, chặng đường của tôi với tư cách là đứa con nhỏ bé tiền định của Chúa cha... Tôi nghĩ tôi sẽ được thông cảm nhiều hơn, và có thể giúp người khác trên hành trình của họ, bằng cách nhớ lại hành trình của mình”. Bà cũng tự tin nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể định nghĩa lại khái niệm người phụ nữ Việt Nam hiện đại: “Tôi không bao giờ ngừng đổi mới suy nghĩ, dựa trên những qui luật của cái hiện đại, về cái được gọi là cuộc đời một người phụ nữ”.

    Bà Nhu lý tưởng hóa bản thân và lịch sử gia đình bà trong những trang hồi ký của mình, chưa bao giờ đặt câu hỏi về mặt tối nằm sau những ý định tốt của gia đình. Lỗi lầm duy nhất mà bà gần như thừa nhận với tôi thì bà chỉ nói thầm qua điện thoại: “Lẽ ra tôi nên khiêm tốn hơn một chút khi nói về sự cao cả của gia đình tôi”.

    Nhưng trong bối cảnh quan hệ của chúng tôi, điều mà tôi sẽ gọi là tình bạn, tôi thấy bà Nhu là người đàn bà phức tạp và nhạy cảm hơn cả những gì bà tự nguyện thể hiện qua những trang viết bà gởi cho tôi. Tôi đã tìm ra cách để tôn trọng bà vì sự kiên định của bà mà không bỏ qua lối xử tệ của bà, và giờ đây tôi cảm thấy như mình được trao cơ hội đánh thức một nơi chốn xa xôi, lạ lẫm trong lịch sử mà bà từng hiện diện.

    Tôi nằm mơ thấy bà Nhu không lâu sau khi bà qua đời. Tôi ở trong một biệt thự ở Rome, đứng trước một mái ngói trông giống một thứ gì đó có trong cuốn sách chữ La-tinh năm lớp tám của tôi. Từ đó tôi được dẫn tới một cái ghế dài bọc nhung bên cạnh cô gái duyên dáng mà tôi cho là Lệ Thủy, đứa con đã chết từ lâu của bà Nhu. Cô ghẻ lạnh với tôi, và tôi chợt lo sợ sẽ phải nghe những lời mắng nhiếc từ bà Nhu. Tôi buộc phải đứng chờ, chờ mãi, cho đến khi một bà già tóc bạc gầy nhom hiện ra nơi ngưỡng cửa. Tôi cảm thấy một thôi thúc kỳ lạ muốn đi tới vòng tay ôm bà, nhưng bà phẩy tay bảo tôi về lại chỗ ngồi. Bà không bao giờ đi vào phòng, nhưng tôi có thể nghe rõ tiếng bà như thể bà đang nói vào tai tôi: “Giờ này tôi bận lắm, không tiếp cô được”. Rồi người đàn bà già nua đó quàng vai cô gái, hai người đi khuất. Họ đang gần như biến mất vào một ngách tối của tiền sảnh thì người đàn bà nhỏ thó đó quay lại mỉm cười thật tự nhiên với tôi. Tôi thấy bà vui vẻ. Dĩ nhiên tôi biết rõ tất cả những trò tinh quái mà vô thức có thể bày ra, nhưng tôi thức dậy với sự tin chắc hết sức kỷ lạ rằng bà Nhu đã an nghỉ. Bà không còn quan tâm những gì tôi nói hay làm nữa.

