Mẹ nên làm gì khi bé chậm biết lẫy

Thảo luận trong 'NUÔI DẠY CON TỐT' bắt đầu bởi hanghang, 12/3/18.

  1. hanghang

    hanghang Đã đăng ký

    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Lẫy là hoạt động bình thường trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, hầu như các bé đều phải trải qua hoạt động này trong khoảng 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bé chậm biết lẫy hơn ta phải có biện pháp giáo dục trẻ sớm như thế nào ?
    [​IMG]

    Bé chậm biết lẫy nên làm gì?


    Nếu 3 tháng tuổi mà bé chưa có dấu hiệu lật người lần đầu tiên, bạn đừng vội chủ quan. Nhiều bé có những cú lật người ở thời điểm mà người mẹ không ngờ tới. Vì thế, không đặt bé nằm ở mép giường hay bề mặt không an toàn. Cú lật người đầu tiên có thể khiến bé bị tai nạn.

    Nếu đến tuổi tập lẫy bạn thấy con chưa có biểu hiện gì có thể khuyến khích kỹ năng lẫy của bé. Bạn có thể nằm nghiêng người và kích thích bé bởi các đồ chơi để bé có hứng thú hướng đến.

    Bạn có thể khuyến khích bé học lẫy. Nếu phát hiện bé tự nhiên lẫy, bạn hãy động viên bé lặp lại động tác này bằng cách lắc lư một món đồ chơi ở một bên, khuyến khích, động viên khiến bé tò mò và phải lật người để khám phá.

    Ngoài ra, khi bé học lẫy bạn cũng nên thể nằm nghiêng về một bên và quan sát bé lật người để đến gần mẹ hơn. Hãy vỗ tay, mỉm cười khen ngợi những cố gắng của con. Bạn cần để việc học lẫy ở bé là một hoạt động vui vẻ, chứ đừng bắt ép bé đây là một trong những bí quyết nuôi con khỏe được nhiều bà mẹ áp dụng.
    [​IMG]

    Nếu bé chưa biết lẫy khi 6 tháng tuổi: bé tỏ ra không thích thú với mọi thứ xung quanh, bạn cần đưa con đi khám. Dù các kỹ năng ở mỗi bé là khác nhau (một số bé lẫy khá nhanh trong khi một số bé khác muộn hơn hoặc có bé không lẫy) nhưng nếu bé không đạt được những kỹ năng khác như không biết ngồi, không hứng thú chuyển động… thì bạn cần đưa con đi khá.

    Nhưng lý do nên cho bé lẫy sớm

    – Bé tập lẫy sẽ có khả năng quan sát môi trường xung quanh với nhiều góc độ khác nhau. Ngay cả trước khi bé biết bò, bé đã có thể khám phá thế giới bằng cách quay đầu và vặn mình ở nhiều tư thế khác nhau. Điều này có thể hỗ trợ đáng kể đến việc phát triển nhận thức

    – Các giảng viên trung cấp y sĩ đa khoa Hà Nội cho biết Bé tập lẫy nhiều sẽ hạn chế được chứng trẹo cổ. Trẹo cổ là khi cơ cổ căng ra và kéo đầu nghiêng về một hướng cố định.

    – Lẫy giúp cổ, lưng, cơ bắp của bé chắc khỏe hơn. Các bé cần tập lẫy cho các cơ rắn chắc để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo như: ngồi, bò, và đi lại.

    – Quá trình lẫy sẽ giúp tránh được chứng bẹp đầu. Vì khi bé nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là điều khó tránh khỏi.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...