Khi nào học nghề thẩm mỹ được mở rộng?

Thảo luận trong 'Việc làm' bắt đầu bởi ledinh121189, 17/1/18.

  1. ledinh121189

    ledinh121189 Đã đăng ký

    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Việt Nam đang thiếu một môi trường đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và mang tính sư phạm cao cho ngành nghề đặc biệt này.
    Mặt bằng thẩm mỹ trong xã hội hiện nay nhìn chung chưa có một bước đột phá gì đáng kể. So với các nước có ngành thẩm mỹ phát triển lâu đời như Hàn Quốc, Nhật Bản thì Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu những bước chân tập tễnh nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho những ai quan tâm đến chuyện làm đẹp một cách bài bản.
    Ai cũng hiểu rằng xã hội phát triển thì nhu cầu làm đẹp càng tăng. Đặc biệt là các bạn nữ hiện nay có vai trò quan trọng trong cuộc sống và bản thân họ hiển nhiên trở thành những vị khách tiềm năng nhưng không kém phần khó tính. Teen girl bây giờ cũng đã có kha khá kiến thức để tự làm đẹp nên chỉ muốn biết những gì họ thực sự cần và mang tính thuyết phục cao. Người được các bạn gửi gắm nhan sắc phải là một chuyên viên thẩm mỹ thật sự, không chỉ giỏi về kĩ thuật mà còn phải am hiểu về kiến thức chuyên ngành. Thế nhưng, chuyên viên thẩm mỹ đẳng cấp vẫn còn đang được xem là “hàng hiếm” hiện nay.
    Nguyên nhân do đâu? Câu trả lời đó chính là: Việt Nam đang thiếu một môi trường đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và mang tính sư phạm cao. Điển hình như Nhật Bản, học nghề thẩm mỹ được xem là một chuyên ngành cho các bạn trẻ lựa chọn khi tốt nghiệp hết cấp ba. Các bạn được đào tạo thông qua các hệ thống giáo dục dưới hình thức là trường Cao Đẳng. Tại đây các bạn phải học rất nhiều khóa học khác nhau như: chuyên môn bao gồm cả lý thuyết và thực hành, các khóa marketing ngắn hạn, chăm sóc khách hàng, quản lý salon, kĩ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng...
    [​IMG]

    Học một đàng – làm một nẻo
    Xét đến thời điểm hiện nay việc học thẩm mỹ cũng vẫn là ngành “hot". Các bạn trẻ khi họ đến với nghề đa phần do sự tò mò hoặc thấy công việc này trông có vẻ hào nhoáng dễ kiếm tiền, nên khi đối diện với thực tế khắc nghiệt họ cảm giác bị đuối sức. Bên cạnh đó họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để có đủ kiên nhẫn theo đuổi ước mơ của mình. Chỉ có những người thật sự nhận thức được sự đam mê bản thân mới có thể vượt qua những khó khăn ban đầu. Nên những trường hợp học một đường và làm một nẻo là chuyện thường tình.
    Ngược lại có những người học 4 năm đại học xong có công việc ổn định lại muốn đi tìm giấc mơ khi xưa của mình. Cô Ngọc Thảo, giảng viên Luật tâm sự: "Do khi bé thích ngành thẩm mỹ nhưng cha mẹ nhất định không cho, bảo phải học đại học sau đó thì muốn làm gì cũng được. Giờ thì điều kiện kinh tế đã ổn định và lời hứa với cha mẹ khi xưa đã thực hiện nhưng khi bắt đầu cho giấc mơ của mình thì cũng có vẻ hơi muộn."
    Bao giờ mới phá vỡ được định kiến “không học chữ mới đi học nghề”?
    Ở Việt Nam khái niêm học chữ được ưu tiên số một nên hầu hết phụ huynh teen đều đôn đốc con mình học. Việc học nghề nói chung và ngành thẩm mỹ nói riêng chỉ được nhớ đến khi các bạn trẻ không có khả năng học lên đại học. Họ đến với công việc làm đẹp như một cứu cánh cho cuộc sống, thiếu niềm đam mê và nhiệt huyết nên việc đầu tư cho công việc vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó cũng thiếu các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp theo đúng môi trường sư phạm. Điều này cũng dễ hiểu thôi, để thay đổi một cái nhìn của người Việt Nam về ngành thẩm mỹ không đơn giản chỉ là một thời gian ngắn. Liệu nhà đầu tư nào sẽ tiên phong cho mô hình thẩm mỹ mang tính chuyên nghiệp không chỉ về chuyên môn với một môi trường mang tính sư phạm.
    Tìm hiểu: Nên học nail ở đâu tphcm?
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...