    Sau cái chết của bà Nhu, khi cuốn nhật ký của bà xuất hiện ở Bronx, tôi tìm thấy trong những trang viết đó sự xác nhận một tính cách hấp dẫn, đầy mâu thuẫn mà tôi đã biết đến qua điện thoại. Tôi chắc rằng bà không muốn cuốn nhật ký đó được khai thác. Tại sao, bà hẳn sẽ mắng mỏ, mọi người lại quan tâm đến những cuộc cãi cọ vặt vãnh của một cuộc hôn nhân không may? Ai còn muốn nghe những chuyện độc ác nhỏ nhặt này khi họ bị rúm ró trước bóng ma lù lù ngày càng lớn từ không khí chính trị Chiến tranh Lạnh và cuộc chiến chống Cộng sản. Bà không thể thấy rằng câu chuyện cực kỳ riêng tư về những bất hạnh trong hôn nhân của bà là cánh cửa mở ra thế giới tâm lý của một người phụ nữ có tham vọng rèn đúc bản sắc cá nhân và tất cả những hệ lụy mà bà gây ra.

    Ngay ở đoạn đầu cuốn nhật ký, viết ngày 28 tháng Một, 1959, bà Nhu, ba mươi bốn tuổi, vẫn còn trẻ trung và chưa bị mắc kẹt trong những thất vọng của một chế độ chịu số phận bi đát, dẫu vậy bà vẫn tự hỏi, chẳng phải ngay sau khi được rửa tội là thời điểm tốt nhất để chết hay sao? Sự phiền muộn sâu xa của bà trái ngược hoàn toàn với hình ảnh tự tin mà bà luôn thể hiện một cách rất cẩn thận trước mọi người. Vài ngày sau, bà viết rằng bà đã đi đến một quyết định khó khăn. Bà dứt khoát rằng bà sẽ không bao giờ là thứ gì khác ngoài chính bản thân bà. Những dòng mô tả về quyết định này khá mơ hồ, “từ bỏ những giấc mơ hồng tươi”, có thể hiểu là chấm dứt những hy vọng và mơ tưởng trẻ con, nhưng đoạn khó hiểu mang tính dứt khoát rõ ràng. “Tôi không thể có gì hơn nữa, tôi sẽ không còn gì hơn nữa”.

    Trong nhật ký, bà Nhu tỏ ra là một phụ nữ lúc nào cũng lo nghĩ đến cuộc hôn nhân của mình. Bà viết rằng ông Nhu lại đi săn. Ông Nhu khó chịu vì đang cố gắng bỏ hút thuốc. Ông Nhu lỡ chuyến bay về nhà với bà - cố tình, bà nói bóng gió. Chỉ có một lần bà nhớ lại ông đã làm bà ngạc nhiên khi tỏ ra ân cần với bà - mua cho bà một chùm đèn treo thủy tinh nhân kỷ niệm ngày cưới của họ. Cho dù ông Nhu có thể vẫn nhìn bà đăm đăm hoặc đặt bàn tay lên làn da mát lạnh của bà, bà Nhu vẫn than thân trách phận: “Anh ấy không còn đủ trẻ để làm gì hơn”. Khi ông tỏ ra biết nắm bắt cơ hội, ông lại không biết làm chuyện đó như thế nào và lúc nào như bà muốn. Bà Nhu cay đắng với ý nghĩ rằng ông Nhu đã xài hết thời trẻ trung theo ý mình, cho người nào ông thích, và ở tuổi ba mươi bốn, bà bị kẹt với chút ít còn lại của ông. Không khó để đoán bà muốn gì. Bà Nhu viết rằng bà phải tìm nhiều cách để “làm dịu ngọn lửa dục vọng”.

    Dù bà muốn tránh né bằng mọi cách, cuốn nhật ký vẫn cho thấy rõ những nhu cầu tình cảm của bà Nhu đã không được thỏa mãn cho đến khi bà tìm thấy một chỗ đứng trong chính trường. Tôi không thể không cảm thông với người đàn bà tự thổ lộ mình qua những trang viết riêng tư. Bà thất vọng bởi thời gian, bởi không gian, và những truyền thống xung quanh bà. Bà bị bóp nghẹt từ từ trong cuộc hôn nhân không đam mê và bị bao vây bởi những kẻ thiếu tinh thần và khát vọng. Tương lai hẳn là cô đơn khủng khiếp.

