Giáo dục cho trẻ về lòng biết ơn

Thảo luận trong 'Dạy con học' bắt đầu bởi tuyet473, 28/10/17.

  1. tuyet473

    tuyet473 Đã đăng ký

    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Với nhịp sống quay cuồng của xã hội ngày nay, chúng ta dễ dàng quên đi nhiều giá trị cốt lõi tạo nên tính nhân văn của một cộng đồng, trong đó có lòng biết ơn.
    Vậy thì làm thế nào để giáo dục cho trẻ nuôi dưỡng lòng biết ơn? Mời mọi người cùng đọc bài viết sau để khám phá nhé!
    __________________________


    Lòng biết ơn là một hành vi xã hội phức tạp mà mỗi cá nhân phải được trải nghiệm và bồi dưỡng thường xuyên (giống như dinh dưỡng hay thói quen tập thể dục). Nó có thể xuất hiện một cách tự nhiên hoặc sau một biến cố lớn nào đó trong cuộc đời. Vậy lòng biết ơn mang lại lợi ích gì cho chúng ta? Phải làm thế nào để nuôi dưỡng lòng biết ơn? Dưới đây là những đúc kết của Tiến sĩ Giacomo Bono sau quá trình nghiên cứu của ông và cộng sự.


    1. Điều gì sẽ xảy ra khi trẻ biết nói “cảm ơn”
    Lòng biết ơn sẽ có những ảnh hưởng tích cực tương đối khác nhau đối với trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Đối với trẻ từ 8-11 tuổi nếu được giáo dục về lòng biết ơn (ví dụ như biết trân trọng món quà mình được tặng) sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn so với trẻ không được giáo dục về lòng biết ơn. Và cảm giác hạnh phúc này có thể kéo dài đến 5 tháng sau. Với trẻ lớn hơn, từ 14-19 tuổi, lòng biết ơn có những ảnh hưởng tích cực lên trẻ như kết quả học tập tốt hơn, trẻ ít ghen tị và ít trầm cảm hơn. Trẻ có cảm nhận tốt hơn về cuộc sống và cảm thấy thỏa mãn hơn. Tác giả cũng nhận thấy chủ nghĩa duy vật có ảnh hưởng xấu đến trẻ. Với trẻ ở độ tuổi này, lòng biết ơn cũng giúp trẻ cảm thấy hài lòng với cuộc sống, sống có ước mơ và có mục đích, giảm thiểu các hành vi tiêu cực cũng như trầm cảm. Ảnh hưởng này có thể duy trì đến 4 năm sau đó. Lòng biết ơn cũng giúp trẻ hoàn thiện các hành vi xã hội, ví dụ như biết thông cảm, sẻ chia với mọi người xung quanh, biết xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức để đạt mục tiêu trong cuộc sống.

    [​IMG]
    2. Phải tập luyện lòng biết ơn cho trẻ như thế nào?
    Không chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ nói hai tiếng “cảm ơn” khi được ai đó cho quà hoặc được ai đó giúp đỡ, mà cha mẹ và thầy cô cần giúp trẻ hiểu được lòng biết ơn thực sự có ý nghĩa gì một các sâu sắc hơn. Vì sao người khác lại cho trẻ quà hoặc giúp trẻ? Sự giúp đỡ này sẽ mang đến ích lợi cho ai? Để giúp đỡ cho trẻ người khác đã phải mất thời gian công sức như thế nào? Khi trẻ hiểu được những điều này thì lòng biết ơn sẽ xuất hiện nơi trẻ.


    Bài luyện tập 1: Suy nghĩ về lòng biết ơn thông qua tình huống
    Kể cho trẻ một câu chuyện về sự giúp đỡ, sau đó tìm hiểu suy nghĩ suy nghĩ ở trẻ thông qua một số câu hỏi tham khảm dưới đây.

    Tình huống tham khảo: “Bạn Kiên bị đau chân nên không thể chơi đá cầu vào giờ ra chơi mà phải ngồi nhìn các bạn khác chơi. Long đang chơi đá cầu, nhưng khi thấy bạn Kiên, là bạn thân của Long, không thể tham gia, Long đã bỏ chơi mà đến ngồi hàn huyên với Kiên trong suốt giờ ra chơi, mặc dù Long rất mê đá cầu.”

    Câu hỏi tham khảo:

    • Lòng tốt của bạn Long đã mang lại điều gì tốt đẹp cho bạn Kiên?
    • Long đã phải hy sinh điều gì để đối xử tốt với bạn Kiên?
    • Tại sao Long lại hành động như vậy vì Kiên?
    Có thể mở rộng hơn bằng cách yêu cầu trẻ tự kể về một việc tốt mà người khác đã làm cho trẻ, và cũng hỏi trẻ những câu hỏi về suy nghĩ của trẻ về lòng biết ơn như trên. Lưu ý nên hướng trẻ chia sẻ về lòng biết ơn với các hành động giúp đỡ hơn là sự cảm kích về những món đồ chơi mà trẻ được nhận.


    Bài luyện tập 2: Viết lời cảm ơn ra giấy
    Giáo viên hoặc cha mẹ phát cho trẻ vài tờ giấy màu xinh xắn để trẻ ghi vào lời cảm ơn đến một người nào đó trong trường hoặc trong gia đình. Sau đó cho trẻ dán lời cảm ơn đó vào nơi mà người được cảm ơn dễ nhìn thấy, ví dụ như trên bàn học, trên điện thoại, hoặc trên dụng cụ làm vệ sinh.

    Cách thức này được đánh giá là rất hữu ích cho trẻ thực hành lòng biết ơn của mình.


    Bài luyện tập 3: Đọc sách về lòng biết ơn
    Giáo viên hoặc cha mẹ cố gắng đọc cho trẻ hoặc cho trẻ đọc sách đề cao sự tử tế và lòng biết ơn một cách thường xuyên.


    Viết và dịch: Phan Nhã Uyên

    19.09.2017

    Nguồn tham khảo:

    [1] https://greatergood.berkeley.edu/article/item/what_dont_we_know_about_gratitude_and_youth

    [2]https://greatergood.berkeley.edu/ar...ties_to_help_students_deepen_their_gratitudec

    (Theo Ipa Vietnam)
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...