Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Thảo luận trong 'CHĂM SÓC CON' bắt đầu bởi Phuongmcb, 28/11/19.

  1. Phuongmcb

    Phuongmcb Đã đăng ký

    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bà nội bảo chăm bé thế này, bà ngoại lại nói ngày xưa mẹ chăm mày thế khác, thông tin trên mạng thì tràn lan nhưng đâu mới là thông tin chính xác. Lần đầu tiên làm mẹ biết bao bỡ ngỡ, chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào mới đúng? Mẹ hãy cùng các chuyên gia Phương Đông gỡ rối nhé.

    Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
    Trong chăm sóc trẻ sơ sinh thì việc chăm sóc rốn dễ làm các bố mẹ trẻ lúng túng nhất. Cuống rốn của trẻ sơ sinh là vết thương hở, cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ.

    Khi trẻ chưa rụng rốn, bố mẹ cần vệ sinh rốn hàng ngày cho con theo các bước sau:

    – Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, bạn cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90°

    – Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra

    – Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay bất thường nào khác không

    – Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn

    – Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý

    – Có thể để hở hoặc che bằng một lớp gạc mỏng vô trùng

    – Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vào vùng rốn

    Lưu ý: nếu quan sát thấy rốn trẻ có những dấu hiệu bất thường như rỉ nước vàng, có mủ, có mùi hôi, chảy máu, rốn chưa rụng… dù bé đã sinh được 3 tuần thì bố mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ ngay. Không nên tự ý bôi hoặc cho con uống thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

    Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
    [​IMG]

    Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bởi vậy việc chăm sóc da cho bé cần được chú trọng không kém gì chăm sóc rốn. Bố mẹ cần lưu ý chọn các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm gội, kem dưỡng, kem chống hăm, nước giặt xả… có thành phần dịu nhẹ, an toàn, có tên tuổi uy tín, dành riêng cho trẻ sơ sinh. Ngay cả quần áo dành cho bé cũng nên chọn loại vải cotton, mềm mại, thấm mồ hôi tốt. Tã giấy phải có nguồn gốc rõ ràng giúp bé hạn chế hăm tã.

    Một số nguyên tắc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
    Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo vùng cổ, nách, bẹn và các vùng khớp chân tay. Nhất là với các em bé trộm vía bụ bẫm để phòng tránh hăm da.

    Luôn giữ cho da bé có độ ẩm thích hợp bằng cách thoa kem dưỡng ở những vùng da khô hay bong tróc. Chú ý thay tã thường xuyên, rửa sạch vùng mang tã với chất làm sạch dịu nhẹ và lau khô cho bé trước khi mặc tã mới.

    Trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt nên bố mẹ cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá hoặc môi trường ô nhiễm. Dùng các sản phẩm chăm sóc da, tóc dịu nhẹ, không gây cay mắt.

    Bạn nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày để có đủ lượng vitamin D cho quá trình phát triển. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh giúp bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nâng cao sức đề kháng. Lưu ý không nên để mắt bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

    Theo dõi tình trạng vàng da của trẻ sơ sinh
    Vàng da có hai dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khoảng 30% trẻ sinh đủ tháng và gần 100% trẻ sinh non, nặng dưới 1,5 kg bị vàng da.

    Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh chỉ được coi là vàng da sinh lý tại thời điểm được khám nếu:

    – Vàng da xuất hiện sau sinh 24 giờ, mức độ vàng da nhẹ (chỉ ở vùng mặt, cổ, ngực).

    – Trẻ chỉ vàng da và không có các triệu chứng bất thường như thiếu máu, bỏ bú, lừ đừ…

    – Bé bị vàng da và hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.

    Trường hợp da bé có màu vàng sậm, lan xuống tay, chân, bỏ bú và kéo dài hơn 10 ngày thì bé có nguy cơ bị vàng da bệnh lý. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến ngay các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Một số vấn đề cần lưu ý về chăm sóc trẻ sơ sinh
    Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
    Bạn hãy tìm hiểu trẻ cần phải chích ngừa những vắc xin gì và chích như thế nào? Hãy cố gắng ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ và cho bé tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch sẽ giúp trẻ tránh được nhiều bệnh dịch nguy hiểm.

    Theo dõi thân nhiệt cho trẻ
    Bạn nên mua một nhiệt kế để đo nhiệt độ cho trẻ bất cứ lúc nào. Khi thấy bé nóng sốt, bạn nên đo nhiệt độ cho bé trước khi cân nhắc đến việc có nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hay không. Tùy theo thân nhiệt của bé, bạn có các điều chỉnh việc chăm sóc bé cho phù hợp:

    – Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5°C.

    – Nếu thân nhiệt của bé thấp hơn 36,5°C, bạn cần ủ ấm cho bé ngay.

    – Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,5°C, bạn nên bỏ bớt khăn, mền, cởi bớt quần áo, mũ, bao chân bao tay. Cho bé bú nhiều hơn, theo dõi nhiệt độ của bé thật kỹ.

    – Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38°C, bé đã bị sốt. Bạn cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.

    Khi đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý đến vị trí lấy nhiệt độ của bé
    – Ở nách: Bạn đặt nhiệt kế vào nách bé và giữ trong khoảng 2 phút. Nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,50°C mới là nhiệt độ thực tế của bé.

    – Ở hậu môn: Bạn đặt nhiệt kế vào hậu môn bé và giữ trong 1 phút. Nhiệt độ đo được ở hậu môn chính là thân nhiệt thật của bé.

    Nhìn có vẻ phức tạp nhưng trong quá trình chăm sóc hàng ngày bố mẹ sẽ hiểu việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề khó. Hơn thế nữa, với tình yêu thương sẵn có, chắc chắn bố mẹ sẽ tự có những ứng xử phù hợp và biết những điều nào là cần thiết, tốt nhất cho con. Nếu còn thắc mắc gì bố mẹ hãy liên hệ ngay hotline 19001806 để được tư vấn miễn phí rất nhiều kiến thức bổ ích về chăm sóc trẻ sơ sinh.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...