    “Mình ngày càng bớt yêu anh ấy”, bà đau khổ viết cho chính mình đọc. Song, như đã từng thể hiện trước đây trong những phút giây thất vọng, bà Nhu sẽ mạnh mẽ trở lại. Bà sẽ tìm thấy chỗ đứng cho chính mình bên cạnh chồng, là cách duy nhất bà có thể làm, bằng cách đòi hỏi bà phải được thừa nhận. Nhờ sự kiên gan của loài sư tử, bà Nhu đi lại một mình ở Hoa Kỳ suốt trong thời gian đảo chính. Bà không sụp đổ khi anh em họ Ngô ngã xuống; bà không bao giờ bỏ cuộc khi những người chung quanh đào thoát, và bà sống lâu hơn tất cả bọn họ: Những ông tướng phản bội, những quan chức Mỹ lá mặt lá trái, và ngay cả những kẻ âm mưu giả trang ẩn nấp trong bóng tối.

    Thậm chí dường như bà đã nếm mùi vị tình yêu ít nhiều qua vài cuộc ngoại tình. Trong nhật ký bà viết về ba người đàn ông chỉ bằng tên viết tắt của họ: L, K, và H. Lời lẽ mơ hồ đủ để tôi phải tự hỏi bà có lần nào thực sự làm theo thôi thúc của mình không: “Thật sung sướng là chưa gặp ai có tất cả những cái đó”, “những cái đó” là kết hợp mong muốn của sự ngay thật, ngưỡng mộ, và tôn sùng - những phẩm chất xứng với những phẩm chất của bản thân bà. Nhưng H có vẻ là gần gũi nhất, với những gì bà mô tả như là động lực và cách ve vãn khác thường, mặc dù bà không cung cấp chi tiết nào khác mà chỉ nói ông là một Don Juan thứ thiệt. Bà rụt rè hỏi H, “Anh lúc nào cũng như vầy với phụ nữ à?” và câu trả lời của ông làm bà vui sướng không dứt: “Em có thực sự nghĩ mọi phụ nữ đều giống em không? Anh đã phải vượt qua cả đại dương mới tìm ra em”.

    Người đàn ông H ẩn danh hiểu bà Nhu. Tôi phần nào thông cảm với ông ta, mặc dù tôi không biết, đằng sau chữ viết tắt đó, ông là ai. Ông yêu Lệ Xuân, bà Nhu, bởi vì con người của bà: Đẹp đến sững sờ, kiêu hãnh, ngang ngạnh, một người đàn bà sẽ không bị nhốt vào một chỗ mà những người đàn ông chung quanh bà ngăn ra cho bà. Bà tranh đấu với các đế chế, những kẻ cướp, và các thế lực của lịch sử trước khi đời bà hoàn tất. Bà sẽ đứng giữa câu chuyện, là trung tâm của thiên sử thi mà bà được ném vào, và sẽ không ai có thể quên được bà. Quả thực, bà xứng đáng để vượt qua đại dương tìm kiếm, và tôi vui sướng vì mình đã làm điều đó.



    CHÚ THÍCH

    1. “Thư giáo sư Wesley R. Fishel của MSU gởi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, (Diệm”, FRUS, 1958-1960, 1:426-433. Xem thêm về tính cách ông Chương trong Hammer, A Death in November, 303.

    2. “Phỏng vấn Everett Bumgardener [2], 1982”, 24 tháng 8 năm 1982, WGBH Media Library &Archives.

    3. Buttinger, A Dragon Embattled, 2:956-957.

    Hết Chương 16
     
  6. quan.tran

    quan.tran Tìm vị NGỌT trong ly cà phê ĐẮNG Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    LỜI CẢM TẠ
    Lòng tri ân sâu sắc nhất của tôi xin gởi, tất nhiên, đến bà Nhu, vì đã sống cuộc đời lạ thường như vậy và đã chia sẻ với tôi câu chuyện đời bà. Nhưng quyển sách này sẽ không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của nhiều người khác.

