Hướng dẫn mẹ cách nấu ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng

Thảo luận trong 'Từ điển dinh dưỡng' bắt đầu bởi Hoa Oanh, 28/10/15.

  1. Hoa Oanh

    Hoa Oanh Đã đăng ký

    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Giai đoạn đầu cho bé ăn dặm không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà bé còn được làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác, tiếp xúc với muỗng ăn thay vì bú bình và ti mẹ. Dưới đây là cách nấu giai đoạn 5-6 tháng:

    “Thời kỳ này nấu mỗi thứ một tí, chủ yếu là để bé tập nuốt và làm quen với các vị thật của thực phẩm. Vì thế nguyên tắc là ninh nhừ.”

    Cháo: Tháng đầu, nấu tỉ lệ 1:10, rồi đặc dần lên. Lúc đầu, dùng máy xay để xay nhuyễn nhưng sau khoảng 3 tuần thì dùng rây lưới (có trong bộ chế biến). Cũng có mẹ không xay mà nghiền nhuyễn cháo bằng thìa, sau đó rây lưới luôn. Nói chung, độ đặc thì tùy khả năng nuốt của con. Các mẹ có thể tự điều chỉnh.

    Mẹo nhỏ: Nấu nước thường cháo rất đặc, các mẹ nên lấy thìa nghiền qua rây lưới, khi nấu thì pha thêm các loại nước rau, nước bột cá, cháo sẽ hơi ngọt ngọt và thơm, bé ăn không ngán. Khi cháo đã được, chuẩn bị cho con ăn mẹ lấy thìa hoặc đũa đánh lên như đánh trứng, cháo sẽ quánh bông hơn, ăn ngon hơn.


    [​IMG]

    Các loại khoai: Ninh nhừ, nghiền nhuyễn, pha thêm nước luộc vào làm sánh để bé dễ ăn.

    Rau: Chọn phần lá ít xơ, luộc nhừ rồi xay nhuyễn. Các loại củ như củ cải nhiều xơ nên nghiền lại qua rây lưới để lọc bỏ xơ.

    Mẹo nhỏ: Các loại củ hoặc rau củ các mẹ nên hấp hơn là luộc, vì hấp chất ngọt của củ quả ngấm vào chính nó và không ra nước. Nếu luộc, bạn phải giữ nước luộc lại, sau trộn với cháo, cháo sẽ ngọt tự nhiên, dễ ăn hơn.

    Đậu: Óc đậu luộc bằng lò vi sóng hoặc nồi, sau đó nghiền qua rây lưới là bé ăn được.

    Cá:Chọn loại cá thịt trắng (thời gian này bé chỉ nên ăn cá lành như cá quả, cá bống). Cá luộc kỹ, gỡ da và xương chỉ lấy thịt, xay hoặc dầm nhuyễn.

    Mẹo nhỏ: Khi nấu đậu hoặc cá, mẹ cho thêm bột năng hòa tan vào rồi pha loãng cùng cá, quay vi sóng khoảng 30 giây hoặc đun lên để tạo độ sánh, làm như vậy bé dễ nuốt. Nói chung các loại thực phẩm rời rạc, không có độ sánh mẹ nên làm cách này. Các thời kỳ ăn dặm sau, muốn tập cho bé ăn thô hơn cũng dùng cách này.

    Sữa chua không đường: Chỉ cần dầm nhuyễn là được, dần dần kết hợp với hoa quả để đổi vị phong phú hơn cho con.

    Pho mát: Rây qua lưới, trộn với sữa hoặc hoa quả xay.

    Hoa quả: Xay nhuyễn, pha loãng. Tốt nhất giai đoạn này các mẹ nên cẩn thận, bao giờ cũng quay vi sóng 10-20 giây trước khi cho con ăn vì dạ dày trẻ nhỏ giai đoạn này chưa phù hợp để ăn trực tiếp hoa quả tươi.

