Ho có đờm ở trẻ nhỏ - Mách mẹ 5 cách xử trí khi trẻ ho có đờm

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc con' bắt đầu bởi Trần Mỹ, 22/3/21.

  1. Trần Mỹ

    Trần Mỹ Đã đăng ký

    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Ở các bé nhỏ tuổi sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt là tình trạng trẻ ho có đờm, đôi khi ho khan hoặc khò khè. Tình trạng này khiến các bé vô cùng khó chịu quấy khóc, bỏ ăn, dễ bị nôn trớ. Đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen phế quản.
    Ho là một dạng đặc biệt của thở ra gắng sức. Đó là một phản xạ sinh lý bình thường và có lợi cho cơ thể. Ho nhằm mục đích tống đẩy mọi thành phần không phải khí thở ra khỏi đường hô hấp, giúp bảo vệ đường thở. Thời điểm giao mùa, thời tiết bắt đầu se lạnh cũng là lúc trẻ dễ bị ho nhiều hơn bởi thời điểm này vi khuẩn virus dễ dàng sinh sôi phát triển khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn. Khi trẻ ho có đờm, chất này trong cổ họng thường rất khó chịu, trẻ quấy khóc bứt rứt, bỏ ăn, ho nhiều, ho kèm theo nôn trớ ngay sau ăn.

    Ho có đờm ở trẻ nhỏ là gì?
    Ho có đờm là hiện tượng xảy ra khi các dịch của đường hô hấp như: dịch của khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi,… hay các chất khác không gặp trong điều kiện bình thường như: máu, mủ, giả mạc, bã đậu,… làm cản trở đường hô hấp, khiến bé phải ho để tống chúng ra ngoài. Ho có đờm là một phản xạ tốt giúp bảo vệ đường hô hấp tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần phải quan tâm.

    Nguyên nhân dẫn đến trẻ ho có đờm
    Ho có đờm gặp ở rất nhiều bệnh lý của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen phế quản, ho gà, viêm họng cấp.

    Viêm họng cấp: Khi bị viêm họng cấp trẻ sẽ cảm thấy đau rát vùng cổ họng, ho nhiều, ho có đờm, đôi khi ho kèm theo sốt cao, chảy nước mắt nước mũi, họng đỏ, amidan sưng to, đau hạch ở cổ làm trẻ mệt mỏi khó chịu chán ăn, bú kém hoặc bỏ bú ở trẻ nhũ nhi.

    Ho gà: Có rất nhiều trường hợp bé bị ho có đờm do ho gà gây ra, ban đầu bé có thể ho ít tiếng ho nhẹ chưa có đờm sau dần trẻ ho ngày càng nhiều, ho nặng tiếng và ho có đờm. Đôi khi cơn ho kéo dài và xuất hiện với tần suất nhiều làm trẻ vô cùng khó chịu mặt trẻ có thể tím tái do thiếu oxy.

    Hen phế quản: Khi bé bị hen phế quản các cơn ho sẽ xuất hiện thường về đêm và sáng hoặc sau khi bé tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, lông súc vật,… Tình trạng đờm sẽ xuất hiện sau cơn hen bé có thể tức ngực, khó thở.

    Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản: Trong những ngày đầu khi bị viêm phế quản tiểu phế quản trẻ thường ho khan sau đó chuyển sang trẻ ho có đờm, khò khè.

    Viêm phổi: Một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi là trẻ có sốt và ho có đờm. Trẻ có thể mắc viêm phổi sau kho viễm nhiễm vùng mũi họng hay viêm phế quản không được điều trị hoặc điều trị không triệt để. Viêm phổi rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ đặc biệt trẻ sơ sinh.

    Trào ngược dạ dày thực quản: là nguyên nhân phổ biến gây ho ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh có thể trở nặng khi trẻ nằm xuống vào buổi tối, trẻ thường ho nhiều, ho có đờm,ho kèm theo nôn trớ về đêm, hơi thở có mùi hoặc bị ợ hơi nóng. Trẻ thường bị trào ngược sau ăn khoảng 30 – 60 phút, khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra. Trào ngược dạ dày không chỉ khiến cổ họng bị tổn thương, tăng tiết đờm mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng.

