Kiến thức Đối diện với ung thư

Thảo luận trong 'UNG THƯ' bắt đầu bởi trantiencong, 5/9/16.

  1. trantiencong

    trantiencong Sống để hưởng thụ Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    1,221
    Đã được thích:
    338
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Đối diện với ung thư
    Nhiều tổ chức địa phương cung cấp các dịch vụ thực hành và hỗ trợ khác nhau cho các bệnh nhân ung thư. Hỗ trợ gồm các hình thức nhóm hỗ trợ, tham vấn, khuyên nhủ, hỗ trợ tài chính, vận chuyển đi lại trong điều trị, hay các thông tin về ung thư. Các tổ chức lân cận, các người cung cấp các dịch vụ y tế địa phương, hay các bệnh viện khu vực là nơi tốt để tìm kiếm hỗ trợ.

    [​IMG]

    Mặc dù có một số người lưỡng lự trong việc tìm kiếm tham vấn, các nghiên cứu chỉ ra rằng có người nào đó để trao đổi giúp giảm căng thẳng tinh thần và giúp họ về mặt tinh thần và thể chất. Tham vấn cũng có thể giúp hỗ trợ tình cảm đối với bệnh nhân ung thư và giúp họ hiểu tốt hơn bệnh lý của họ. Các dạng tham vấn khác nhau là cá nhân, nhóm, gia đình và tự giúp nhau (đôi khi được gọi là tham vấn đồng hành), thăm viếng người quá cố, bệnh nhân với bệnh nhân và vấn đề tình dục.

    Nhiều tổ chức chính phủ và từ thiện được thành lập để giúp đỡ các bệnh nhân đối diện với ung thư. Các tổ chức này thường liên quan đến dự phòng ung thư, điều trị ung thư và nghiên cứu ung thư. Ví dụ như: Hội ung thư Mỹ, Tổ chức ung thư BC, Tổ chức xoa dịu ung thư Macmillan, Nghiên cứu ung thư Anh, Hội ung thư Canada, Tổ chức quốc tế nghiên cứu ung thư và Viện ung thư quốc gia (Mỹ).

    Năm 2016 chúng ta chứng kiến sự qua đời của ca sĩ Trần Lập mới đây một lần nữa làm dấy lên nỗi băn khoăn lo lắng về căn bệnh ung thư. Không hẹn mà gặp, tất cả mũi dùi đều chĩa về thức ăn “bẩn”.

    Điều ít ai để ý, căn bệnh ung thư trực tràng của Trần Lập là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa được và trong nhiều trường hợp, cái chết có thể được ngăn chặn chỉ bằng một test thử phân đơn giản, trị giá vài chục ngàn đồng. Mặc dù vậy, một câu hỏi đang cần được trả lời ngay là thực trạng bệnh ung thư ở nước ta như thế nào và chúng ta đã làm gì để giảm bớt những cái chết đau xót như thế?

    Trầm trọng ở mức nào?

    Ngày nay, ra ngõ thì gặp bệnh nhân ung thư... Câu nói đó quá đúng và một sự thật không thể chối cãi là số lượng bệnh nhân ung thư gia tăng mỗi ngày.

    Tuy nhiên Việt Nam không phải là nơi có tỉ lệ ung thư mới mắc cao. Một số bài báo mạng đang lan truyền với tốc độ chóng mặt, làm hoang mang dư luận bằng những thông tin cho biết Việt Nam thuộc top 2 thế giới về tỉ lệ mắc ung thư, bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới, tỉ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam cao nhất thế giới...

    Đây là những thông tin sai lạc, gây tác động tiêu cực, thực hư ra sao?

    Các số liệu dùng để so sánh được trích từ Globocan, một dự án của Tổ chức Y tế thế giới (IARC/WHO) thống kê các số liệu về ung thư trên toàn cầu, cụ thể từ 184 nước. Do quy mô của nó, Globocan chỉ cung cấp số liệu cập nhật sau vài năm, gần đây nhất là từ năm 2012.

    Trên thực tế, việc nhận định Việt Nam thuộc top 2 mắc ung thư là một sự ngộ nhận khá nghiêm trọng. Theo Globocan 2012, ở Việt Nam tỉ lệ bệnh ung thư đã loại trừ nhóm ung thư da không melanoma (1) (đã chuẩn hóa theo tuổi và trên cả hai giới) là 140,4, xếp 106/184 nước được khảo sát. Con số này thể hiện trên bản đồ ung thư thế giới là thuộc nhóm 3 (137,5 - 172,3 ca/100.000 dân).

    Sự ngộ nhận nói trên xuất phát từ việc nhập nhằng giữa tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong do ung thư. Cũng theo Globocan 2012, ở Việt Nam tỉ lệ tử vong do ung thư là 108,7/100.000 dân, xếp thứ 49 trong 184 nước, thuộc nhóm 2 (99,6 - 116,8 ca/100.000 dân).

    Sự nhầm lẫn này có ý nghĩa khá quan trọng. Nếu quả thật nước ta có tỉ lệ mắc bệnh mới cao, có nghĩa là cần chú ý tầm soát các yếu tố rủi ro gây ung thư, các chương trình dự phòng ung thư và hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngược lại nếu tỉ lệ tử vong cao, đó là hậu quả của việc phát hiện bệnh trễ và khả năng điều trị tận gốc quá thấp. Trong hai trường hợp, trọng tâm đối phó của ngành y tế sẽ hoàn toàn khác biệt.

    Thực tế thời gian vừa qua, vấn đề thông tin và tuyên truyền phòng chống ung thư đã bị lệch lạc. Thay vì nhấn mạnh việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư để cải thiện thời gian sống và tỉ lệ tử vong, chúng ta đang tập trung vào vấn đề thực phẩm bẩn như là nhân tố làm bùng phát ung thư, một hiện tượng chưa được chứng minh.

    Một vấn đề khác cũng làm sai lệch nhận thức về bệnh ung thư ở nước ta là cách dùng từ “top 2”. Nhóm 2 hoàn toàn khác với “top 2”. Việc dùng từ “top 2” làm người ta nghĩ rằng tỉ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đứng thứ hai thế giới (thật ra là 106/184).

    Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư đã được thành lập từ năm 2007, trực thuộc Bệnh viện K Hà Nội. Cũng đã có quy hoạch về mạng lưới phòng chống ung thư (2009-2020) với nhiều quyết định, chỉ thị cho các ban, ngành liên quan.

    Trên thực tế, những tiếng nói yếu ớt về việc phòng chống ung thư chìm nghỉm trong những ồn ào về tai biến y khoa, sa sút y đức và vấn nạn quá tải. Chỉ đơn giản chuyện thống kê con số mỗi nơi đưa ra mỗi khác. Từ nhiều năm trước, đã có dự đoán mỗi năm có khoảng 150.000 ca mắc và 100.000 ca tử vong do ung thư.

    Tuy nhiên con số mới nhất (theo ước tính từ nghiên cứu Action triển khai ở các bệnh viện Bạch Mai, Ung bướu TP.HCM và K) có 118.000 ca bệnh/năm và hơn 90.000 ca tử vong.

    Cuối năm 2015, Bệnh viện Bạch Mai tham gia dự án sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú cùng các bệnh viện chuyên khoa và có khoa ung bướu ở Hà Nội, TP.HCM. Trong số trên 1.600 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên được tầm soát tại Bệnh viện Bạch Mai, có 6 trường hợp được phát hiện mắc ung thư ở giai đoạn rất sớm.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...