Mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ cần hết sức cần trọng

Thảo luận trong 'Bầu Bí, Mang Thai' bắt đầu bởi phuongnt178, 12/2/19.

  1. phuongnt178

    phuongnt178 Đã đăng ký

    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Viêm nhiễm phụ khoa là chuyện không thể coi thường đặc biệt là các bà mẹ đang mang thai.
    Ngứa vùng kín có thể coi là triệu chứng phổ biến nhất về các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khi phụ nữ mang thai. Do sự tăng cao của hormone sinh dục làm ảnh hưởng đến độ pH trong âm đạo. Môi trường âm đạo có tính axit hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm ký sinh để gây bệnh.
    Tham khảo: Các dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm phụ khoa dễ dàng

    Các mầm bệnh viêm phụ khoa thường gặp từ lậu cầu khuẩn, Chlamydia trachomatis,Hemophilus ducreyl, Trichomonas vaginalis, Gardnerella vaginalis, Candida albicans, virus herpes. Những dấu hiệu phổ biến khi mắc bệnh phụ khoa gồm có: Vùng âm đạo tấy đỏ, nóng rát, dịch âm đạo đổi màu, đau khi quan hệ…

    Khi người mẹ bị mắc các bệnh viêm âm đạo hay bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà sinh thường, thai nhi chui qua cửa âm đạo có thể bị dính nấm vào niêm mạc gây viêm da hoặc tưa miệng. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non, sức đề kháng yếu có thể gây viêm phổi do nấm, nhưng trường hợp này thường hiếm gặp hơn.
    Bệnh vùng kín ảnh hưởng thế nào tới mẹ và bé khi đang mang bầu?

    [​IMG]

    Viêm nhiễm phụ khoa nhẹ thì gây khó chịu cho mẹ bầu khi sinh hoạt thường ngày, các cơn ngứa vùng kín khiến chị em rất ngứa ngáy bứt rứt nhất là ban đêm.
    Khí hư tiết nhiều kèm mùi hôi gây ra nhiều bất tiện khi gần gũi người khác, đáy quần lúc nào cũng có cảm giác ẩm ướt thiếu tự tin.
    Viêm nhiễm phụ khoa rất dễ chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng hơn đặc biệt một khi đã chuyển thành mãn tính rất khó điều trị dứt điểm.
    Điều này không chỉ tác động tới tâm lý, sức khỏe mà còn cả đời sống chăn gối vợ chồng sau sinh.
    Nguy hiểm hơn, nếu mẹ bầu sinh con bằng đẻ thường, lượng vi khuẩn có thể xâm nhập từ âm đạo làm nhiễm trùng cho bé sơ sinh gây ra bệnh tư miệng hay ảnh hưởng tới đường hô hấp và mũi họng của con nhỏ.
    Không những thế, viêm phụ khoa chuyển sang viêm nhiễm âm đạo mãn tính làm tăng nguy cơ sinh non, sải thai, vỡ ối sớm ...

    Phụ nữ nên phòng trừ viêm nhiễm phụ khoa từ sớm

    Vệ sinh vùng kín hàng ngày (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), sau mỗi lần đi đại tiện bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng hàng ngày.
    Luôn luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng những dụng cụ, khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo, âm hộ vì bất cứ lý do nào. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
    Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng qui định, 4 đến 6 giờ phải thay một lần.
    Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, nước thải như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa, vệ sinh vùng kín.
    Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín
    Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ.

    Điều trị viêm phụ khoa khi mang bầu sao cho an toàn

    Điều trị viêm phụ khoa khi mang bầu
    Người mẹ có thể áp dụng theo một vài mẹo trị ngứa vùng kín dân gian bằng nước lá dễ làm tại nhà như: Rửa vùng kín bằng lá ổi, rửa vùng kín bằng lá chè xanh hay rửa vùng kín với nước muối sinh lý.
    Tham khảo: Cách trị viêm phụ khoa bằng lá ổi

    Khi bà bầu có bất kỳ một căn bệnh nào dù nặng hay nhẹ thì việc điều trị bằng thuốc cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Việc uống thuốc lâu dài có thể gây ra một vài biến chứng không mong muốn như tình trạng đẻ non, sẩy thai, con sinh nhẹ cân, chậm phát triển.

    Thường thì đối với các dạng bệnh viêm phụ khoa, bệnh nhân đều được chỉ định thuốc uống kết hợp thuốc đặt âm đạo. Tuy nhiên, nếu đối tượng là phụ nữ mang thai cần hết sức cẩn trọng. Xin nhận lời tư vấn kỹ lưỡng từ chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sao cho có lợi nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.

    Ngoài ra, những người mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục trong thai kỳ thường được chỉ định sinh mổ. Điều này sẽ giảm tránh sự truyền nhiễm qua đường ống sinh nếu chui cửa âm đạo của người mẹ.

    Một lần nữa xin lưu ý rằng, khi bạn có bất kỳ một triệu chứng bất thường nào xảy ra tại khu vực nhạy cảm đặc biệt là ngứa vùng kín thì hãy mạnh dạn đi khám và nêu ra chi tiết các biểu hiện để các chuyên gia phụ sản có những xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất về bệnh tình của bạn.

     

Chia sẻ trang này

Đang tải...