    Bà Nhu ắt hẳn sẽ còn xa lạ với chúng ta biết mấy nếu không nhờ sự hiếu khách của ông John Phạm và tấm lòng hào hiệp của Đại úy James Văn Thạch, những người mà tôi muốn gởi đến lời cảm ơn chân thành.

    Tôi đã học tập với nhiều giáo sư và nhà giáo lỗi lạc trong nhiều năm qua. Giáo sư Jack Harris ở Đại học Hobart and William Smith đã dẫn dắt tôi trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên, và giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm tại Đại học Harvard nổi bật với sự uyên bác lỗi lạc của bà về lịch sử Việt Nam. Ngô Như Bình, người hướng dẫn tiếng Việt của tôi tại Harvard, là người thầy tận tâm nhất tôi có may mắn được học. Xin cảm ơn giáo sư Edward Miller tại Dartmouth đã cho tôi những lời khuyên sáng suốt về học thuật của ông, mặc dù không phải là một giáo sư trực tiếp hướng dẫn tôi.

    Tôi đã được hưởng lợi ích to lớn từ sự chân thật và rộng lượng của những người mà tôi phỏng vấn. Nhiều người trong số họ đã sống qua một cuộc chiến mà tôi chỉ có thể viết về nó, và tôi thấy mình kém cỏi so với sự hiểu biết của họ. Cảm ơn ngài đại sứ Jim Rosenthal, bà Mauterstock, Phạm Ngọc Lan, Lan Dai Do, bà Bourdillion, và Dominique Matthieu. Xin gởi lời tri ân vô cùng đến nhiều nhà văn và ký giả đã viết về chiến tranh Việt Nam - và những người đã qua đời khi tôi đang viết quyển sách này, bao gồm Stanley Karnow và Malcolm Browne. Là một lính mới, tôi thấy mình may mắn được coi là thành viên của một nhóm mệnh danh là “Old Hacks”. Cảm ơn các bạn đã cho phép tôi tham gia vào những cuộc trò chuyện của các bạn.

    Tôi nợ ơn nhiều vị quản thủ thư, chuyên viên lưu trữ văn thư, và những nhân viên đã làm cho cuộc nghiên cứu của tôi trở nên hữu ích hơn tại các cơ sở sau: Thư viện Tổng thống John F. Kennedy và thư viện Tổng thống Dwight D.Eisenhower, Học viện Hoover, Đại học Virginia, Đại học Syracuse, Đại học Tiểu bang Michigan, Thư viện Quốc hội, và Văn khố Quốc gia tại College Park ở Maryland. Xin gởi những lời cảm ơn đặc biệt đến Steve Denneye tại Đại học California, Berkeley, đã chụp và gởi rất nhiều tấm hình và Margaret Harman tại Thư viện Tổng thống LBJ đã định vị những bức ảnh chụp da hổ của bà Nhu. Cảm ơn các chuyên viên lưu trữ văn thư Pháp ở Trung tâm Văn khố Hải ngoại của Pháp ở Aix và Văn khố SHAT ở Vincennes.

    Xin đặc biệt cảm ơn MalgorzataLabno và Jessica Martino vì đã đào sâu cuộc nghiên cứu và những bài viết. Và cảm ơn người bạn tài năng của tôi JessicaTampas đã chụp tấm hình tác giả cho tôi. Với Abby Lewis và Laura Phạm Lewis, cảm ơn các bạn đã biến thế giới trở thành một nơi dường như nhỏ bé hơn. Xin gởi lời cảm kích bao la đến Suzanne Santos, Marjorie Elliott, và Sue Kelly vì đã đọc bản thảo kỹ lưỡng và Ted Moore vì cách diễn đạt phù hợp.