    Nếu trẻ bị ho có đờm ho khò khè kéo dài, tái phát nhiều lần cần chú ý đến nguyên nhân khác như trẻ có dị vật trong đường hô hấp hoặc trẻ có dị tật bẩm sinh đường hô hấp. Ngoài ra trẻ có thể ho có đờm do lao phổi: Tuy nhiên những trường hợp này thường rất hiếm gặp do phần lớn các trẻ đều đã tiêm phòng với mũi lao.

    Xử trí khi trẻ bị ho có đờm
    Nếu trẻ ho có đờm kèm theo sốt
    Trẻ ho có đờm, khò khè nhiều ho kèm sốt cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ >38,5°C theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời liên tục kiểm tra và theo dõi thân nhiệt của trẻ. Khi trẻ sốt < 38,5°C độ mẹ có thể chườm ấm, nới lỏng bớt quần áo tháo tã bỉm cho trẻ.

    Vỗ rung long đờm giúp trẻ
    Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ho có đờm mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ rung long đờm cho trẻ. Và không nên vỗ rung long đờm khi trẻ vừa ăn no xong để tránh trẻ bị nôn trớ.

    Phương pháp vỗ rung long đờm
    Kỹ thuật vỗ: Mẹ khum bàn tay, khép các ngón tay vỗ vào ngực, lưng bằng cách lắc nhẹ cổ tay, vỗ nhịp nhàng, di chuyển tay trên thành ngực và sau lưng với nhịp và lực đều nhau.

    Đối với trẻ sơ sinh tác động lực khi vỗ chủ yếu là 2/3 bàn tay nghiêng về phía các ngón tay.Thời gian vỗ từ 1 đến 3 phút ở mỗi khu vực. Tư thế bàn tay đúng khi vỗ lồng ngực.

    Kĩ thuật rung: Bàn tay mẹ rung tiếp xúc thật sát với lồng ngực, lưng trẻ, gồng toàn bộ cánh, cẳng tay và đẩy nhẹ trong suốt khi thở ra. Lặp lại 5 lần rung ở một vị trí trên lồng ngực.

    Giữ vệ sinh cho trẻ đang bị ho có đờm
    Trẻ có nước mũi dãi mẹ cần lau vệ sinh sạch sẽ cho bé nên dùng khăn lâu một lần rồi bỏ hoặc nếu dùng khăn vải tái sử dụng mẹ phải vệ sinh sạch sẽ. Nếu trẻ nhiều mũi mẹ có thể rửa mũi cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ. Hằng ngày vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh nhà cửa các vật dụng đồ chơi của trẻ . Khi trẻ ra ngoài nên đeo khẩu trang đầy đủ . Không cho trẻ tiếp xúc với người lớn. Đối với trẻ lớn mẹ có thể hướng dẫn để bé rửa tay vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ho có đờm
    Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ, dùng sữa công thức cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, tăng sữa công thức.

    Chia nhỏ bữa ăn của trẻ, không để trẻ ăn quá no

    Chế biến thức ăn hợp khẩu vị, dễ tiêu.

    Trẻ lớn có thể cho trẻ uống mật ong chanh và nước ấm. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mẹ không nên áp dụng cách này vì hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện và có thể nhiễm khuẩn, nấm có trong mật ong làm tăng nguy cơ ngộ độc với thực phẩm do mật ong.

    Cho trẻ uống nhiều nước để làm giảm ho, dịu họng và loãng đờm.

    Chế độ ăn của trẻ hạn chế các chất nhiều dầu mỡ cay nóng, không cho trẻ dùng đồ uống có gas, nước lạnh.

    Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
    Cho trẻ tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

    Bố mẹ không nên cho bé uống thuốc khi không có chỉ định của các bác sĩ và hướng dẫn của dược sĩ . Việc tuỳ ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho bé như: bé dùng thuốc bị quá liều, uống quá nhiều thuốc cùng một lúc ảnh hưởng đến hấp thu thuốc dẫn đến tình trạng lâu khỏi hơn, bé có thể bị tiêu chảy thậm chí là ngộ độc thuốc do bố mẹ cho uống thuốc một cách bừa bãi.

    Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh ho có đờm ở trẻ em. Ho có đờm ở trẻ em mặc dù là một bệnh khá phổ biến tuy nhiên nhiều mẹ vẫn còn lo lắng và chưa biết cách xử trí khi trẻ bị ho. Qua bài viết trên chúng tôi hi vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức để có thể chăm sóc các bé phát triển một cách tốt nhất.

    H&H Nutrition (https://dinhduongtoiuu.com/) là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...