Hà Nội Hiểu biết chung về sức khỏe của người cao tuổi

Thảo luận trong 'Dịch vụ khác' bắt đầu bởi ringring208, 18/11/17.

  1. ringring208

    ringring208 Đã đăng ký

    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    bí quyết sống khỏe những biến đổi của cơ thể theo tuổi tác giúp chúng ta chủ động hơn để giữ gìn sức khỏe, chào đón tuổi già và sống một đời sống viên mãn khi về già.

    Người cao tuổi cũng là đối tượng dễ mắc bệnh, thường là nhiều bệnh cùng lúc, nhất là các bệnh mạn tính. Tình hình sức khỏe giảm sút và đau ốm kinh niên dẫn đến hạn chế các chức năng, mất tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, sự tổn thương về tinh thần do tuổi già sức khỏe yếu còn nghiêm trọng hơn hao tổn vật chất.

    Quá trình biến đổi cơ thể trong quá trình lão hóa và thay đổi sức khỏe người cao tuổi thường xảy ra như sau:
    Xem thêm : tâm sự người cao tuổi

    [​IMG]

    Hệ tim mạch

    - Biểu hiện: Theo quá trình lão hóa, cơ tim chúng ta sẽ làm việc kém hiệu quả đi, sẽ gặp khó khăn khi cố gắng bơm máu đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó, các mạch máu cũng kém đàn hồi, cộng với sự lắng đọng lipid trong thành mạch tạo thành mảng xơ vữa. Điều này dẫn đến thành mạch cứng hơn, tim càng khó khăn khi bơm máu qua các mạch máu này. Do đó, người cao tuổi dễ bị mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.

    - Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Để phòng chống các bệnh tim mạch và có một trái tim khỏe mạnh, người cao tuổi cần duy trì hoạt động thể chất hàng ngày, như đi bộ, bơi lội và các hoạt động khác. Nên ăn chế độ ăn lành mạnh như nhiều trái cây, rau, và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu là người hút thuốc lá thì nên bỏ thuốc lá, nếu cần nên tư vấn ý kiến của bác sĩ thêm về vấn đề bỏ thuốc lá. Nếu thực hiện được những điều này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm nhanh chóng.

    Xem thêm : vui khỏe người cao tuổi

    Hệ cơ-xương-khớp

    - Biểu hiện: Theo tuổi tác, xương sẽ giảm về kích thước và trọng lượng, làm cho chúng bị yếu và dễ bị gãy. Chiều cao người cao tuổi sẽ giảm một ít so với tuổi trưởng thành. Các cơ cũng trở nên yếu và kém đàn hồi, làm cho toàn cơ thể cũng sẽ yếu đi và mất đi sự cân bằng trong tư thế. Các khớp thoái hóa do tuổi già cũng giảm khả năng chịu tải cơ thể.

    - Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Để duy trì hệ cơ-xương-khớp khỏe mạnh, cần bổ sung Calci và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày. Duy trì hoạt động thể lực cũng làm cho xương cứng chắc hơn, giảm nguy cơ loãng xương, đồng thời làm cho các cơ cũng giữ được sức mạnh, dẻo dai, bảo vệ được các khớp khỏi tổn thương thêm, duy trì sự linh hoạt và cân bằng của tư thế.

    [​IMG]

    Hệ tiêu hóa

    - Biểu hiện: Táo bón là triệu chứng phổ biến ở người cao tuổi. Các yếu tố dễ gây táo bón là chế độ ăn thiếu chất rau, xơ, uống không đủ nước và thiếu hoạt động thể lực. Một số thuốc mà người cao tuổi đang dùng cũng gây bón như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc sắt bổ sung. Một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, ruột dễ bị kích thích cũng là nguyên nhân gây táo bón.

    - Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Để phòng táo bón, cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Duy trì hoạt động thể lực. Cần nhớ là không được nín đi tiêu. Nếu nghi ngờ do thuốc cần hỏi bác sĩ để điều chỉnh thuốc đang uống.

    Bàng quang và đường tiểu

    - Biểu hiện: Tiểu không tự chủ là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Thường có liên quan đến tình hình sức khỏe khác như tình trạng béo phì, táo bón, ho mạn tính, mãn kinh ở nữ và phì đại tiền liệt tuyến ở nam.

    - Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Để phòng chống tiểu không tự chủ, có thể tập đi tiểu nhiều lần trong ngày, giảm cân nếu béo phì, cai thuốc lá ở người hút thuốc lá. Một số động tác tập cơ đáy chậu cũng giúp giảm vấn đề tiểu không tự chủ. Cần đi khám bác sĩ để có điều trị thích hợp.

    Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe người cao tuổi : Có thể bạn quan tâm
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...