    Cảm ơn Katherine Sanford và song thân của cô, Peter và Susan Osnos, những người đã khuyến khích tôi trong những nỗ lực đầu tiên. Tôi vô cùng may mắn đã gặp được đại diện Lindsay Edgcombe ở Levine Greenberg LiteraryAssociates. Chị đã đưa tôi đến với một đội ngũ tuyệt vời tại Public Affairs, và tôi chân thành cảm ơn mọi người ở đó đã ra sức cho quyển sách này, nhất là Rachel King và Jen Kelland. Biên tập viên của tôi và là chủ bút của Public Affairs, Clive Priddle, xứng đáng với lời cảm tạ sâu sắc nhất của tôi với việc đã chăm chút từ đầu đến cuối quá trình và cải thiện từng trang viết.

    Công việc nhiều năm nghiên cứu và viết lách của tôi sẽ không bao giờ hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình tôi. Xin tri ân mọi người, đặc biệt là cha mẹ: mẹ tôi, Marie Catherine, và chồng bà, Richard; cha tôi, Gary, và vợ ông, Suzann; và bố mẹ chồng tôi, Carol và Tom. Tôi mang ơn họ, cùng với các em tôi, Tally và Tama, và gia đình họ, vì lòng kiên nhẫn và tình yêu dành cho tôi xuyên suốt dự án này. Tôi mắc nợ một lời cảm ơn đặc biệt đến đôi mắt tinh tường của mẹ; cảm ơn mẹ đã dành thời gian. Trên hết, tôi cảm ơn tình yêu và sự sáng tạo của các con tôi, Tommy và CC, và người chồng tuyệt vời của tôi, Tom; cảm ơn những người đã luôn tin tưởng và truyền cảm hứng cho tôi.

    TÓM LƯỢC CÁC BIẾN CỐ LỊCH SỬ
    1802: Hoàng đế Gia Long thống nhất một nhóm lãnh thổ gắn kết lỏng lẻo với nhau thành một quốc gia với tên gọi Việt Nam và chọn Huế làm kinh đô.

    1859-1880: Pháp chiếm Việt Nam, Campuchia, và Lào - những quốc gia lúc bấy giờ được gọi là Đông Dương - làm thuộc địa.

    1910: Ngô Đình Nhu chào đời ở ngoại ô thành phố Huế.

    1924: Trần Lệ Xuân sinh ra ở Hà Nội.

    1940: Chính quyền Vichy ra lệnh cho chính quyền thực dân ở Đông Dương cộng tác với người Nhật.

    1943: Trần Lệ Xuân kết hôn với Ngô Đình Nhu và trở thành bà Nhu.

    1945: Nhật đầu hàng, và Thế chiến thứ hai kết thúc. Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam là một quốc gia độc lập nhưng ngay lập tức gặp phải sự kháng cự của Pháp đang có ý định tái chiếm thuộc địa của họ.

    1946-1954: Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, một cuộc chiến giành độc lập của Việt Minh, có tầm chiến lược quan trọng trong suốt Chiến tranh Triều Tiên và phân chia sự ủng hộ quốc tế theo các bên trong Chiến tranh Lạnh; Trung Hoa và Liên Xô ủng hộ Việt Minh, Hoa Kỳ ủng hộ Pháp.

    1954: Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ. Hiệp định Genève chia Việt Nam thành hai quốc gia dọc theo vĩ tuyến mười bảy. Thủ đô của miền Bắc Cộng sản ở Hà Nội; thủ đô của miền Nam, Việt Nam Cộng hòa, ở Sài Gòn.

    1954-1963: Ngô Đình Diệm đứng đầu chính quyền Việt Nam Cộng hòa mới thành lập. Em dâu ông, bà Nhu, được ban cho địa vị và quyền lực của Đệ nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hòa.

    1960: Chính quyền Cộng sản ở Hà Nội thành lập Mặt trận Giải phóng Dân tộc, một lực lượng quân sự du kích chống ông Diệm, chống Mỹ ở Nam Việt Nam, mà về sau người Mỹ gọi là Việt Cộng.

    1963: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu bị sát hại trong một cuộc đảo chính do Mỹ bật đèn xanh. Bà Nhu bắt đầu cuộc đời lưu vong.