    Mẹo nhỏ: Thời kỳ này bé ngồi nuốt nước thì hơi bị khó, vì thế nếu dùng nước hoa quả cho ăn cùng bữa dặm mẹ nên làm sánh lại.

    Cách kết hợp các loại thực phẩm

    Các mẹ theo công thức: Vàng – Xanh – Đỏ để thay đổi cho thực đơn của con phong phú. Thời kỳ này không nên cho con ăn quá mặn, quá ngọt, vì thế đồ ăn nào ngọt các mẹ nên pha loãng. Và thêm nguyên tắc kết hợp loại nhạt với ngọt, nhạt với đậm bé sẽ ăn được cả 2 loại mà không ngấy. Ví dụ đậu nhạt kết hợp với cá, hoặc chuối, rau cải bó xôi kết hợp với bí đỏ hoặc củ cải….

    Cách kết hợp món ăn tùy theo từng người nhưng thay vì trộn tất cả vào với nhau, các mẹ làm các món riêng ra, bé ăn chán món này sẽ có món kia thế vào cho đỡ ngấy. Theo nhiều mẹ chia sẻ: nên cho con ăn 1 tuần 1-2 bữa cháo trắng, các thức ăn khác để riêng. Còn lại thực đơn cháo có thể sáng tác các kiểu: cháo rau, cháo cá…

    Mẹo nhỏ:Trong thực đơn của bé nên có 1 loại hoa quả, lượng cho bé ăn rất ít, mẹ có thể cho ăn riêng hoặc trộn sữa chua. Khi bé ăn cháo hoặc đồ ăn “mỏi miệng”, các mẹ đút cho con vài thìa hoa quả sau đó con ăn ngon hơn và không bị ngấy. Thêm nữa, khi tăng độ đặc lên mẹ không nên làm tất cả các món đều đặc, có món đặc món loãng để bé nuốt không bị “mệt” và nhanh chán.

    Cách cho ăn

    - Tạo thói quen về việc ăn cho bé bằng cách cho ngồi vào ghế ăn, tắt ti vi để bé tập trung…

    - Khi mới cho ăn chưa biết khả năng nuốt của bé tới đâu mẹ nên có 1 cốc nước hoặc nước rau nhỏ, cần làm loãng là có ngay.

    - Nên xúc ít một, nhất là món đặc.

    - Sau khi cho ăn đồ ăn dặm nếu thấy bé chưa đủ no mẹ cho bé ăn thêm sữa.

    Các mẹ lưu ý: Tiến độ tập ăn như trên chỉ là giới thiệu chung chung, suôn sẻ hay không cũng tùy từng bé. Các mẹ luôn nhớ mỗi bé một khác nhau, hãy lựa theo đáp ứng của con mình. Khi nào bé sẵn sàng, nghĩa là bé hào hứng ăn, ăn được, nuốt được, không nôn trớ, thích nghi tốt, tăng cân bình thường hãy tiếp tục cho bé ăn. Đồ cứng quá hoặc thô quá không hợp với khả năng cũng sẽ khiến bé lười nhai. Phản ứng của bé là câu trả lời tốt nhất cho mẹ chứ không phải bất cứ một tiến độ theo sách vở, hay theo bé nào khác. Điều quan trọng nhất là bé có hứng thú ăn hay không. Đừng bao giờ ép bé phải cố gắng ăn cái bé không thích, hoặc chưa làm được, đó là nguyên tắc.

    Theo kinh nghiệm của chị Thắm: “Kiểu ăn dặm này có nhược điểm là hơi mất thời gian, cách chế biến giai đoạn này đơn giản nhưng con lớn thêm 1 chút nữa cách làm cầu kỳ hơn.Hơn nữa, khi bắt đầu ăn dặm cân nặng của bé tăng ít hơn thời kỳ ăn sữa nên mẹ đừng quá hi vọng nhờ ăn dặm mà con tăng 1-2kg/tháng. “

    Tổng hợp
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...