Điều trị 4 dạng buồng trứng đa nang phổ biến bằng thảo dược

Thảo luận trong 'Kế hoạch có thai' bắt đầu bởi lan anh, 21/4/15.

  1. lan anh

    lan anh Đã đăng ký

    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nữ

    Buồng trứng đa nang (PCOS - polycystic ovary syndromme) nếu không được điều trị hoặc phẫu thuật sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, việc tìm ra những phương pháp điều trị thích hợp là cách để bạn cho mình cơ hội được làm mẹ.


    Tổng quát về hội chứng PCOS

    [​IMG]

    Buồng trứng đa nang với nhiều nang nhỏ bên phải.

    PCOS xảy ra do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến tình trạng trứng không rụng hoặc cản trở quá trình trứng thụ tinh làm tổ và sự phát triển bình thường của phôi thai.

    Triệu chứng của PCOS không riêng lẻ mà đó là một tập hợp của nhiều triệu chứng khác nhau. Dễ nhận biết nhất trong khoảng thời gian đầu là hiện tượng trứng không rụng hoặc rụng không thường xuyên. Cũng vì sự rối loạn nội tiết tố cơ thể, hormone testosterone được sản sinh ra nhiều hơn và có thể biểu hiện ra ngoài với những triệu chứng điển hình như mọc nhiều lông mặt, nổi nhiều mụn, rụng tóc nhiều…

    Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang không chỉ có khả năng vô sinh mà còn đối diện với nhiều nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, kháng insulin, cao huyết áp, rối loạng lipid máu, các bệnh tim mạch…

    Cách điều trị 4 dạng PCOS phổ biến bằng thảo dược

    1. PCOS kháng insulin:

    Đây là dạng được tìm thấy sớm nhất và phổ biến nhất của PCOS. Khi mắc PCOS dạng này, nồng độ insulin và leptin trong cơ thể sẽ tăng cao ngăn cản quá trình trứng trưởng thành và rụng, đồng thời khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone testosterone hơn.

    Những yếu tố nguy cơ dẫn đến PCOS kháng insulin được xác nhận là đường, tình trạng béo phì, khói thuốc lá, những loại thực phẩm thuộc nhóm chất béo được dùng lại nhiều lần và tình trạng ô nhiễm môi trường.

    Điều trị cho người mắc PCOS kháng insulin:

    [​IMG]

    Bỏ hoặc giảm bớt đường trong khẩu phần ăn hàng ngày đối với người mắc PCOS kháng insulin.

    - Bỏ hoặc giảm bớt đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.

    - Không dùng dầu ăn được chiên lại nhiều lần.

    - Thực hiện chế độ giảm béo điều độ.

    - Tập luyện thể dục thể thao hoặc tăng cường những hoạt động vận động để tăng độ nhạy insulin.

    - Bổ sung thêm thuốc và thực phẩm giàu magie, acid lipotic và berberine.

    - Không dùng thuốc tránh thai như một giải pháp điều trị PCOS kháng insulin, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến độ nhạy insulin.

    Những biện pháp điều trị này chỉ làm giảm triệu chứng và phải mất từ 6-9 tháng để phục hồi.

    2. PCOS sau khi ngưng thuốc tránh thai:

    Thuốc tránh thai chỉ gây ức chế hiện tượng rụng trứng trong thời gian dùng thuốc. Sau khi ngưng dùng thuốc, mọi chuyện sẽ trở về bình thường.Thế nhưng, một số phụ nữ sau một thời gian ngưng thuốc vẫn không thấy trứng rụng. Khi đi siêu âm, hình ảnh PCOS xuất hiện.

    Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu xem liệu thuốc tránh thai có thực sự là một tác nhân dẫn đến PCOS hay không. Nếu thấy kinh nguyệt vẫn bình thường trở lại sau khi ngưng thuốc nhưng lại xuất hiện bất thường mụn trứng cá nên đi xét nghiệm để kết quả chính xác hơn.

    Điều trị:

    Nếu đã xác định nồng độ hormone luteinizing cao thì cách tốt nhất là nên điều trị bằng thảo dược. Bài thuốc tốt nhất là kết hợp cả cam thảo và hoa mẫu đơn nghiền nát như bột và uống.

    [​IMG]

    Cỏ ba lá đỏ (chastetree) và dâu chế dục (chasteberry) sẽ là lựa chọn tốt nhất cho người bị PCOS sau khi ngưng thuốc tránh thai.
    Trường hợp prolactin cao, cỏ ba lá đỏ (chastetree) và dâu chế dục (chasteberry) sẽ là lựa chọn tốt nhất. Lưu ý, nếu nồng độ hormone luteinizing cao dùng cỏ ba lá đỏ có thể khiến tình trạng thêm trở nặng.

    Tuy nhiên, vì cả hai cách kết hợp thảo dược trên đều tác động đến trục tuyến yên - buồng trứng, nên cần thiết không được dùng quá sớm hoặc dùng trong thời gian dài. Đồng thời, tránh sử dụng cho thiếu niên hoặc dùng chung với một loại thuốc ngừa thai. Nếu dùng sau khi ngưng thuốc tránh thai cần khoảng 3-4 tháng để kinh nguyệt có trở lại. Bên cạnh đó, cam thảo cũng không tốt cho người cao huyết áp.

    3. PCOS do viêm nhiễm:

    Viêm nhiễm là nguyên nhân dẫn đến PCOS dạng tiềm ẩn, bởi lẽ nó làm cản trở hiện tượng rụng trứng và kích thích nội tiết tố androgen vùng thượng thận.

    Dễ nhận biết với PCOS dạng này là tình trạng lặp đi lặp lại của những triệu chứng suy giảm miễn dịch: nhiễm trùng tái phát, bệnh về da, đau đầu, nhức xương khớp.

    Điều trị:

    [​IMG]

    Bổ sung nhiều magie để ổn định hormone tuyến thượng thận cho người mắc PCOS do viêm nhiễm.

    - Sống lạc quan, vui vẻ, giảm căng thẳng

    - Tránh phơi nhiễm nơi có những hóa chất độc hại.

    - Hạn chế những thực phẩm dẫn đến viêm như lúa mì, sữa và đường.

    - Bổ sung nhiều magie để ổn định hormone tuyến thượng thận

    - Thấm ruột bằng kẽm, berberine và chế phẩm sinh học là cách y học thường dùng.

    Thời gian điều trị PCOS do viêm nhiễm kéo dài từ 6-9 tháng.

    4. PCOS ẩn danh:

    Trong số các dạng PCOS, đây là dạng đơn giản hơn cả. Điều trị dạng này thông thường chỉ mất 3-4 tháng.

    Điều trị:

    [​IMG]

    Tránh dùng đậu nành và các chế phẩm từ đậu này vì nó có khả năng kháng estrogen và ngăn rụng trứng.

    - Tránh dùng đậu nành và các chế phẩm từ đậu này vì nó có khả năng kháng estrogen và ngăn rụng trứng.

    - Tăng cường bổ sung kẽm, iốt, và giảm tối đa những chất ngọt nhân tạo, nguyên nhân khiến insulin và leptin không thể truyền được tín hiệu.

    - Tăng cường dùng thức ăn tinh bột nếu từ trước đến nay bạn vẫn ít dùng tinh bột.

    - Xem xét khả năng thoái hóa tuyến giáp vì buồng trứng rất cần tới nội tiết tố tuyến giáp T3.



    Nguồn Mecuabe.com
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...