    1964: Biến cố Vịnh Bắc bộ xảy ra. Quốc hội Mỹ trao cho Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson quyền khai chiến, và sự can dự của quân đội Mỹ ở Việt Nam chính thức bắt đầu.

    1973: Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam.

    1975: Sài Gòn thất thủ vào tay người Cộng sản, và quốc gia Việt Nam được tái thống nhất.

    1995: Quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được bình thường hóa, và lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam được dỡ bỏ.

    2011: Bà Nhu qua đời trong một bệnh viện ở Rome, Ý.

    LỜI BẠT
    của Peter Osnos, Nhà sáng lập và Biên tập viên độc lập


    Chuyến đi đầu tiên của Monique Brinson Demery đến Việt Nam năm 1997 như một phần của chương trình du học của hai đại học Hobart và William Smith. Cô đã nhận được học bổng VASI của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ để theo học tiếng Việt tại Hà Nội, và năm 2003, cô nhận bằng Thạc sĩ về Đông Á học của Đại học Harvard. Những cuộc phỏng vấn khởi thủy của Demery với bà Nhu năm 2005 là lần đầu tiên cựu Đệ nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hòa dành cho một người phương Tây trong gần hai mươi năm. Demery sống ở Chicago.

    Public Affairs là một nhà xuất bản được thành lập năm 1997. Nó là hiện thân của những chuẩn mực, giá trị, và sự tinh tế của ba con người đã phụng sự như những vị cố vấn thông thái của vô số ký giả, nhà văn, biên tập viên, và tất cả mọi người trong giới sách vở, trong đó có tôi.

    I.R Stone, chủ sở hữu I.E Stones Weekly, kết hợp sự tận tâm với Tu chính án thứ nhất và lòng nhiệt thành doanh nhân và kỹ năng tường thuật. Ông trở thành một trong những ký giả tự do vĩ đại trong lịch sử Hoa Kỳ. Ở tuổi tám mươi, Izzy cho ra mắt tác phẩm The Trial of Socrates, vốn là một quyển sách best-seller toàn quốc. Ông đã viết quyển sách sau khi tự học tiếng Hy Lạp cổ.

    Benjamin C. Bradlee trong gần ba mươi năm là tổng biên tập đầy uy tín của The Washington Post. Chính Ben là người đã mang lại cho Post một tầm vóc và sự can đảm để theo đuổi những vấn đề lịch sử như Watergate. Ông ủng hộ các phóng viên của mình với sự kiên định khiến họ dấn thần một cách không sợ hãi và chẳng phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người trong số họ đã trở thành tác giả những quyển sách best-seller đầy thanh thế.

    Robert L. Bernstein, giám đốc điều hành của Random House trong gần một phần tư thế kỷ, đã dẫn dắt một trong những nhà xuất bản hàng đầu quốc gia. Bản thân Bob có công cho ra đời nhiều quyển sách bất đồng quan điểm và tranh luận chính trị để thách đố những chính thể bạo ngược trên toàn cầu. Ông cũng là nhà sáng lập và chủ tịch lâu đời của Human Rights Watch, một trong những tổ chức bênh vực nhân quyền được kính trọng nhất trên thế giới.

    Trong năm mươi năm, ngọn cờ của Public Affairs Press đã được giương cao bởi chủ nhân Morris B. Schnapper, người đã xuất bản Gandhi, Nasser, Toynbee, Truman, và khoảng 1.500 tác giả khác. Năm 1983, Schnapper đã được The Washington Post mệnh danh là “một kẻ châm chọc đáng gờm”. Di sản của ông sẽ còn tồn tại trong những quyển sách sắp ra mắt.

    Peter Osnos, Nhà sáng lập và Biên tập viên độc lập

    ---------HẾT---------

     
  7. taoto2017

    taoto2017 Đã đăng ký

    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam

Chia sẻ trang này

Đang tải...