Giúp trẻ tiếp tục phát triển sớm

Thảo luận trong 'Dạy con học' bắt đầu bởi luonghoe, 18/11/16.

  1. luonghoe

    luonghoe Đã đăng ký

    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trẻ sẽ dần chạm các cột mốc theo tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khuyến khích sự phát triển của trẻ, đồng thời tăng thêm cơ hội để tương tác và kết nối với con, thì đây là những hoạt động bạn có thể tham khảo.

    Phương pháp hỗ trợ: Treo đồ chơi (loại chạy pin, phát ra tiếng nhạc) phía trên nôi hoặc bàn thay tã. Chọn loại có hình dáng đơn giản, vuông vức và màu sắc tương phản (chẳng hạn trắng – đen). Các món đồ chơi khác cũng chọn theo tiêu chí tương tự.

    Vì sao có ích cho trẻ: Lúc mới chào đời, tầm nhìn của trẻ rất ngắn nên chỉ có thể nhìn rõ những vật ở gần. Bên cạnh đó, những vật có hình dáng đơn giản dễ nhìn sẽ thu hút trẻ nhất, trẻ sẽ có hứng thú và nhìn lâu hơn. Sự tác động về thị giác sẽ giúp trẻ phát triển tầm nhìn.

    Bước tiếp theo: Thay đổi các món đồ chơi để lúc nào trẻ cũng có cảm giác mới mẻ, thu hút hơn. Khoảng 3 tháng tuổi, con bạn bắt đầu có hứng thú với các món đồ cạnh tròn và các gam màu mạnh hơn, vẫn phải có sự tương phản (chẳng hạn vàng – xanh lam hoặc đỏ - đen).

    Phương pháp hỗ trợ: Cầm lục lạc cách trẻ khoảng 20 – 30cm và chờ trẻ chú ý đến, sau đó di chuyển chầm chậm chiếc lục lạc từ bên này sang bên kia để trẻ dõi mắt nhìn theo.

    Vì sao có ích cho trẻ: Hoạt động này giúp trẻ phát triển sự phối hợp thị giác và nhận thức sâu. Khi mục tiêu rơi vào vị trí đường chấn thủy, mối liên kết giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải được kích thích. Đây là sự phát triển cần thiết, giúp não xử lý và sắp xếp thông tin theo cách phối hợp.

    Bước tiếp theo: Nếu bạn tiếp tục chơi trò này, trẻ bắt đầu giơ tay với lấy khi món đồ đung đưa trước mặt. Đây cũng là cách giúp trẻ phối hợp hoạt động tay – mắt sau này.

    Phương pháp hỗ trợ: Mỗi ngày, bạn đều cho con chơi với tư thế nằm sấp.

    Vì sao có ích cho trẻ: Trẻ sẽ ngẩng đầu lên để nhìn quanh. Điều này giúp các cơ ở cổ mạnh dần.

    Bước tiếp theo: Sau một thời gian nằm sấp, trẻ sẽ đạt đến cột mốc chống hai tay để nâng người dậy.

    Cầm nắm

    Phương pháp hỗ trợ: Đặt một chiếc lục lạc nhẹ vào lòng bàn tay nắm chặt của trẻ.

    Vì sao có ích cho trẻ: Đến 3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mở nửa lòng bàn tay thường xuyên hơn và dần học cách xòe tay, nắm tay. Bạn nên cho con cầm vật gì đó để trẻ dần biết cách kiểm soát tốt hơn.

    Bước tiếp theo: Luyện tập thường xuyên (sau 3 – 4 tháng), trẻ có thể tự lắc lục lạc

    Mỉm cười

    Phương pháp hỗ trợ: Khi trẻ cười với bạn, hãy luôn mỉm cười với con.

    Vì sao có ích cho trẻ: Khoảng 6 tuần tuổi, trẻ bắt đầu biết “chủ động” cười với bạn. Một nụ cười tràn đầy trìu mến bạn dành cho con sẽ giúp trẻ bắt đầu có cảm giác về cách đối thoại qua lại. Không chỉ thế, nụ cười còn mở ra cho trẻ một cách khác để kết nối với bạn, thay vì khóc.

    Bước tiếp theo: Cười thật tươi khi con nhìn bạn và hãy để cho trẻ đáp lại nụ cười ấy

    Phương pháp hỗ trợ: Thường xuyên nói chuyện với con, đặc biệt là theo cách nhấn nhá – là kiểu nói ngân nga như hát, lên xuống giọng mà các ông bố bà mẹ hay nói chuyện với con.

    Vì sao có ích cho trẻ: Trẻ học ngôn ngữ - từ những từ vựng đơn giản đến cấu trúc ngữ pháp phức tạp – bằng cách nghe bạn nói chuyện. Trẻ vốn thích những giọng nói tông cao, đặc biệt là giọng của mẹ. Bạn nên cho con tiếp xúc với đủ các kiểu nói, từ kiểu nhấn nhá đến giọng nói bình thường của người lớn để giúp đẩy mạnh sự phát triển ngôn ngữ.

    Bước tiếp theo: Đọc sách cho con nghe (dù trẻ chưa hiểu từ hoặc mạch văn). Khi trẻ nghe giọng của bạn ở nhiều tình huống đa dạng, chúng sẽ dùng cách nói ê a, bi bô của mình để biểu đạt cảm xúc.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...