Khi con bạn rụt rè, nhút nhát?

Thảo luận trong 'Dạy con học' bắt đầu bởi thubui, 22/4/15.

  1. thubui

    thubui Đã đăng ký

    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    23
    Giới tính:
    Nữ
    Trẻ con thường có những nỗi sợ với đủ thứ trên đời, với những thứ tưởng tượng, vô hình thù làm cho bé không dám đi vệ sinh khi trời tối, không dám xuống tầng một vào ban đêm hay nghe thấy tiếng động lạ là giật mình.
    [​IMG]
    Sự nhát gan của bé do nhiều nguyên nhân như cảm giác sợ hãi, được gia đình bao bọc quá kỹ, trí tưởng tượng của bé rất phong phú. dễ lo lắng về các nhân vật không có thật như "ông ba bị" hay "con ma lom". Mặt khác, bé nhát gan có thể do bé nhìn thấy bố mẹ sợ sệt trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống… thì bé cũng sợ những điều ấy.

    Sự nhát gan này sẽ mất dần đi khi bạn kiên trì luyện tập cho con. Để có thể giúp bé bớt sợ hãi bạn có thể:

    Trò chuyện với bé nhiều hơn: Nỗi lo sợ của bé có thể rất buồn cười và vô lý với bạn nhưng đó là điều có thật và quan trọng đối với bé. Vì vậy, bạn nên nghiêm túc nói chuyện về nỗi sợ đó; giải thích cho con một cách đơn giản, vui vẻ nhất về cái mà con sợ. Cuối cùng khẳng định với trẻ: "Điều này chẳng đáng sợ chút nào." Trẻ con sẽ không bao giờ hết sợ hãi nếu bạn cố tình phớt lờ nỗi sợ của chúng.

    Biến nỗi sợ thành niềm vui: Nếu con bạn sợ bóng tối, hãy chơi bịt mắt trốn tìm, tắt đèn vui đùa cùng bố mẹ. Nếu bé sợ động vật, bạn hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người thường vuốt ve và cho thú ăn. Còn nếu bé sợ ma, bạn hãy để bé và bạn bè hóa trang thành những con ma và chơi các trò chơi vui nhộn…

    Bạn nên để bé đối mặt với những điều khiến bé sợ hãi nhưng trong trạng thái vui vẻ. Điều này khiến bé nhận ra rằng nỗi sợ thực ra chẳng có gì đáng sợ.

    Tạo cảm giác quen thuộc: Khi bé bắt đầu ngủ riêng bạn nên để bé mang theo bên mình những bửu bối thân thiết như siêu nhân, gối ôm…. Chúng có tác dụng an ủi bé lúc bé cảm thấy lo lắng. Khi lớn hơn, bé sẽ biết tìm cách khác để tự trấn an mình khi hoảng sợ.
    [​IMG]
    Hạn chế để bé xem các phim có nội dung kinh dị, các bộ phim ma, truyện li kì rùng rợn, đặc biệt vào trước giờ ngủ. Bạn cũng nhắc nhở anh chị của bé không được true ghẹo em bởi việc true ghẹo sẽ càng làm cho con bạn lo lắng và tự ti hơn.. Xây dựng tính tự lập ở bé: Bạn tập cho bé thói quen tự làm việc phục vụ cho nhu cầu bản thân như đánh răng, ăn uống hay đi vệ sinh… Đây là biện pháp tốt để chống lại căn bệnh nhút nhát, xây dựng tính chủ động cho trẻ.

    Hạn chế thể hiện nỗi sợ hãi trước mặt con: Bạn nên tỏ ra là một ông bố/ bà mẹ bạo dạn, can đảm, đừng bao giờ trở thành tấm gương nhút nhát khiến trẻ học theo. Nếu có hãy cố gắng đừng thể hiện trước mặt trẻ.
    [​IMG]
    Các bậc cha mẹ cần sớm loại bỏ biểu hiện nhút nhát của trẻ, nếu không được khắc phục kịp thời có thể sẽ để lại những thương tổn trong não bộ, dễ gây nên hiện tượng "thần kinh yếu" khi trưởng thành. Trong trường hợp nỗi sợ của con đã tăng cấp trở thành nỗi ám ảnh hoảng sợ, hãy liên hệ với bác sĩ và chuyên gia để họ kịp thời giúp đỡ cho con, bạn nhé!

    Chúc con bạn ngoan ngoãn, bạo dạn hơn
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...