Đừng để "Yêu thương" trên bàn ăn hại đến sức khỏe gia đình bạn

Thảo luận trong 'Sức khỏe GIA ĐÌNH' bắt đầu bởi yeutre, 25/9/15.

  1. yeutre

    yeutre Đã đăng ký

    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    “Gắp thức ăn cho người” là hành động thể hiện tình cảm yêu thương của người dân Việt Nam, nhưng nó lại là con đường lây nhiễm bệnh tật mà ít ai ngờ đến.

    Trong đời sống văn hóa người Việt, luôn có thói quen dùng chung một chén nước chấm; dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, thể hiện tình cảm yêu thương, mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân với mọi người xung quanh hay đơn giản, trên bàn nhậu, họ còn đưa ly cho người khác nhấp môi, hoặc dùng chung ly uống rượu, để thể hiện tình chiến hữu. Nhưng ít ai biết được những hành động này lại mang theo hiểm họa khôn lường.

    [​IMG]

    Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền sang người lành chủ yếu thông qua đường ăn uống.

    Thói quen ăn uống “gắp cho người” tưởng như thân tình nhưng nó là con đường để vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất. Bên cạnh đó, sở thích ăn uống ở hàng quán vỉa hè kém vệ sinh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP.

    Số người bị lây bệnh rất lớn

    Theo thống kê của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, trên 80% dân số nước ta bị nhiễm khuẩn HP. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày – tá tràng, trong đó có ung thư dạ dày. Ước tính, trên thế giới có hơn nửa dân số bị nhiễm loại khuẩn HP này, nhiều nhất là ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh kém, nước và thức ăn nhiễm khuẩn.

    Các bệnh truyền nhiễm lây lan qua thực phẩm hay đồ uống là một vấn đề phổ biến, gây lo lắng và đôi khi đe dọa tính mạng con người. Tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính mỗi năm có một trong sáu người Mỹ (48 triệu người) bị bệnh, 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết vì các bệnh lan truyền từ ăn uống.

    Hậu quả khôn lường

    Tại Việt Nam, tỷ lệ viêm loét dạ dày – tá tràng ngày càng tăng, đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa, thủ phạm chính gây bệnh là vi khuẩn HP. Vi khuẩn này được xếp vào nhóm đứng đầu gây ung thư dạ dày. Hiện nay, ung thư dạ dày đứng hàng thứ hai trong 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp nhất ở nước ta.

    Theo bác sĩ Trương Hiếu Nghĩa – Cố vấn chuyên môn Phòng khám Đa khoa Daisy cho biết, vi khuẩn HP rất dễ lây thông qua đường tiêu hóa, nhiễm HP là một trong những loại nhiễm khuẩn mãn tính thường gặp nhất ở người. HP gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày – tá tràng như: rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng.

    [​IMG]

    Bác sĩ Hiếu Nghĩa lưu ý, không phải trường hợp nhiễm khuẩn HP nào cũng gây ra ung thư dạ dày, nhưng trong tổn thương ung thư dạ dày thường có sự xuất hiện của vi khuẩn HP. Sự tồn tại của HP trong cơ thể, nếu không phát hiện sớm, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một trong những bệnh nguy hiểm lan truyền do đường miệng này là viêm gan siêu vi A.


    Bác sỹ Phan Quốc Bảo (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cơ sở 2) cho rằng, có những nguy cơ lây nhiễm bệnh khi dùng chung đũa, muỗng, nước chấm…Những bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc nước bọt như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị. “Những bệnh này khi bị nhiễm, đôi khi lại không có biểu hiện ngay lập tức nên nhiều người vẫn chủ quan… Viêm gan A, viêm gan E, viêm loét dạ dày, có thể lây lan qua đường ăn uống chung” – BS Bảo chia sẻ.

    Điều này cũng nói lên rằng, việc gắp thức ăn cho người khác là một yếu tố góp phần vào những con đường truyền nhiễm bệnh từ đường ăn uống cho con người.

    “Yêu thương” đúng cách

    Mâm cơm gia đình Việt Nam thường để chung những món cơm, cá, canh rau, thịt… thể hiện sự đầm ấm, sum vầy trong gia đình. Nhưng để đảm bảo được sức khỏe của tất cả mọi người, đồng thời không làm ảnh hưởng đến nền văn hóa Việt Nam, cá nhân cần phải biết ăn uống đúng cách để giữa an toàn cho cả gia đình và mọi người xung quanh.

    + Nếu có điều kiện, nên dùng phần ăn riêng, nhất là nước chấm.

    + Nếu món ăn bắt buộc phải dùng chung, nên để vào đó một chiếc muỗng sạch riêng.

    + Không nên dùng chung ly uống nước hoặc rượu để đảm bảo vệ sinh cho mình và cho người.

    + Đổi đầu đũa khi gắp thức ăn cho người khác (đầu đũa cũng phải đảm bảo sạch).

    + Khi dùng đũa cá nhân, tránh để đũa chạm vào những phần thức ăn còn lại, gắp nhanh và dứt khoát, không khua khoắng.

    + Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, không liếm nước bọt khi đếm tiền, lật giấy…

    Tổng hợp
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...