Mẹ bầu bị động thai nên đọc bài viết này để bảo vệ con

Thảo luận trong 'BẦU BÍ & SINH CON' bắt đầu bởi mechamsocbe, 3/5/18.

  1. mechamsocbe

    mechamsocbe Đã đăng ký

    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Động thai (dọa sảy thai) là khi âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Đây là điềm báo trước của hiện tượng sảy thai. Dọa sảy thai thường xảy ra ở những tuần lễ đầu của thai kỳ.


    [​IMG]


    1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng động thai

    Theo đông y, có nhiều lý do dẫn tới tình trạng động thai:

    – Do khí hư, huyết hư. Chị em có thai ra huyết từng giọt, hay mỏi lưng, sắc mặt xanh nhợt, hay choáng đầu, mệt mỏi, sợ lạnh. Các bà bầu này thường thấy đầy tức bụng, thai muốn xuống, đi tiểu nhiều, lưỡi nhạt…

    – Do hư thận: Khi có thai lưng mỏi, yếu, hay chóng mặt, đái són, tiểu nhiều, mạch xích hư đại.

    – Do âm hư huyết nhiệt: Người gầy sút, miệng khô, hai gò má đỏ, lòng tay chân nóng, bụng đau, đầy tức, thai động ra máu, nhỏ giọt…

    – Do khí uất trệ: Tinh thần u uất, căng thẳng, mệt mỏi, hay lo nghĩ, hay ợ hơi, kém ăn, nôn đắng, sợ chua…

    – Do chấn thương như ngã, mang vác nặng…


    2. Dấu hiệu nhận biết

    – Xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra.

    – Khi thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng. Một số trường hợp nếu thấy những dấu hiệu như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo… thì mẹ bầu nên phát hiện sớm để đi khám và có biện pháp an thai kịp thời.

    3. Phân biệt các dấu hiệu của động thai (dọa sảy thai) và sảy thai

    – Nếu bị dọa sảy thai bạn sẽ thấy: Xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra.

    – Nếu là sẩy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra ngoài. Có thể là sẩy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).

    Như vậy, động thai (theo cách gọi của dân gian) là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy mức độ nguy hiểm của nó chưa cao nhưng chứa đựng “mầm mống”, “điểm báo trước” của hiện tượng sẩy thai. Vậy nên thai phụ cần chú ý để không có tình trạng đáng tiếc xảy ra.


    4. Nên làm gì khi bị động thai?

    – Nếu thấy các dấu hiệu trên, phải nằm nghỉ ngơi không xoa bóp bụng và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt các mẹ chú ý không quan hệ vợ chồng trong thời gian này, đồng thời cố gắng ít tiến hành những việc kiểm tra âm đạo để tránh những kích thích cổ tử cung. Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai.

    – Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai. Theo đông y, một số món ăn có thể giúp thiên giảm hiện tượng này như cho thai phụ ăn cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép…

    – Để phòng tránh động thai, mẹ hãy luôn giữ cho mình tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya. Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi… trong suốt quá trình mang thai. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ. Khám thai định kì là biện pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.


    5. Cách phòng tránh động thai:

    – Luôn giữ cho tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều.

    – Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi… trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya.

    – Tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.

    – Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.

    – Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…

    – Khám thai định kì là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.


    Xem thêm: Chữa động thai bằng củ gai

     

Chia sẻ trang này

Đang tải...